b. Những kết quả đạt được:
3.1 Chương trình cải cách nền HCNN đến 2020 và định hướng cơ bản trong
trong cải cách TTHC ở Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất Hà Nội
* Định hướng cải cách hành chính đến 2020
Thời gian tới là thời kỳ đất nước hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, nhất là khi nước ta chính thức là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO). Do đó việc tiếp tục hoàn thiện thể chế của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, sẽ là cơ sở cho việc xây dựng đồng bộ nền hành chính mới của nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của dân, do dân, vì dân, trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phấn đấu tới năm 2020 Việt Nam trở thành một nước công nghiệp.
Để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ to lớn trong thời kỳ cho tới năm 2020, việc tiếp tục cải cách nền HCNN cần thiết hướng vào thực hiện các mục tiêu sau:
1. Xác lập mô hình tổ chức nền hành chính mới cho phù hợp với yêu cầu xây dựng một nền hành chính phục vụ nhân dân, phục vụ phát triển và hội nhập của đất nước.
2. Hoàn thiện thể chế hành chính dân chủ - pháp quyền, có sự tham gia tích cực của người dân vào quá trình quản lý nền hành chính hiệu lực - hiệu quả của đất nước.
3. Có chế độ công vụ chuyên nghiệp, đảm bảo triệt để tính trách nhiệm, tính công khai, minh bạch của hoạt động công vụ. Có sức đề kháng cao với tệ quan liêu, tham nhũng.
4. Xây dựng nền hành chính thống nhất thông xuốt, trên cơ sở của phân cấp phân quyền triệt để trong bộ máy quản lý hành chính nhà nước. Đề cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức chính quyền các cấp trong thực hiện chính sách, pháp luật, thiết lập một trật tự hành chính phù hợp với việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương
của nền hành chính.
5. Nền hành chính năm 2020 phải được hiện đại hóa từ công sở tới phương thức quản trị hiện đại, đạt trình độ quản lý của nền hành chính khu vực và thế giới .
Chính phủ điện tử được thiết lập và vận hành hiệu quả.
Những định hướng CCHC nhà nước trên đây được thực hiện, sẽ tạo lập được một nền hành chính dân chủ, hiện đại, một nền hành chính năng động trong một thế giới luôn biến đổi, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở cửa hội nhập quốc tế.
* Định hướng trong công tác cải cách TTHC của Sở TNMT&NĐ trong giai đoạn tới:
1- Tiếp tục rà soát loại bỏ các thủ tục hành chính mang tính quan liêu, rườm rà, xây dựng và hoàn thiện các thủ tục hành chính theo hướng công khai, đơn giản, thuận tiện, giảm tối đa về thủ tục, thời gian giải quyết công việc, tránh phiền hà cho tổ chức và công dân. Thực hiện CCTTHC theo cơ chế một cửa đi vào thực chất và chiều sâu, mở rộng thêm các lĩnh vực liên quan đến giao dịch giữa cơ quan HCNN với tổ chức và công dân
2- Tập trung xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức các cấp. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm và đạo đức công vụ cho cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận một cửa.
3- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho Bộ phận một cửa góp phần đưa công tác cải cách TTHC theo cơ chế một cửa ngày càng hiện đại, thuận lợi cho tổ chức và công dân đến giao dịch.
4. Một trong những vấn đề được chú trọng trong nền hành chính hiện đại là sử dụng công nghệ thông tin làm công cụ hỗ trợ quan trọng trong tiến trình cải cách hành chính. Hệ thống công nghệ thông tin sẽ tham gia, hỗ trợ cho việc liên kết, phối hợp giữa các khâu tác nghiệp, giữa các bộ phận chức năng cùng tham gia xử lý và giải quyết.
3.2.1 Hệ thống hóa lại các loại thủ tục và qui trình giải quyết.
Đây là việc làm đầu tiên cần thực hiện để đảm bảo cho các giải pháp khác có thể phát huy hiệu quả.
- Thứ nhất, Rà soát lại tất cả các loại thủ tục, cắt giảm bớt những thủ tục không cần thiết.
