Phân tích khả năng cạnh tranh về xuất khẩu hạt điều củaViệt Nam qua một số chỉ tiêu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Việt Nam về xuất khẩu hạt điều (Trang 43 - 48)

II. Phân tích khả năng cạnh tranh về xuất khẩu hạt điều của Viêt Nam

1. Phân tích khả năng cạnh tranh về xuất khẩu hạt điều củaViệt Nam qua một số chỉ tiêu

một số chỉ tiêu

1.1. Phân tích theo các chỉ tiêu hệ số chi phí nguồn lực trong nớc DRC và chỉ số năng lực cạnh tranh Ci chỉ số năng lực cạnh tranh Ci

Theo các chỉ tiêu và phơng pháp tính toán ở chơng I ta có bảng sau:

Bảng 10: Khả năng cạnh tranh của VN về xuất khẩu hạt điều

Kim ngạch xuất khẩu Triệu USD 90 100 133 117 100 110 144 180 Lợng xuất khẩu Triệu tấn 22 23,8 33.3 25,7 18,4 34 41 56 Chi phí nguồn lực nội

địa DRC 0,363 0,359 0.354 0,276 0,204 0,248 0,261 0,306 Biến động bình quân

năm của chỉ số năng

lực cạnh tranh Ci % -11,9 5,1 8.2 5,2 72,9 -25,7 26,1 23,8 Do tỷ giá hối đoái

thực % -12,2 -5,3 9.7 2 -2,9 -3,1 -4,5 -3,8 Do giá cả quốc tế % -8,7 2,5 -7.2 17 31,7 -18,4 36 24 Do chính sách thơng

mại ngành % 9,0 7,9 5,7 -13,8 41,1 -4,2 -5,4 3,6

Nguồn : Xuất khẩu nông sản thế giới hàng năm của FAO; Bộ NN & PTNT;

Từ bảng trên có thể thấy rằng Ngành điều Việt Nam luôn có hệ số chi phí nguồn lực trong nớc - DRC nhỏ hơn 1 rất nhiều. Điều này thể hiện chi phí nguồn lực sản xuất trong nớc để sản xuất ra hạt điều xuất khẩu là rất thấp. Đây là chỉ tiêu cơ bản đánh giá khả năng cạnh tranh của ngành hàng. DRC nhỏ chứng tỏ Việt nam rất có lợi thế để sản xuất và xuất khẩu hạt điều. Từ năm 1995 tới năm 2002, chỉ tiêu DRC của Ngành điều Việt Nam dao động khoảng từ 0,2 đến 0,37, trung bình là 0,296. Điều này có nghĩa là chúng ta chỉ cần sử dụng lợng tài nguyên trong nớc với trị giá là 0,2 đến 0,37 đồng để sản xuất ra một đồng giá trị gia tăng của hạt điều xuất khẩu tính theo giá quốc tế, đem lại mức lợi nhuận từ 0,63 đến 0,8 đồng cho một đơn vị giá trị gia tăng hạt điều xuất khẩu. Rõ ràng, theo giá trị chỉ tiêu DRC qua các năm thì Ngành điều Việt Nam rất có lợi thế để phát triển, có năng lực cạnh tranh cao.

Theo bảng trên, chỉ số năng lực cạnh tranh Ci của ngành điều Việt Nam là có lợi (trừ hai năm 1995 và 2000 có Ci âm). Đặc biệt 2 năm gần đây là năm 2001 và 2002, chỉ số Ci của Ngành tăng lên khá cao, năm 2001 là 26,1%, năm 2002 là 23,8%. Biến động của chỉ số năng lực cạnh tranh là do tác động của 3 nhân tố chủ yếu là tỷ giá hối đoái thực, giá cả quốc tế và chính sách thơng mại của ngành. Đối với Ngành điều Việt Nam thì nhân tố giá cả quốc tế là có ảnh hởng mạnh nhất sau đó đến nhân tố chính sách thơng mại ngành và tỷ giá hối đoái. Nh hai năm 2001, 2002 có mức biến động của chỉ số Ci của Ngành cao,

