IV/ Khoảnh B-2-b: Tính toán dựa trên số liệu hố khoan HK1 công trình Trường Mầm non xã Yên Bình cũ (thuộc địa phận phường Tân Bình)
1.1. Nguyên tắc chung về thiết kế nền móng.
Nguyên tắc cơ bản trong công tác thiết kế nền móng bao gồm các công việc cụ thể sau [14]:
1.1.1. Các tài liệu cơ sở phục vụ công tác thiết kế nền móng
Để thiết kế nền móng cần có một số tài liệu, các tài liệu này có thể được chia ra làm 3 nhóm:
a. Nhóm tài liệu về đặc điểm công trình và diện tích xây dựng bao gồm: - Các bản vẽ thiết kế công trình xây dựng;
- Các tài liệu về điều kiện địa chất công trình khu vực xây dựng. b. Nhóm tài liệu về công trình được thiết kế.
c. Nhóm tài liệu về đặc tính kỹ thuật của vật liệu, công nghệ khoa học trong công tác sản xuất vật liệu, công nghệ thi công, thiết bị thi công và năng lực của các chủ thể tham gia khảo sát, thiết kế, thi công và quản lý dự án /công trình.
1.1.2. Các bước tính toán, thiết kế nền móng
a. Đánh giá đặc điểm kiến trúc, đặc điểm kết cấu công trình.
b. Đánh giá điều kiện địa chất công trình, địa chất thuỷ văn công trình. c. Phân tích lựa chọn giải pháp nền móng và độ sâu đặt móng.
d. Xác định tải trọng tác dụng xuống móng.
e. Tính toán nền móng theo các trạng thái giới hạn.
Nền nhà và công trình được tính toán theo trạng thái giới hạn thứ nhất (theo sức chịu tải, ổn định) và theo trạng thái giới hạn thứ hai (theo biến dạng).
Nhằm đảm bảo cho trị số tính toán N của tải trọng theo tổ hợp bất lợi
nhất xuống nền theo hướng nào đó không vượt quá sức chịu tải của nền theo
hướng đó:
tc
KN N
N /Ktc(Ktc là hệ số độ tin cậy)
* Tính toán nền theo trạng thái giới hạn thứ hai:
Nhằm khống chế biến dạng của công trình không vượt quá giới hạn cho phép để sử dụng công trình được bình thường, để nội lực bổ sung xuất hiện trong kết cấu siêu tĩnh do sự lún không đều gây ra không làm hư hỏng kết cấu.
Các điều kiện cần phải kiểm tra: S Sgh
S Sgh
i igh
Trong đó: S, S, i tương ứng là các giá trị độ lún tuyệt đối lớn nhất hoặc độ lún trung bình, độ lún lệch tương đối và độ nghiêng của các móng xác định theo tính toán; Sgh, Sgh igh là các giới hạn cho phép của các loại biến dạng tương ứng.
f. Thiết kế kết cấu móng.
g. Thiết kế xử lý nền (nếu cần).
i. Kiểm tra và khẳng định giải pháp thiết kế nền móng.
1.1.3. Công tác khảo sát địa kỹ thuật
a. Mục đích của khảo sát địa kỹ thuật:
- Làm sáng tỏ thế nằm, hình dạng của các lớp đất, đá trong cấu trúc nền đất dưới chân công trình;
- Xác định các chỉ tiêu vật lý, chỉ tiêu cơ học của các lớp đất, đá;
- Xác định mực nước dưới đất, sự biến đổi của mực nước dưới đất và đặc điểm của loại nước (có tính chất ăn mòn hay không).
b. Lựa chọn phương pháp khảo sát địa kỹ thuật.
Tùy thuộc loại công trình, tùy điều kiện địa lý mà có thể lựa chọn những phương pháp khảo sát phù hợp nhằm đáp ứng yêu cầu cho công tác thiết kế. Một số phương pháp khảo sát địa kỹ thuật thường được sử dụng:
- Đào thăm dò:
Đào thăm dò có thể là đào giếng thăm dò (khi chiều sâu > 12m), hầm thăm dò để nghiên cứu cấu tạo địa chất theo chiều sâu và chiều rộng để thí nghiệm hiện trường hoặc lấy mẫu đất, mẫu nước để thí nghiệm trong phòng.
- Khoan thăm dò:
Mục đích của việc khoan thăm dò là để nghiên cứu cấu tạo địa chất theo chiều sâu và theo diện, là để tiến hành một số thí nghiệm hiện trường trong lỗ khoan như xuyên tĩnh, xuyên tiêu chuẩn (SPT), cắt quay, thử bàn nén, lấy mẫu đất, mẫu nước phục vụ thí nghiệm trong phòng.
- Xuyên tĩnh:
Mục đích của xuyên tĩnh để làm cơ sở cho việc đánh giá độ chặt của cát, cường độ của đất nền, môđun biến dạng của đất và sức chịu tải của cọc.
- Xuyên động:
Kết quả của xuyên động dùng để đánh giá độ chặt của cát và cũng có thể xác định được các đặc trưng khác của nền.
- Xuyên tiêu chuẩn SPT:
Kết quả của xuyên tiêu chuẩn được dùng để đánh giá độ chặt của cát, xác định áp lực cho phép tác dụng lên nền cát phụ thuộc bề rộng đế móng và để xác định sức chịu tải của cọc.
- Thí nghiệm cắt quay hiện trường:
Phương pháp này xác định sức chống cắt của đất và lực dính kết Cw của đất (loại sét = 0). Từ lực dính kết Cw không thoát nước có thể xác định được độ nhạy của đất.
Phương pháp này chủ yếu phục vụ công tác xác định môđun biến dạng của các lớp đất.
- Thử bàn nén:
Phương pháp này dùng khi xác định môđun biến dạng tổng quát E của đất, cường độ của đất nền.
- Thí nghiệm trong phòng:
Công tác thí nghiệm trong phòng để xác định thành phần hạt, các chỉ tiêu vật lý, chỉ tiêu cơ học của đất; từ kết quả nhận được trực tiếp có thể xác định được các chỉ tiêu dẫn xuất và phân loại từng loại đất.
1.1.4. Yêu cầu đặc biệt của công trình
Một số yêu cầu đặc biệt của công trình như: chống thấm, chống ăn mòn của móng và tầng hầm. Khi có yêu cầu này cần phải có biện pháp xử lý phù hợp với điều kiện của công trình thiết kế.