- Thứ hai, Chuẩn hóa qui trình theo hệ thống Quản lý chất lượng ISO 9001-
2000. Xác định rõ các khâu, các bước thuộc quy trình giải quyết, trình tự, thời gian, những tác nghiệp tương ứng của từng khâu, kết quả trung gian do các thành viên thực hiện, mối quan hệ giữa các thành viên. Qua đây cần xác định rõ tính hệ thống, hợp lý của các khâu trong quy trình, khâu nào có thể bỏ bớt, khâu nào có thể thực hiện đồng thời để rút ngắn thời gian và khâu nào có thể được kết hợp, lồng ghép với nhau.
- Thứ ba, Xác định rõ bộ phận “Một cửa” là đầu mối chính của quy trình thực hiện giao dịch hành chính, là nơi tiếp nhận các thủ tục và là nơi cung cấp kết quả cuối cùng sau khi thực hiện các bước tác nghiệp theo quy định. Phải có vai trò chỉ huy, là đầu mối điều hành, kiểm tra, giám sát “dòng chảy” của quy trình, để các bước thực hiện không bị “tắc” tại các khâu trung chuyển giữa các bộ phận, phòng/ban chức năng.
- Thứ tư, Hiện đại qui trình giải quyết TTHC thông qua việc ứng dụng công
nghệ thông tin, đưa các giao dịch hành chính đến với dân qua mạng internet. Đây là cũng là biện pháp để người dân không phải trực tiếp đến mới giải quyết được công việc, vừa tiết kiệm thời gian, công sức cho cả công dân và cán bộ, công chức. Đây cũng là biện pháp hữu hiệu trong phòng chống tiêu cực và tham nhũng.
Ngày nay với sự phát triển của khoa học công nghệ, đã có rất nhiều nước trên thế giới đã thành công trong việc cải cách TTHC nhờ áp dụng các thành tựu của tin học. Việt Nam đang hướng đến xây dựng một Chính phủ điện tử, công khai, minh bạch mọi hoạt động của mình. Chính vì vậy trong bài viết này các giải pháp tập trung chủ yếu vào việc ứng dụng các phầm mềm công nghệ thông tin trong việc giải quyết các TTHC.
3.2.2 Công khai phần mềm “Một cửa”
một cửa trong việc quản lý, theo dõi, kiểm tra tình trạng hồ sơ. Nhưng hiện nay phần mềm này vẫn chưa được sử dụng rộng rãi, vẫn còn tình trạng các phòng/ban trong Sở không thể truy nhập vào phần mềm này để nắm bắt thông tin, hồ sơ.
Bộ phận một cửa nên phổ biến việc sử dụng phần mềm này tới tất cả các phòng/ban trong Sở để khi cần có thể tra cứu một cách nhanh nhất về số lượng các hồ sơ trong từng lĩnh vực đang được giải quyết tại Sở cũng như tình trạng của các hồ sơ đó mà không phải thông qua bộ phận một cửa.
Mặt khác, nên công khai phần mềm này trên Website của Sở để người dân có thể tra cứu tình trạng hồ sơ của họ trên mạng, biết được hồ sơ của mình đang trong giai đoạn nào (chờ giải quyết, phải bổ sung hay đã giải quyết xong), mà không phải trực tiếp đến Sở. Khi công dân nộp hồ sơ bộ phận một cửa sẽ cung cấp cho họ một một mã hồ sơ riêng để đảm bảo tính bảo mật của hồ sơ. Người dân muốn tra cứu tình trạng hồ sơ chỉ cần nhập mã hồ sơ, phần mềm sẽ cho phép hiển thị tình trạng hồ sơ. Việc làm này vừa tiết kiệm thời gian, công sức cho công dân, tổ chức. Cán bộ một cửa cũng không phải chịu nhiều áp lực do tiếp dân, trả lời dân, cũng không còn tình trạng xếp hàng chờ đến lượt.
Hiện nay, trên cổng giao tiếp điện tử của thành phố đã chức năng tra cứu tình trạng hồ sơ của các cơ quan hành chính trên địa bàn thành phố nhưng các cơ quan không update thông tin hồ sơ một cách thường xuyên, do đó công dân không thể tra cứu được.
Hình 3.1: Sơ đồ cổng giao tiếp điện tử Hà Nội
Nguồn: “Http:\\www.hanoi.gov.vn”
3.2.3 Hướng đến thực hiện “Một cửa liên thông”
Liên thông là việc phối hợp giữa các đơn vị, bộ phận trong cùng một cơ quan hay giữa các cơ quan với nhau để cùng giải quyết một vấn đề.