lần lợt tăng 26,1% và 23,8% chủ yếu là do giá cả quốc tế đã làm tăng chỉ số Ci một lợng khá cao, 36% và 24%. Điều này có nghĩa là trong hai năm này, chỉ số năng lực cạnh tranh của Ngành điều Việt Nam trên thị trờng quốc tế chủ yếu là do giá của hạt điều xuất khẩuViệt Nam có lợi hơn so với giá quốc tế. Riêng năm 1999, chỉ số Ci đạt mức kỷ lục là 72,9% trong đó nhân tố giá cả quốc tế làm chỉ số Ci tăng 31,7% còn nhân tố chính sách thơng mại ngành làm tăng 41,1%. Sự khác biệt này là do năm 1999, Nhà nớc đã có sự thay đổi chiến lợc đối với Ngành điều, từ tình trạng không quan tâm, bỏ bê việc phát triển trồng trọt điều, Nhà nớc đã có những chính sách khuyến khích đối với Ngành đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất chế biến hạt điều xuất khẩu.

Qua phân tích hai chỉ tiêu hệ số chi phí nguồn lực trong nớc – DRC và chỉ số năng lực cạnh tranh Ci có thể nhận thấy rằng, Ngành điều Việt Nam có điều kiện, khả năng cạnh tranh cao trong xuất khẩu hạt điều do đó cần biết tận dụng và cần có các biện pháp để nâng cao khả năng này hơn nữa trong thời gian tới.

1.2 Phân tích theo chỉ tiêu lợi thế cạnh tranh:

Nh đã trình bày ở chơng I, phân tích khả năng cạnh tranh của Việt Nam về xuất khẩu hạt điều chính là phân tích về chất lợng và giá hạt điều xuất khẩu Việt Nam.

1.2.1 Về chất lợng hạt điều xuất khẩu của Việt Nam

Về chất lợng hạt điều xuất khẩu của Việt Nam, theo nh đánh giá của các bạn hàng quốc tế thì thuộc vào loại tốt trên thế giới, chỉ sau ấn Độ, một số bạn hàng còn đánh giá chất lợng hạt điều của Việt Nam tốt nhất thế giới.

Thị trờng điều thế giới đã phân chia hạt điều chế biến theo các cấp thơng phẩm sau:

- Nhân nguyên trắng: không bị sứt vỡ, giữ đợc màu trắng khi chế biến, kí hiệu W. Hạng này chia thành các cấp W180, W210, W240, W320, W400, W450 và W500. Kí hiệu W nghĩa là nhân nguyên vẹn còn các chữ số nh 180,

210 hàm ý là có 180, 210 nhân nguyên trong đơn vị trọng lợng là pao (tơng đ- ơng 450g).

- Nhân nguyên vàng : là nhân không bị sứt vỡ nhng sau khi chế biến hơi bị quá lửa nên chuyển thành màu hơi vàng. Hạng này chỉ có một cấp. Kí hiệu ở thế giới là SW.

- Nhân nguyên cháy xén : cũng là nhân không bị sứt vỡ nhng bị quá lửa trong khi chế biến nên có màu vàng sẫm. Hạng này có hai cấp kí hiệu là SSW và DW.

- Nhân vỡ : nhân bị vỡ thành các mảnh lớn, không nhỏ quá 2/3 nhân nguyên, sau khi chế biến vẫn giữ đợc màu trắng. Hạng này chia thành 5 cấp, tuỳ theo số nhân trong 1 pao và tỷ lệ bị vỡ so với nhân nguyên. Kí hiệu B, S, LWP, SWP, BB.

- Nhân vỡ bị cháy xén : hạng này có 3 cấp, kí hiệu SB, SS, SSP.

- Nhân vỡ vụn cháy xén : hạng này có 5 cấp SPS, DP, DSP, BD và DS. ở Việt Nam, lợng nhân nguyên chiếm khoảng 85%, trong đó loại nhân nguyên trắng chiếm khoảng 50% còn nhân nguyên xém chiếm khoảng 35%. [1], [11]

Bảng11 : Phân loại phẩm cấp nhân điều

Kí hiệu Tỷ lệ Phẩm cấp nhân điều

W240 8% Nhân nguyên trắng White Whole 240 nhân/454g W320 35% Nhân nguyên trắng White Whole 320 nhân/454g W450 7% Nhân nguyên trắng White Whole 450 nhân/454g SW 15% Nhân nguyên vàng Scorched Whole

