Khái quát về quá trình hình thành và hoạt động của Sở Tài nguyên Mô

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất Hà Nội (Trang 35 - 39)

nguyên Môi trường và Nhà đất Hà nội.

2.1.1 Tổng quan về Sở Tài nguyên môi trường và Nhà đất Hà nội

Sở Tài nguyên môi trường và Nhà đất Hà Nội trước 1995 là Sở Quản lý ruộng đất trải qua các lần đổi tên:

- Từ năm 1995 – 1999: Sở Địa chính.

- Từ năm 2000 – 2003: Sở Địa chính – Nhà đất.

Đến năm 2003 UBND Thành phố Hà Nội quyết định hợp nhất sở Địa chính – Nhà đất Hà Nội và các tổ chức thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường thành Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất Hà Nội

Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất Hà Nội là cơ quan chuyên môn giúp UBND Thành phố thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về Tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thủy văn, đo đạc, bản đồ, quản lý nhà ở và công sở trên địa bàn thành phố Hà Nội.12

Sở Tài nguyên môi trường và Nhà đất Hà Nội chịu sự chỉ đạo trực tiếp của UBND Thành phố, đồng thời chịu sự chỉ đạo, quản lý về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng và các Bộ, Ngành có liên quan; chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Trụ sở cơ quan đặt tại: 18 Đường Huỳnh Thúc Kháng, quận Đống Đa, thành Phố Hà Nội.

Các lĩnh vực quản lý

- Quản lý tài nguyên đất: xây dựng quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, thực hiện quản lý nhà nước về tài nguyên đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Thực hiện quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước và khí tượng thủy văn ở Thành phố Hà Nội

- Quản lý nhà nước về môi trường: tham mưu cho thành phố các chính sách, biện pháp bảo vệ môi trường ở Hà Nội. Phối hợp với các ngành, các cấp hướng dẫn, tuyên truyền giáo dục công dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường ở Hà Nội.

- Quản lý đo đạc bản đồ: Thực hiện công tác quản lý các hoạt động đo đạc bản đồ trên địa bàn Hà Nội, theo dõi, giám sát, kiểm tra việc xuất bản, phát hành các sản phẩm bản đồ trên địa bàn thành phố

- Quản lý nhà ở công sở: Quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả nhà ở, công thự, trụ sở làm việc thuộc sở hữu nhà nước do thành phố quản lý.

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Sở TNMT&NĐHN

Nguồn: “http://www.tnmtnd.gov.vn”

Các phòng, Ban chuyên môn nghiệp vụ

Phó giám đốc 1 Phó giám đốc 2 Phó giám đốc 3 Phó giám đốc 4

Phòng Tổ Chức Hành Chính Phòng Kế hoạch Tổng hợp Phòng chính sách Đất & Nhà Phòng Đăng kí TK & ĐĐBĐ Phòng Quản lý Địa chính Nhà đất Phòng Quản lý Tài nguyên & Đầu tư Phòng Quản lý Môi trường KT & TV Ban 61/ CP Thanh tra Tài nguyên MT & NĐ Ban Quản lý Dự án các CTĐC Ban Quản lý Dự án thuộc nguồn vốn ngân sách cấp Trung tâm Giao dịch Bất động sản Trung tâm Quan trắc & phân tích Tài nguyên Môi trường Giám đốc cơ sở Văn phòng Đăng ký Đất & Nhà Hà Nội Quỹ Bảo vệ môi Trường Công ty Quản lý & Phát triển Nhà

+ Phòng Tổ chức hành chính (gồm cả bộ phận tài chính kế toán). + Phòng Kế hoạch - Tổng hợp.

+ Phòng Chính sách Đất và Nhà.

+ Phòng quản lý môi trường khí tượng thủy văn. + Phòng Quản lý Địa chính - Nhà đất.

+ Phòng Thanh tra .

+ Phòng đăng ký, thống kê đo đạc bản đồ + Phòng quản lý tài nguyên và đầu tư

Ngoài các phòng chuyên môn nghiệp vụ nói trên, Sở còn có một số Ban nghiệp vụ để giải quyết các công việc có liên quan đến công tác tiếp nhận và bán nhà, cấp Giấy chứng nhận quyền sử hữu nhà ở và sử dụng đất ở tại đô thị, quản lý các dự án thuộc lĩnh vực hoạt động chuyên ngành...