Nếu như trước đây các cơ quan thậm chí giữa các bộ phận, phòng/ban trong cùng một cơ quan hoạt động độc lập, tách rời nhau thì từ khi thực hiện cơ chế “Một cửa” đã có sự liên thông, liên kết giữa các bộ phận, đơn vị để cùng giải quyết những công việc nhất định.
Nhưng thực tế đặt ra có rất nhiều loại thủ tục cần sự giải quyết của nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều cơ quan khác nhau. Việc giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” hiện nay tại các cơ quan HCNN bị cắt khúc tại mỗi cấp, mỗi cơ quan do chưa có sự kết nối, liên thông, liên ngành giữa các ngành, các cấp. Để thực hiện một thủ tục hành chính công dân, tổ chức vẫn phải liên hệ nhiều lần, đến nhiều cơ quan, qua nhiều cửa, còn gặp nhiều trở ngại. Vậy vấn đề đặt ra là phải xây dựng được qui trình thực hiện các giao dịch hành chính sau “một cửa” nhằm đảm bảo tính thông suốt, đơn giản, gọn và có khả năng theo dõi từ khâu đầu đến khâu cuối, tạo
được mối quan hệ liên thông giữa các cơ quan, các đơn vị khi tham gia vào qui trình giải quyết các TTHC. Làm sao cho qui trình ấy thực hiện một cách đồng bộ, liên hoàn, tạo thành “dòng chảy” công việc giữa các cấp có thẩm quyền.
“Một cửa liên thông” là bước tiếp theo của “Một cửa”. Tương tự như cơ chế một cửa, đối với các hồ sơ, thủ tục liên quan đến nhiều cơ quan thì các cơ quan, công dân sẽ chỉ phải nộp một bộ hồ sơ tại một cơ quan sau đó các cơ quan sẽ phối hợp luân chuyển cùng giải quyết. Công dân sẽ không phải liên hệ nhiều lần, qua “nhiều cửa”.
Ví dụ: Thủ tục cấp Giấy chứng nhận nhà chính sách tồn đọng. Thủ tục này thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND phường; phòng Tài nguyên Môi trường và UBND quận, huyện; Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất, trong đó:
- Tại UBND phường : 07 ngày
- Tại Phòng Tài nguyên Môi trường và UBND quận, huyện: 18 ngày - Tại Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất : 30 ngày
Nếu như trước đây, công dân phải tự cầm bộ hồ sơ của mình đến từng cơ quan để chờ giải quyết thì với “Một cửa liên thông” công dân chỉ phải nộp hồ sơ tại UBND phường, sau khi giải quyết UBND sẽ chuyển lên UBND quận, huyện và phòng Tài nguyên Môi trường. Sau đó phòng Tài nguyên Môi trường lại chuyển cho Sở TNMTNĐ. Khi có kết qủa hồ sơ sẽ được trả về UBND phường để trả cho công dân.
Như vậy, Sở TNMTNĐ cần kết hợp với các đơn vị có liên quan, các UBND phường, quận, huyện... trong việc giải quyết những thủ tục có tính chất tiếp nối nhau để tạo thuận tiện cho các cá nhân, tỏ chức.
Trên thực tế đã có một số địa phương tiến hành sử dụng mô hình này. Việc triển khai thực hiện mô hình này là một vấn đề mới, thiết thực, mang lại lợi ích cho người dân nhiều hơn cách làm hiện nay nhưng nó đòi hỏi phải có sự phối hợp thống nhất giữa các cơ quan, ban ngành.
3.2.4 Nộp hồ sơ trực tuyến
Chúng ta đang hướng đến thực hiện Chính phủ điện tử trong một tương lại không xa. Trong đó 4 mức độ của dịch vụ hành chính công như sau:
Hình 3.2: Bốn mức độ của dịch vụ hành chính công
Nguồn: “Thúc đẩy ứng dụng CNTT trong cơ quan Nhà nước hướng tới Chính phủ điện tử - Ts. Trần Quốc Lập”
Sở TNMTNĐ cũng như một số cơ quan hành chính khác đã thực hiện ở mức 1 và 2: - Công khai các thông tin về quy trình giải quyết thủ tục, thời gian giải quyết, các loại giấy tờ cần thiết...
