Xây dựng nhà máy nước Hoà Bình Giải pháp nâng cao công tác quản lý hệ thống cấp nước thành phố Hải Phòng

Một phần của tài liệu Hệ thống cấp nước và công tác quản lý hệ thống cấp nước ở Thành phố Hải Phòng - Thực trạng và giải pháp (Trang 56 - 61)

quản lý hệ thống cấp nước thành phố Hải Phòng

Trước nhu cầu cấp bách về xây dựng một hệ thống cấp nước mới thay thế cho hệ thống cũ tại khu vực nghiên cứu với chất lượng nước không đảm bảo và sự gia tăng nhu cầu dùng nước tại khu vực đường 353, đường 355 và thị xã Đồ Sơn, công ty Cấp nước Hải Phòng đã trình đề cương xin vốn ngân sách Nhà nước để đầu tư xây dựng nhà máy nước Hoà Bình. Song để sớm có vốn xây dựng các hạng mục công trình, công ty Cấp nước Hải Phòng đã để xuất phương án sử dụng vốn khấu hao của công ty để đầu tư trước cho Dự án, khi nhà nước cân đối được ngân sách vốn đầu tư đó sẽ trả lại cho công ty để công ty Cấp nước đầu tư mở rộng vùng phục vụ cấp nước tại các khu vực khác.

1. Xác định tổng vốn đầu tư, suất đầu tư

1.1. Tổng vốn đầu tư

Khái toán vốn đầu tư được xác lập trên cơ sở mặt bằng giá và các quy định của nhà nước.

Tổng vốn đầu tư xây dựng nhà máy nước Hoà Bình là 63,483 tỷ VNĐ

và được phân bổ theo các hạng mục sau:

- Công trình thu + trạm bơm nước thô : 6,5 tỷ VNĐ

- Khu xử lý : 44,408 tỷ VNĐ

- Dự phòng phí : 5,771 tỷ VNĐ

Trong đó giá trị xây lắp là 44,932 tỷ VNĐ; thiết bị là 5,915 tỷ VNĐ và chi phí khác là 12,568 tỷ VNĐ (kể cả phí dự phòng).

1.2. Suất đầu tư

Suất đầu tư để xây dựng nhà máy nước Hoà Bình là:

S = 63.483 triệu đồng / 15.000m3 = 4,232 triệu VNĐ/m3

2. Xác đinh giá thành vận hành và quản lý hệ thống sản xuất nước

2.1. Chi phí vật tư trực tiếp

Bảng 12: Chi phí vật tư trực tiếp

STT Loại chi phí Mức tiêu thụ

hàng năm Đơn giá

Thành tiền (Tr. VNĐ)

1 Điện năng 1.788.135kW 825đ/kW 1.475

2 Phèn. Bình quân 25g/m

3 (Công

suất nước thô 16.500m3/ngày) 150.562kg 2.000đ/kg 301 3 Clo. Bình quân 2g/m

3 (Công

suất nước thô 16.500 m3/ngày) 12.045kg 10.500đ/kg 126 4

Xút. Bình quân 25g/m3 (Dự kiến tổng thời gian sử dụng xút khoảng 90 ngày/năm )

37.152kg 3.500đ/kg 130

Tổng 2.032

Tr.đ/năm

Nguồn: UBND thành phố Hải Phòng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2. Chi phí nhân công trực tiếp

Ngoài số cán bộ nhân viên hiện có, để quản lý và điều hành hệ thống mới với công suất tổng là 15.000m3/ngày, cần phải thêm nhân viên để quản lý khu xử lý nước mặt, quản lý phần mạng nước sạch mới phát triển,

thu tiền nước, nhân viên thí nghiệm, đội ngũ duy tu bảo dưỡng, … Tổng số nhân viên cần tăng thêm dự kiến là 30 người. Chi phí tiền lương, phụ cấp, bảo hiểm, … lấy theo chi trả trung bình của công ty Cấp nước Hải Phòng tháng 9/2005 là:

