Các biện pháp để tránh rủi ro mà PVFC hay gặp phả

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí việt nam pvfc (Trang 71 - 73)

V/ Lợi nhuận sau thuế 92.207 460.325 315

3.2.5Các biện pháp để tránh rủi ro mà PVFC hay gặp phả

CHÍNH CỔ PHẦN DẦU KHÍ VIỆT NAM PVFC 3.1 ĐỊNH HƯỚNG CỦA PVFC TRONG THỜI GIAN TỚ

3.2.5Các biện pháp để tránh rủi ro mà PVFC hay gặp phả

Rủi ro về mặt tín dụng làm cho công ty bị tăng số lượng các khoản cần phải thu, dẫn đến tăng tỷ lên vay nợ và ảnh hưởng đến uy tín của Công ty nên Công ty có thể áp dụng một số biện pháp hoặc chính sách như:

• Xây dựng tỷ trọng, phân bổ hạn mức cấp tín dụng theo lĩnh vực ngành nghề (hiện nay PVFC thực hiện cấp tín dụng theo 6 lĩnh vực ngành nghề: dầu khí, năng lượng, khoáng sản, du lịch cao cấp, vật liệu xây dựng, một số ngành khác).

• Áp dụng ban hành quy chế, quy trình tín dụng, thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ để đánh giá và cho vay với từng loại khách hàng .

• Thẩm định và định giá các loại hình tài sản thế chấp cũng như phân tích dự án khả thi và khả năng tài chính của từng khách hàng để đưa ra mức cho vay hợp lý. thực hiện quy chế giám sát, kiểm soát tái thẩm định từ giai đoạn nộp hồ sơ cho vay cấp vốn.

Rủi ro về hoạt động đầu tư tài chính là sự mất cơ hội, giảm giá trị do thị trường hoặc mất quyền kiểm soát do đánh giá sai thị trường, không theo sát biến động thị trường... Với phương châm đa dạng hoá các danh mục đầu tư và đội ngũ phân tích thẩm định dự án chuyên nghiệp nhiều kinh nghiệm nên PVFC luôn hạn chế được rủi ro này ở mức khá thấp. Đối với hoạt động đầu tư chứng khoán Công ty nên quan tâm đúng mức đến các biện pháp tối ưu nhằm giảm thiểu rủi ro một cách tốt nhất (đa dạng hoá các sản phẩm đầu tư, chọn các sản phẩm có tính thanh khoản cao..)

Để giảm thiểu rủi ro về hoạt động ngoại hối, PVFC nên dự đoán trước nhu cầu sử dụng ngoại tệ trong tương lai của khách hàng để có chính sách nắm giữ ngoại tệ một cách hợp lý. Ngoài ra Công ty còn nên áp dụng biện pháp phân tích diễn biến tỷ giá trong tương lai để đưa ra các quyết sách phù hợp.

Xu hướng các NHTM đều huy động ngắn hạn và cho vay trung, dài hạn nhưng nguồn vốn huy động của PVFC lại chủ yếu là trên một năm nên PVFC ít gặp rủi ro về khả năng thanh khoản. Tuy nhiên rủi ro này cũng có thể phát sinh do sự chênh lệch giữa kỳ hạn tài sản nợ và có. Vì vậy ngoài việc đáp ứng các tỷ lệ về khả năng chi trả và tỷ lệ về nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn, PVFC nên chiết khấu và thanh lý những tài sản có giá như trái phiếu và cổ phiếu để hạn chế tối đa rủi ro này.

KẾT LUẬN

Nhìn chung trong những năm vừa qua và bắt đầu bước vào giai đoạn thử thách, Tổng công ty tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam PVFC đã giữ vững được hiệu quả sản xuất kinh doanh, vẫn đặt ra được mục tiêu lớn trong tương lai và có các biện pháp cụ thể để đạt được mục tiêu đó.

Trong xu thế phát triển hiện nay, để tồn tại và phát triển vững vàng trước cơn khủng hoảng, mỗi doanh nghiệp đều phải luôn chủ động, sáng tạo trong kinh doanh, lường trước được các khó khăn và rủi ro mà mình có thể gặp phải để chủ động trong việc xử lý các khó khăn ấy. Qua những phân tích thực tế công tác quản lý và sử dụng vốn tài Tổng công ty, tôi đã thấy được những thành tựu cũng như hạn chế cần khắc phục. Trên cơ sở xem xét các nguyên nhân, tồn tại tôi đã đưa ra một số đề xuất nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Tổng công ty.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí việt nam pvfc (Trang 71 - 73)