- Fost các loại mẫu đơn, mẫu hồ sơ lên cổng giao tiếp điện tử của Thành phố. Tiến tới sẽ thực hiện việc điền, nộp hồ sơ, thủ tục trực tuyến và xử lý các giao dịch hồ sơ trên Website của Sở. Điều này sẽ rút ngắn một cách đáng kể qui trình giải quyết TTHC tại Sở.
Tuy nhiên trong thời điểm hiện nay, việc triển khai nộp hồ sơ trực tuyến sẽ có những ưu và nhược điểm sau:
* Ưu điểm:
- Đối với các tổ chức và công dân: Tiết kiệm thời gian, công sức cho các tổ chức, công dân. Thay vì bỏ công sức, công việc để đến Sở xếp hàng thì họ có thể làm các công việc khác.
- Sử dụng phương pháp này cũng khắc phục được hiện tượng tiêu cực, tham ô, nhũng nhiễu do không có sự tiếp xúc trực tiếp giữa các tổ chức, cá nhân và cán bộ thụ lý hồ sơ. Mức 1 Thông tin về quy trình, thủ tục, các giấy tờ cần thiết Mức 2 Cung cấp các loại mẫu đơn, hồ sơ và các loại thủ tục Mức 3 Điền gửi trực tuyến các mẫu đơn, hồ sơ, xử lý các giao dịch HS qua mạng Mức 4 Thực hiện dịch vụ và trả lời kết quả được thực hiện trực tuyến
- Đối với cán bộ phận một cửa: Hình thức này cũng giúp cán bộ phận một cửa tiết kiệm thời gian do không phải tiếp dân họ có thể trung thời gian vào việc giải quyết hồ sơ. Mặt khác áp lực công việc cũng được giám một cách đáng kể.
* Nhược điểm:
- Do đặc điểm của các Hồ sơ hành chính gồm rất nhiều các loại giấy tờ mà đặc biệt trong lĩnh vực đất đai – nhà ở, mỗi loại có sự xác nhận của nhiều cơ quan khác nhau nên việc nộp hồ sơ qua mạng sẽ gặp khó khăn trong khi chúng ta chưa thực hiện được Chính phủ điện tử.
Ví dụ: Hồ sơ giải quyết thủ tục đăng ký chuyển nhượng quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất gồm có các giấy tờ sau:
1. Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất– bản chính và 02 bản sao công chứng
2. Hợp đồng chuyển nhượng đã được công chứng, văn bản khai nhận thừa kế được công chứng - bản lưu cơ quan TNMT và bản chuyển cơ quan thuế
3. Hộ khẩu thường trú tại Hà Nội của người nhận chuyển nhượng (trừ trường hợp thừa kế);
4. 02 tờ khai lệ phí trước bạ nhà, đất; 02 tờ khai thuế chuyển quyền sử dụng đất và bản vẽ sơ đồ vị trí nhà đất .
5. Bản sao công chứng những giấy tờ liên quan chứng minh thuộc diện không phải nộp hoặc được xét miễn giảm nghĩa vụ tài chính – 02 bản sao.
- Việc nộp hồ sơ trực tuyến đòi hỏi các cơ quan hành chính phải liên thông với nhau. Cơ sở dữ liệu về các thủ tục của mỗi cơ quan phải có bộ mã hóa riêng và công khai, thống nhất trong địa phương và tiến tới là trong cả nước (đây cũng là một trong những bước cần thực hiện để xây dựng Chính phủ điện tử). Các cơ quan hành chính Nhà nước có thể truy cập vào hệ thống CSDL của nhau để kiểm tra tính xác thực của từng loại giấy tờ. Khi người dân tiến hành nộp hồ sơ cho một cơ quan hành chính khác họ chỉ cần nêu số mã hóa mà các cơ quan khác đã cấp cho họ. Hoặc mỗi cơ quan hành chính Nhà nước thay vì sử dụng con dấu như trước có thể sử dụng chữ ký điện tử (chữ ký số). Các cơ quan khác có thể căn cứ vào đó để nhận biết.
Tuy nhiên để thực hiện được điều này phải cần có sự phối hợp của các cơ quan cũng như sự chỉ đạo thống nhất từ Chính phủ. Mặt khác, cần có một khoảng thời gian