1.200.000 đồng/người – tháng x 12 tháng x 30 người = 432 Tr.đ/năm 2.3. Chi phí sản xuất khấu hao tài sản cố định của dự án

Chi phí khấu hao tài sản cố định của dự án: Tính theo quyết định 166/TC – ĐTXD ngày 31.12.1999 của Bộ Tài chính:

• Thiết bị : 8 năm

• Đường ống ngang : 30 năm

• Đường ống nhựa : 15 năm

• Nhà cửa vật kiến trúc: 20 năm

• Chi khác : 8 năm - Thiết bị: 5.983 Tr.đ

Mức khấu hao: 5.983 Tr.đ/ 8 năm = 748 Tr.đ/năm - Đường ống: 9.000 Tr.đ

Mức khấu hao: 9.000 Tr.đ/30 năm = 300 Tr.đ/năm - Nhà cửa vật kiến trúc: 44.932 Tr.đ

Mức khấu hao: 44.932Tr.đ/ 20 năm = 2.247 Tr.đ/năm - Chi khác: 12.568Tr.đ

Mức khấu hao: 12.568Tr.đ/ 8 năm = 1.571 Tr.đ/năm Tổng chi phí khấu hao tài sản hàng năm là:

C = 748 + 300 + 2.247 +1.571 = 4.866 Tr.đ/năm. 2.4. Khấu hao tài sản cố đinh của công ty: lấy 1,5% /năm

Tài sản cố định công ty Cấp nước tại năm 2002 là 293 tỷ VNĐ, trong đó tài sản của dự án 1A là 54 tỷ, tài sản cũ của công ty là 239 tỷ. Dự tính đầu năm 2003 dự án 1A sẽ được đưa vào sử dụng, song dự án vẫn còn

trong thời gian ân hạn do vậy không tính phần tài sản của dự án 1A trong phần khấu hao tài sản cố định.

Mức khấu hao: 239.000 Tr.VNĐ x 1,5%/năm = 3.855 Tr.VNĐ/ năm 2.5. Dự kiến khấu hao phần mạng lưới phân phối

Trong dự án đầu tư xây dựng nhà máy nước Hoà Bình không đầu tư phần mạng lưới, song để đảm bảo tính hợp lý của dự án, tư vấn đánh giá kinh phí để xây dựng mạng lưới như sau:

- Phần hệ thống mạng truyền dẫn khu vực dự án sẽ sử dụng hệ thống mạng truyền dẫn hiện có và đã tính khấu hao trong phần 2.4, khấu hao tài sản cố định của công ty Cấp nước Hải Phòng.

- Riêng phần mạng lưới phân phối, hệ thống ống và phu tùng để cấp nước vào từng hộ gia đình và các loại hình tiêu thụ khác sẽ được tính toán theo kinh nghiệm của công ty Cấp nước như sau: hệ thống đường ống cấp nước cho một hộ gia đình có giá thành là 3 triệu đồng/hộ, một hộ công nghiệp, dịch vụ và thương mại là 7 triệu đồng/ doanh nghiệp và các cơ quan hành chính là 4 triệu đồng /cơ quan.

Từ tính toán nhu cầu dung nước ở trên, khái toán kinh phí cho toàn bộ hệ thống phân phối được tính trong bảng sau:

Bảng 13: Khái toán hệ thống phân phối trong khu vực dự án

Các hộ tiêu thụ Số lượng đầu máy Đơn giá

(đồng) Giá thành (đồng) Nước sinh hoạt (SH)

Nước công nghiệp

18.850 hộ 28 doanh nghiệp 3.000.000 7.000.000 56.550.000.000 196.000.000

Nước thương mại Cơ quan và các mục đích khác Tổng 20 khách sạn 18 cơ quan 7.000.000 4.000.000 140.000.000 72.000.000 56.958.000.000

