Các nhà máy xử lý nước

Một phần của tài liệu Hệ thống cấp nước và công tác quản lý hệ thống cấp nước ở Thành phố Hải Phòng - Thực trạng và giải pháp (Trang 39 - 42)

II. Hiện trạng hệ thống cấp nước và công tác quản lý cấp nước ở thành

2.Các nhà máy xử lý nước

Sản lượng nước trung bình của Công ty Cấp nước Hải Phởng mức khoảng 115.200m3/ngày và sản lượng của cả năm là 110.500m3/ngày. Tỷ lệ nước không có doanh thu chiếm khoảng 40% tổng sản lượng. Toàn bộ nước sản xuất vào khoảng 80% lượng nứoc tiêu thụ được đo qua đồng hồ nên những số liệu có thể đựơc coi là đáng tin cậy. Tỷ lệ nước không có doanh thu thay đổi ở các vùng phân phối khác nhau. Tại các khu vực đã cải tạo trong nội thành tỷ lệ nước không có doanh thu chiếm khoảng 20 – 25% tổng sản lượng nước sản xuất, còn tại các khu vực yếu kém như Vật Cách, Kiến An thì tỷ lệ này có thể lên tới 70 – 80%.

Nhà máy nước Công suất thiết kế (m3/ngày) Sản lượng trung bình (m3/ngày) Năm vận hành An Dương Cầu Nguyệt Vật Cách Đồ Sơn Sông He 100.000 60.000 11.000 5.000 Dùng nước thô 100.000 40.000 11.000 5.000 800 1962, 1973 1977, 1979 1988 1964 Tổng công suất 176.000 156.800

Nguồn: Công ty cấp nước Hải Phòng

Nhà máy nước An Dương: Công suất sản suất đạt 100.000m3/ngày trong tháng 9 đầu năm 2004. Nhà máy nước An Dương đang đã cải tạo và mở rộng nhà máy theo dự án Cấp nước và Môi trường Hải Phòng giai đoạn 1A bằng vốn vay của Ngân hàng thế giới. Hiện tại nhà máy đang được vận hành với công suất được mở rộng là 100.000m3/ngày. Các hạng mục công trình đều được cải tạo đảm bảo cá chỉ tiêu kỹ thuật. Sơ đồ dây chuyền công nghệ sau:

Châm phèn

Hồ chứa tam giác Bể phản ứng Hồ lắng Trạm bơm dâng Bể lọc nhanh Bể chứa Trạm bơm nước sạch

Khử trùng bằng clo

Nhà máy nước Cầu Nguyệt: Công suất sản xuất khoảng 14.000 – 15.000m3/ngày, thấp hơn công suất thiết kế rất nhiều. Hiện tại nhà mày nước Cầu Nguyệt đang vận hành không đúng như công suất thiết kế, các hạng mục công trình do không được vận hành thường xuyên nên bị xuống cấp nghiêm trọng đặc biệt là khu xử lý công suất 20.000m3/ng, hầu hết các thiết bị và đường ống đã bị hỏng nặng không đảm bảo kỹ thuật và hầu như không có khả năng phục hồi duy chỉ còn lại khu xử lý 40.000m3/ng đang được vận hành và cũng không hết công suất.

Nhà máy nước Vật Cách: Công suất thiết kế là 11.000m3/ngày, hiện tại nhà máy chỉ đạt sản lượng trung bình 5.700m3/ngày, do tỷ lệ nước thất thoát lớn tại mạng lưới. Nguyên nhân chính là do chưa có đầy đủ hệ thống phân phối cấp 2 và cấp 3, các hộ dân chủ yếu được đấu trực tiếp vào tuyến ống truyền dẫn. Nhà máy hoạt động theo sơ dồ dây chuyền công nghệ sau:

Chất keo tụ

Hồ chứa Trạm bơm nước thô Bể trộn Bể phản ứng Bể lắng ngang Bể lọc nhanh Bể chứa Trạm bơm nứơc sạch

Nhà máy nước Vật Cách: đã được tài trợ theo chương trình của tổ chức nhà thờ thế giới và được thiết kế theo kiểu hiện đại và đưa vào sử dụng năm 1988. Những khiếm khuyết nhỏ đã được khắc phục trong quá trình vận hành do vậy các công trình của nhà máy được đánh giá là tốt nhất.

Nhà máy nước Đồ Sơn: cấp nước cho thị xã Đồ Sơn và các nhà nghỉ, khách sạn du lịch. Công suất của nhà máy được mở rộng từ 1.000m3/ngày lên 5.000m3/ngày. Hiện tại các công trình nhà máy đang hoạt động bình thường song nhà máy chỉ hoạt động mang tính chất tình thế để phục vụ cho mùa du lịch, chất lượng nước sau xử lí không đảm bảo, mặt khác nguồn nước thô rất hạn chế cả về chất lượng và lưu lượng nên việc đầu tư xây dựng nhà máy mới có công suất và chất lượng phù hợp với thay thế nhà máy cũ là việc cần thiết, và phù hợp với nhu cầu ngày càng tăng của xã hội.

Trạm bơm nước sông He: chủ yếu cung cấp nước thô cho nhà máy nước Đồ Sơn và phục vụ dân khu vực dọc đường Hải Phòng - Đồ Sơn. Việc xử lí nước rất hạn chế ( chỉ có trộn phèn vào nước tại cửa thu nước cho lắng sơ bộ trước khi cung cấp cho dân ). Chất lượng nước nguồn bị nhiễm mặn nặng và bất kì trường hợp nào cũng không đảm bảo làm nước thô phục vụ cho cấp nước. Chính vì vậy việc xây dựng một nhà máy mới để cung cấp nước cho khu vực này và khu vực Đồ Sơn là cần thiết.

Một phần của tài liệu Hệ thống cấp nước và công tác quản lý hệ thống cấp nước ở Thành phố Hải Phòng - Thực trạng và giải pháp (Trang 39 - 42)