Giao diện E-UTRAN

Một phần của tài liệu TÍNH TOÁN VÙNG PHỦ CHO HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG THẾ HỆ THỨ 4LTE (Trang 30 - 33)

1. GIỚI THIỆU

1.5Giao diện E-UTRAN

Một trong những mục tiêu của E-UTRAN là đơn giản hóa và giảm số lƣợng các giao diện giữa các thành phần mạng khác nhau. Giao diện giữa các thành phần mạng khác nhau là S1 ( eNodeB-aGW) và X2 (Liên eNodeB) nhƣ hình 1-6.

Hình 1-8 Giao diện E-UTRAN

Từ giao diện S1, mạng E-UTRAN với điểm truy nhập là một eNB và EPC sẽ đƣợc điều khiển bởi các thực thể MME hay mặt bằng sử dụng bởi các node gateway SAE. Các điểm truy cập S1 sẽ phải tuân thủ các yêu cầu về kĩ thuật có lien quan tới nó. Giao diện S1 hỗ trợ nhiều chức năng trong đó bao gồm thiết lập, quản lí và các chức năng di động. Chức năng khởi tạo hỗ trợ việc cho việc thiết lập UE context với song mang SAE context, bảo mật, chuyển vùng, khả năng thông tin của các UE…trong eNB để cho phép chuyển trạng thái tiếp theo. Giao diện S1 cũng thiết lập và đƣa ra các bản tin UE context trong eNB và trong EPC để hỗ trợ báo hiệu ngƣời sử dụng. Hơn nữa S1 cũng cung cấp chức năng chuyển giao di động. Chuyển giao có thể thực hiện đƣợc trong mạng LTE hoặc chuyển giao với các lien mạng thuộc 3GPP ( với hệ thống khác với LTE).

Giao diện X2 cho phép kết nối giữa các eNB, X2 có trạng thái nhƣ một giao diện mở, nó hỗ trợ việc trao đổi thông tin giữa hai eNB, cùng với sự chuyển tiếp của PDU tới các đích. Đƣợc xem nhƣ một điểm logic, X2 là một giao diện điểm điểm trong E-UTRAN. Do đó nó có thể tạo ra một giao diện X2 giữa hai eNB ngay cả khi không có kết nối trực tiếp giữa chúng.

TE ME USIM R Cu UE LTE-Uu eNodeB eNodeB E-UTRAN S-GW P-GW MME HSS PCRF Mạng ngoài: các dịch vụ của nhà khai thác (IMS) và Internet S1-U S1-MME S5/S8 S6a S11 SGi Rx Gx Gxc EPC SAE GW S10 X2 Lớp kết nối IP Các dịch vụ Lớp kết nối các dịch vụ

E-UTRAN: Evolved UMTS Terrestrial Radio Access Network: Mạng truy nhập vô tuyến UMTS phát triển, EPC: Evolved Packet Core: Lõi gói phát triển, MME: Mobility Management Entity: Thực thể quản lý di động, SAE: System Architecture Evolution: Phát triển kiến trúc hệ thống, PCRF: Policy and Charging Rules Function: chức năng các quy tắc tính cƣớc và chính sách, HSS: Home Subsscriber Server: Server thuê bao nhà, S-GW: Serving Gateway: Cổng phục vụ, P-GW: Packet Data Network Gateway: Cổng mạng số liệu gói, SAE-GW: SAE Gateway: Cổng SAE, IMS: IP Multimedia Subbsystem: Phân hệ đa phƣơng tiên IP

Hình 1-9 Giao diện E-UTRAN

X2 cho phép liên kết giữa các eNB của các nhà sản suất khác nhau và cung cấp các dịch vụ thông qua giao diện S1 để có một mạng lƣới trơn tru. Ngoài ra, nó cung cấp tiền đề cho sự phát triển công nghệ mới trong tƣơng lai bằng cách tách biệt rõ ràng chức năng mạng vô tuyến và mạng truyền tải. Với những cải tiến đáng kể của mạng vô tuyến và các thành phần khác, sẽ cho phép một giá thành nhỏ hơn đối với mỗi megabyte dữ liệu truy cập, cũng nhƣ một số dịch vụ mới có khả năng và quan trọng, 3G Long-Term Evolution (LTE) sẽ mang lại những cải tiến công nghệ đáng kể. Những nỗ lực này sẽ mang lại lợi ích kinh tế cho ngƣời khai thác, và do đó tạo ra một lợi thế quyết định về việc thay đổi công nghệ không dây, giữ cho hệ thống điện thoại di động vẫn cạnh tranh đƣợc trong thập kỉ tới.

CHƢƠNG 2 ĐỊNH CỠ MẠNG LTE

Một phần của tài liệu TÍNH TOÁN VÙNG PHỦ CHO HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG THẾ HỆ THỨ 4LTE (Trang 30 - 33)