Nhìn vào biểu sau, ta có thể thấy khái quát tình hình tài chính của công ty trong ba năm 2004, 2005 và 2006.
Biểu 5: Tình hình tài chính của Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình
(2005 - 2007)
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TT(%)
2006/2005 TT (%) 2007/2006 TT (%) 1. Tổng tài sản 150.806,8 100 191.149 100 232.40 2 100 26,75 21,58 1.1. Tài sản lưu động 123.933 52,66 164.043 46,4 203.99 7 87,78 32,38 24,36 1.1.1. Vốn bằng tiền 8.341 11.544 14.736 38,4 27,65 1.1.2. Tài sản lưu động khác 115.592 152.498 189.26 1 31,93 24,11
1.2. Tài sản cố định và đầu tư
dài hạn 26.873,8 47,34 27.106 53,6 28.405 12,22 0,86 4,79 2. Tổng nguồn vốn 53.644 100 58.896 100 63.048 100 9,75 7,05 2.1. Nợ phải trả 32.596 60,74 36.470 61,92 40.320 63,95 11,88 10,56 2.1.1. Nợ ngắn hạn 32.385 36.403 40.320 12,41 10,76 2.1.2. Nợ khác 211 67 - 68,25 - 100 2.2. Nguồn vốn chủ sở hữu 21.068 39,26 22.426 38,08 22.728 36,05 6,45 1,35 2.2.1. Vốn ngân sách cấp 16.120 18.757 20.384 16,36 8,67 2.2.2. Vốn tự bổ sung 4.948 3.669 2.344 - 25,85 - 36,11
Qua bảng trên ta thấy tổng tài sản của công ty tăng dần: năm 2005 là 150.806,8 triệu đồng; năm 2006 là 191.149 triệu đồng và đến năm 2007 tổng tài sản của công ty đã tăng đến 232.402 triệu đồng. Tuy nhiên, lượng tăng này có xu hướng giảm dần: năm 2006 tăng 26,75% so với năm 2005; năm 2007 tăng 21,58% so với năm 2006. Tổng nguồn vốn của công ty cũng tăng nhưng không đáng kể. Năm 2005 là 53.644 triệu đồng, năm 2006 là 58.896 triệu đồng, năm 2007 là 63.048 triệu đồng.
Năm 2007, nợ phải trả tăng lên khá nhiều tới 10,56% so với năm 2006. Điều này chứng tỏ trong năm 2007 công ty tập trung vay vốn để đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tuy nhiên mức độ tăng như thế là quá cao cần phải điều chỉnh và công ty cần chú ý hơn tới việc thanh toán các khoản công nợ, sử dụng vốn của mình để mang lại hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh và giảm bớt sự phụ thuộc vào các khoản nợ.
Nguồn vốn chủ sở hữu tăng 1,35% trong đó vốn ngân sách cấp tăng 8,67% thì vốn tự bổ sung giảm 36,11%, năm 2006 vốn ngân sách cấp tăng 16,36% và vốn tự bổ sung giảm 25,85%. Như vậy công ty còn phụ thuộc nhiều vào ngân sách, nên tự mình vận động để có thể đứng vững và theo kịp sự phát triển của dất nước.
Năm 2006 vốn chủ sở hữu của công ty chỉ chiếm 38,08% trong khi nợ phải trả chiếm 61,92%, năm 2007 tỷ lệ tương ứng là 36,05% và 63,95%. Điều này chứng tỏ khả năng tự chủ và khả năng thanh toán của công ty là thấp. Vì vậy đã ảnh hưởng đến khả năng tăng lợi nhuận của công ty trong năm 2007. Công ty cần phải điều chỉnh lại sao cho phù hợp hơn và nên nâng cao khả năng tự chủ về tài chính của mình. Có như vậy công ty mới có thể dứng vững trên thương trường và đạt được mục tiêu chiếm lĩnh thị trường.