Nguồn: Phòng cấp nước của thành phố Hải Phòng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khấu hao phần mạng phân phối tạm tính là: 56.958 Tr.đ/15 năm = 3.797 Tr.đ/ năm Tổng hợp các khoản chi phí hàng năm là:

2.032Tr + 432 Tr + 4.866 Tr + 3.855 Tr + 3.797 Tr = 14.982 Tr.đ/ năm Giá thành sản xuất nước

Giá thành sản xuất 1m3 nước:

14.982.000.000 đ 15.000 x 365 Giá thành sản xuất 1m3 nước.

(Tính với tỷ lệ thất thoát, thất thu 25%): 3.420 đ/m3

3. Kiến nghị giá bán nước

Hiện nay, công ty Cấp nước Hải Phòng đang áp dụng các giá bán nước như sau:

- Nước sinh hoạt cho các hộ dân, cơ quan hành chính sự nghiệp, lực lượng vũ trang, trường học, bệnh viện với giá 2.500 đ/m3 từ 1 – 4 m3/ hộ/tháng và lớn hơn 4m3/hộ tháng là 3.000 đ/m3.

- Nước cho công nghiệp là 3.700 đ/m3

- Nước cho thương mại và dịch vụ là 6.700 đ/m3.

- Ngoài ra tất cả các khách hàng đều phải nộp thêm 200 đ/m3 cho lệ phí thoát nước.

Như vậy, giá bán nước hiện nay của công ty Cấp nước Hải Phòng tương đối phù hợp so với các công ty cấp nước trên toàn quốc. Xong để có cơ

sở cho các dự án mới và có lợi nhuận trong kinh doanh, tư vấn chúng tôi kiến nghị giá bán nước sẽ tăng đều theo chu kỳ 3 năm, bắt đầu từ năm công trình của dự án được đưa vào sử dụng với mức độ tăng như sau:

Giá nước sinh hoạt từ 2.500 đ/m3 sau 3 năm công trình đưa vào sử dung sẽ lên 3.000 đ/m3, sau 3 năm vận hành tiếp theo lên 3.500 đ/m3, sau 3 năm cuối tăng lên 4.000d/m3, đây là mức giá cuối cùng của nước sinh hoạt.

Giá nước công nghiệp từ 3.700 đ/m3 sau 3 năm công trình đưa vào sử dụng sẽ lên 4.200 đ/m3, sau 3 năm vận hành tiếp theo lên 4.600 đ/m3, sau 3 năm cuối tăng 5.000 đ/m3, đây là mức giá cuối cùng của nước công nghiệp.

Giá nước dịch vụ và thương mại từ 6.700 đ/m3 sau 3 năm công trình đưa vào sử dụng sẽ lên 7.000 đ/m3, sau 3 năm vận hành tiếp theo lên 7.300 đ/ m3, sau 3 năm cuối tăng lên 7.500 đ/m3, đây là mức giá cuối cùng của nước thương mại và dịch vụ.

Đây là dự kiến giá bán nước của công ty Cấp nước Hải Phòng nhằm mục đích cân đối lại giá nước giữa các khách hàng. Trên cơ sở cơ cấu giá bán nước cho các đối tượng, dự kiến giá bán nước khi đưa nhà máy Hoà Bình vào vận hành phù hợp với giá bán nước của thành phố Hải Phòng tại thời điểm đó. Giá bán nước tạm tính cho sinh hoạt là 3.000 đ/m3, là giá bán nước bình quân cho cả sinh hoạt, thương mại, công nghiệp là 3.200 đ/m3. Đây cũng là giá nước được áp dụng khi nhà máy nước Hoà Bình đưa vào vận hành .

Một phần của tài liệu Hệ thống cấp nước và công tác quản lý hệ thống cấp nước ở Thành phố Hải Phòng - Thực trạng và giải pháp (Trang 56 - 61)