+ Ban 61/CP, thực hiện giải quyết các công việc có liên quan đến công tác tiếp nhận và bán nhà thuộc sở hữu nhà nước theo Nghị định 61/CP ngày 5-7-1994 của Chính phủ.

+ Ban quản lý dự án các công trình địa chính, thực hiện các dự án đầu tư về công tác đo đạc và bản đồ cho Thành phố.

Các đơn vị trực thuộc khác:

+ Văn phòng Đăng ký Đất và Nhà Hà Nội

+ Ban quản lý dự án thuộc nguồn vốn Ngân sách đầu tư xây dựng nhà ở, thực hiện các dự án theo chính sách phát triển nhà ở của Thành phố. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Quỹ bảo vệ môi trường + Công ty quản lý và phát triển

+ Trung tâm quan trắc và phân tích tài nguyên môi trường + Trung tam giao dịch Bất động sản

2.1.2 Các loại TTHC tại Sở TNMT & NĐ Hà Nội

Với 4 lĩnh vực là quản lý tài nguyên đất, quản lý Nhà nước về môi trường, quản lý đo đạc bản đồ, quản lý nhà ở công sở. Các TTHC tại Sở Tài nguyên môi trường và Nhà đất Hà Nội rất đa dạng. Sau khi đã rà soát, điều chỉnh và xây dựng lại từ 63 thủ tục nay chỉ còn 30 TTHC liên quan đến các lĩnh vực quản lý và giải quyết của Sở đó

là:

1. Thủ tục cấp phép khảo sát khoáng sản: 2. Thủ tục về cấp phép thăm dò khoáng sản 3. Thủ tục xin phê duyệt trữ lượng khoáng sản 4. Thủ tục về cấp phép khai thác khoáng sản 5. Thủ tục cấp phép chế biến khoáng sản

6. Thủ tục thỏa thuận, cấp phép thăm dò nguồn nước

7. Thủ tục cấp phép, kha thác nước, xả nước thải vào nguồn nước 8. Thủ tục cấp phép hành nghề khoan nước dưới đất.

9. Thẩm định Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, thẩm định và phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường và Báo cáo đánh giá tác động môi trường bỏ sung

10. Xác nhận việc thực hiện các yêu cầu của quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Báo cáo tác động môi trường bổ sung.

11. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện bảo vệ môi trường trong kinh doanh hóa chất 12. Thủ tục hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, ký hơp đồng thuê đất, bàn giao mốc giới và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

13. Chuyển nhượng, đăng kiểm hợp đồng thuê nhà ở của Nhà nước 14. Cấp phép xây dựng, cải tạo nhà, thuộc nhà thuê của Nhà nước 15. Chuyển đổi công năng sử dụng nhà thuê của Nhà nước

16. Bán nhà cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở tại Hà Nội. 17. Bàn giao tiếp nhận quỹ nhà ở phục vụ di dân giải phóng mặt bằng trên địa bàn Thành phố

18. Bán nhà chung cư tại các dự án phát triển nhà 19. Bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước

20. Hỗ trợ người hoạt động cách mạng từ trước cách mạng tháng 8/1945 cải thiện nhà ở

21. Tiếp nhận nhà do cơ quan tự quản chuyển giao

22. Xác lập quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho hộ gia đình, cá nhân đối với các loại nhà đất mà Nhà nước

đã thực hiện các chính sách quản lý nhà đất trước ngày 10/07/1991

23. Thủ tục đăng ký chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở 24. Thủ tục đăng ký hoàn thành nghĩa vụ tài chính

25. Thủ tục thế chấp, bảo lãnh, góp vốn, cung cấp thông tin về thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất và sở hữu nhà.

26. Thủ tục đính chính sai sót trên Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quỳên sử dụng đất ở.

27. Trình tự thủ tục đăng ký nhà mới xây

28. Trìng tự thủ tục hợp thức chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở.

29. Thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở.

30. Trình tự giải quyết khiếu nai tố cáo, tranh chấp về tài nguyên, môi trường và nhà đất.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất Hà Nội (Trang 35 - 39)