Để có thể hiểu rõ hơn về tình hình tài chính và khả năng thanh toán của công ty, chúng ta cần phân tích một số chỉ tiêu sau:
Biểu 6: Một số chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của Công ty cổ
phần lương thực Hà Sơn Bình (2005 - 2007)
Đơn vị: lần
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Tỷ suất tài trợ 0,393 0,381 0,365
Hệ số nợ 0,263 0,222 0,189
Tỷ suất thanh toán hiện hành 3,827 4,506 5,238
Tỷ suất thanh toán tức thời 0,257 0,317 0,481
Tỷ suất đầu tư 0,178 0,142 0,119
Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình (2005 - 2007)
Nhìn vào bảng trên ta thấy rằng:
Tỷ suất tài trợ của công ty năm 2005 đạt 0,393. Như vậy mức độ độc lập tài chính của công ty vẫn còn hạn chế, vốn chủ sở hữu vẫn còn nhỏ so với tổng số vốn của công ty. Năm 2006, tỷ suất tài trợ giảm đi còn 0,381, năm 2007 giảm xuống còn 0,365. Có thể nói rằng tình hình tài chính của công ty không khả quan lắm, số vốn chủ sở hữu có tăng lên nhưng không đáng kể so với sự tăng lên của các khoản nợ. Nguồn vốn của công ty chủ yếu là vốn vay trong đó vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao.
Chính vì tỷ suât tài trợ tăng, các khoản công nợ tăng lên đã làm cho hệ số nợ của công ty giảm đi, năm 2005 là 0,263; năm 2006 là 0,222 và năm 2007 giảm xuống còn 0,189. Tuy hệ số nợ giảm đi nhưng sẽ vẫn gây khó khăn cho công ty trong thời gian tới nếu như công ty tiếp tục huy động tiền vay để tiến hành đầu tư sản xuất kinh doanh.
Tuy hệ số nợ cao nhưng tỷ suất thanh toán hiện hành của công ty lại tương đối khả quan. Khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty
không gặp nhiều khó khăn, tiền mặt và một số tài sản lưu động có khả năng chuyển đồi thành tiền đủ dể công ty thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Điều này chứng tỏ công ty luôn luôn cố gắng đảm bảo tình hình tài chính ổn định và chú trọng đến vấn đề nợ ngắn hạn của mình. Điều này là rất tốt, nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công ty giữ được uy tín trong việc huy động tiền vay ngắn hạn từ ngân hàng. Tuy nhiên, tỷ suất thanh toán tức thời lại chứng tỏ rằng khả năng thanh toán công nợ còn gặp nhiều khó khăn. Năm 2005 tỷ suất thanh toán tức thời là 0,317; sang năm 2007 đã tăng lên là 0,481 tức là tăng trên 50%. Như vậy vốn bằng tiền của công ty chiếm tỷ trọng nhỏ trong khi các tài sản khác như dự trữ (tồn kho), các khoản phải thu lại chiếm tỷ ttrọng lớn. Do đó để thanh toán được công nợ, công ty phải bán gấp hàng hoá, sản phẩm của mình, đẩy mạnh thu hồi các khoản nợ phải thu để giảm bớt tỷ lệ vốn của công ty bị chiếm dụng và đáp ứng khả năng thanh toán ngay.
Tỷ suất đầu tư của công ty năm 2007 là 0,119; năm 2006 là 0,142; năm 2005 là 0,178. Nhìn chung tỷ suất này biến động không nhiều và giảm dần qua các năm phù hợp với hướng phát triển của công ty.
Với tình hình tài chính như vậy là phù hợp với thực tế phát triển theo chiều sâu của công ty hiện nay, song nó cũng thể hiện sự chưa tự chủ về mặt tài chính. Công ty nên tăng lượng vốn chủ sở hữu thông qua tăng vốn bổ sung từ đó giảm dần tỷ trọng nợ phải trả. Có như vậy tài chính của công ty mới độc lập và công ty mới đứng vững vàng trong điều kiện hội nhập hiện nay.