DW 20% Nhân nguyên nám Desert Whole B 4% Nhân vỡ ngang Butts

S 3% Nhân vỡ dọc tự nhiên Stems

SS 2% Nhân vỡ dọc màu vàng Scorched Stems SP 3% Mảnh vỡ màu vàng Scorched Pieces

DP 2% Mảnh vỡ nám Desert Pieces

DSP 1% Mảnh vỡ nám nhỏ Desert Small Pieces

Nguồn : Tổng công ty chế biến thực phẩm xuất khẩuVINAFIMEX

Nh vậy có thể thấy rằng lợng tỷ lệ nhân hạt điều nguyên ở Việt Nam là khá cao. So với quy định phẩm cấp của thế giới về nhân điều, rõ ràng nhân điều của Việt Nam thuộc vào dạng có phẩm cấp cao nhất (tỷ lệ nhân nguyên là 85%). Tuy nhiên loại nhân nguyên trắng có tỷ lệ không đợc cao lắm, điều này là do khâu chế biến công đoạn sấy nhân cha đợc tốt nên nhân bị quá lửa nhiều.

Hiện nay, Việt Nam cũng đang quan tâm đến khâu trồng trọt và giống do đó sản lợng, chất lợng hạt điều của Việt Nam có rất nhiều tiến bộ, nhân to, trắng, ít sâu.

Về chế biến, so với nhân điều Braxin và một số nớc khác ở Châu Phi thì chất lợng nhân điều Việt Nam cao hơn hẳn. ở các nớc này, sản phẩm đợc sản xuất bằng công nghệ của Anh, ý, khâu tách hạt tự động cho tỷ lệ nhân nguyên thấp, quá trình ly tâm làm vỡ hạt đã làm nhân điều bị nhiễm dầu do đó nhân có vị đắng, làm giảm chất lợng.

ở ấn Độ, nhân điều đợc sản xuất bằng công nghệ tơng đơng với Việt Nam, cắt hạt bán cơ giới, nhân không bị ảnh hởng của dầu điều nên vẫn giữ đợc màu, mùi tự nhiên, tỷ lệ hạt nguyên cao nhng chất lợng nhân không đồng đều do hạt thô đợc nhập khẩu từ nhiều nớc khác nhau.

Nh vậy, về chất lợng, hạt điều của Việt Nam rất có khả năng cạnh tranh trên thị trờng quốc tế. Đây là một lợi thế rất lớn mà Ngành điều Việt Nam cần duy trì và phát huy.

Giá xuất khẩu hạt điều của Việt Nam luôn thấp hơn giá trung bình của thế giới khoảng từ 7 - 10%. Điều này cũng nâng cao khả năng cạnh tranh của hạt điều Việt Nam trên thị trờng thế giới.

Bảng 12 : Tỷ lệ bảo hộ danh nghĩa NPR1 đối với hạt điều [3]

Đơn vị : USD/tấn

Giá hạt điều

xuất khẩu 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002

Giá của thế giới 5291 5634 5195 4946 5902 3794 4084 3642

Giá của Việt Nam 4550 4620 4000 4550 5430 3529 3512 3200

NPR 0,86 0,82 0,77 0,92 0,92 0,93 0,86 0,88

Qua phân tích bảng trên ta thấy, tỷ lệ bảo hộ danh nghĩa của hạt điều Việt Nam NPR luôn nhỏ hơn 1. Điều này chứng tỏ rằng về giá, hạt điều Việt Nam có khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên năng lực cạnh tranh về giá này không cao (NPR luôn ≈ 1). Nguyên nhân cho tình trạng này là do hiện nay, các nhà máy chế biến phải nhập khẩu điều thô từ các nớc khác với giá cao, đẩy giá thành sản phẩm lên cao khiến doanh nghiệp không thể giảm giá xuất khẩu hơn, không nâng cao đợc khả năng cạnh tranh về giá trên thị trờng quốc tế.

Qua phân tích khả năng cạnh tranh của Việt Nam về xuất khẩu hạt điều qua chỉ tiêu lợi thế cạnh tranh cho thấy, nhìn chung hạt điều Việt Nam có khả năng cạnh tranh khá cao đặc biệt là về chất lợng một yếu tố rất quan trọng của hàng nông sản xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Việt Nam về xuất khẩu hạt điều (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w