CHƯƠNG V
PHÂN TÍCH TÍNH KINH TẾ - KỸ THUẬT - MÔI TRƯỜNGV.1. Kinh Tế V.1. Kinh Tế
Cả hai phương án thiết kế hệ thống xử lí nước thải sinh hoạt cho khu dân cư Phú Xuân – Cotec huyện Nhà Bè, hầu hết các công trình tương tự nhau nhưng trong đó có sự thay đổi công trình xử lý sinh học( bể lọc sinh học hai bậc nối tiếp được thay thế bằng bể sinh học Arotank và bể lắng II)
Phương án 1:
Công trình xử lí sinh học là bể lọc sinh học 2 bậc nối tiếp, bể có cấu tạo đơn giản, dễ vận hành, diện tích chiếm dụng nhỏ, có cấu tạo hình chữ nhật và được xây dựng bằng bê tông cốt thép. Trong bể bố trí hệ thống phối khí là dàn đĩa tán Diffuser khí nằm ở dưới đáy bể. Dự toán giá thành xây dựng và thiết bị trong bể khoảng 1,4 tỷ.
Phương án 2:
Công trình xử lý sinh học đó là bể Aerotank, bể có cấu tạo tương đối đơn giản, có cấu tạo là hình khối chữ nhật, được xây dựng bằng bêtông cốt thép, diện tích mặt bằng chiếm dụng tương đối lớn. Trong bể được bố trí hệ thống phân phối khí với các đường ống phân phối khí và các thiết bị phân phối khí đó chính là các đĩa Diffuser. Dự toán giá thành xây dựng và thiết bị trong bể khoảng 1,6tỷ.
Nhận xét:
So sánh giá thành của hai phương án ta thấy phương án 1 có giá thành thấp hơn rất nhiều so với phương án 2. Mặt khác diện tích chiếm dụng mặt bằng của phương án 1 cũng nhỏ hơn phương án 2. Do đó xét đến khía cạnh kinh tế phương án một sẽ được xét duyệt để đầu tư xây dựng nhằm đáp ứng kinh tế của nhà đầu tư và tiết kiệm được mặt bằng.
V.2. Kỹ Thuật
Cả hai phương án đều áp dụng biện pháp xử lý sinh học hiếu khí. Tuy nhiên cấu tạo của hai công trình hoàn toàn khác nhau. Theo phương án 1 thì công trình xử lý sinh học là bể lọc sinh học 2 bậc nối tiếpø và phương án 2 thì công trình xử lý sinh học là bể Aerotank
Phương án 1:
Aùp dụng phương pháp xử lý sinh học hiếu khí chủ yếu là dựa vào quá trình sục khí nhân tạo(nhờ hệ thống giàn đĩa phân phối khí) được đặt ở đáy bể. Lắp ráp thiết bị và vận hành tương đối đơn giản. Nhờ có hệ thống sục khí liên tục từ đáy bể đảm bảo nhu cầu oxy cho các vi sinh vật bám dính trên lớp vật liệu lọc phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải tạo thành các hợp chất vô cơ không độc. Bể lọc sinh học có tính thẩm mỹ môi trường cao, với nồng độ ô nhiễm của nước thải sinh hoạt thì việc sử dụng biện pháp xử lý sinh học ở bể lọc sinh học là rất thích hợp. Nước thải sau khi ra khỏi bể lọc sinh học đạt tiêu chuẩn môi trường theo TCVN
Phương án 2:
Aùp dụng phương pháp xử lý sinh học hiếu khí chủ yếu là dựa vào quá trình sục khí nhân tạo(nhờ hệ thống giàn đĩa phối khí) được đặt ở đáy bể. Lắp ráp thiết bị và vận hành tương đối phức tạp, phải thường xuyên sục rửa các đĩa sục khí để hiệu quả phân phối khí tốt và luôn ổn định nhằm đạt hiệu quả xử lý cao. Dưới tác dụng của quá trình sục khí này thì hầu hết các chất hữu cơ trong nước thải tạo thành những bông bùn hoạt tính và kết lắng ở bể lắng 2. hiệu suất làm việc của bể Aerotank khá cao khoảng 70490%. Tuy nhiên so với phương án 1 phương án 2 sau bể sinh học Arotank cần có thêm bể lắng 2 phải tốn thêm diện tích và sự thay thế không đồng bộ nhiều bể gặp niều khó khăn cho người vận .
Nhận xét:
So sánh về mặt kỹ thuật của hai phương án ta thấy hiệu quả xử lý của hai công trình tương đối tốt. Quản lý vận hành thì cũng tương đồng với nhau tuy vậy về mặt kỹ thuật thì mặt ưu vẫn chon bể lọc sinh học (phương án 1).
V.3. Môi Trường
Mục đích của hai phương án là xử lý nước thải sinh hoạt của khu dân cư Phú Xuân-Cotec nhằm đạt tiêu chuẩn môi trường ở Mức II, theo TCVN 6772-2000. Theo hiệu quả xử lý như đã trình bày thì cả hai phương án vẫn đáp ứng điều kiện này. Tuy nhiên, trong phương án một sử dụng bể lọc sinh học có tính vệ sinh và tính thẩm mỹ cao hơn bể Arotank trong phương án 2
Nhận xét chung:
Theo so sánh cả 3 mặt về kinh tế, kỹ thuật và môi trường thì ta đều thấy công trình sinh học xử lý hiếu khí là bể lọc Biofin thì vẫn hơn hẳn so với công trình xử lý là bể Arotank. Vậy ta thấy tính khả thi của bể lọc sinh học Biofin là cao hơn nên ta chọn bể Biofin(phương án 1) để áp dụng cho việc xây dựng trạm xử lý nước thải sinh hoạt cho khu dân cư Phú Xuân-Cotec huyện Nhà Bè.
Chương VI