Tồn tại trong công tác chuẩn bị xây dựn g:

Một phần của tài liệu Quản lý dự án đầu tư xây dựng CSHT GTVT ở Việt Nam (Trang 39 - 40)

II. NHỮNG TỒN TẠI TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CSHT GTVT Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.

1. Những tồn tại:

1.6. Tồn tại trong công tác chuẩn bị xây dựn g:

- Công tác đền bù giải phóng mặt bằng chưa chấp hành đúng các qui định của Nhà Nước ở một số dự án như dự án khôi phục và phát triển hệ thống thuỷ lợi khu vực miền Trung và Thành phố Hồ Chí Minh, các hồ sơ đền bù thiếu và không đảm bảo so với qui định (không có bản đồ hiện trạng, không có bản đồ định vị mốc giới, bản đồ giải thửa, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) nhưng đã chi phí đền bù 39 tỉ đồng. Ban quản lý cho tiến hành xây dựng trong khi công tác đền bù giải phóng mặt bằng chưa hoàn thành nên khi dân khiếu kiện phải dừng thi công gây thiệt hại gần 400 triệu đồng.

- Theo các chi cục thuế, đến thời điểm thanh tra (tháng 10-2004) nhiều đơn vị còn nợ tiền sử dụng đất như công ty Đầu tư và Xây dựng TNXP Cincô nợ hơn 60 tỉ đồng, Công ty Xây dựng và Kinh doanh nhà Phú Nhuận nợ trên 26 tỉ đồng, công ty TNHH và Xây dựng - Thương Mại và Kinh doanh nhà Trung Sơn Hải 10 tỉ đồng, Công ty TNHH Him Lam trên 7 tỉ (Thành phố Hồ Chí Minh). Tổng số tiền sử dụng đất chưa nộp của các công ty hơn 140 tỉ đồng. Ngoài ra, cơ quan thuế xác định giá tiền sử dụng đất chưa có sự thống nhất về đơn giá và diện tích đất tính thuế. Như diện tích để tính tiền sử dụng đất dự án Thanh Mỹ Lợi là 733.200 m2 trong khi diện tích phải tính là hơn 1 triệu m2. Số tiền chênh lệch do xác định sai diện tích ở dự án này là hơn 11 tỉ đồng. Việc các chi cục chấp thuận tiền đền bù do chủ đầu tư thực tế chi trả (tiền đất và tiền hồ sơ) vượt giá trị đất tính thuế để cho các chủ đầu tư chỉ phải nộp tiền sử dụng đất tối thiểu 10% là không đúng qui định. Như dự án Phú Hữu do công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Minh Sơn làm chủ đầu tư thực tế chi trả là 617.435 đồng/ m2 cao hơn giá đền bù do Sở Tài chính xác định (100.000/đồng m2) nên tiền sử dụng đất chi nộp 10%. Chỉ riêng dự án này làm thất thoát tiền sử dụng đất hơn 8,7 Tỉ đồng. Tình trạng nhận chuyển nhượng đất đai, thoả thuận đền bù

bằng hình thức đổi lấy đất nền không hạn chế số lượng diễn ra khá phổ biến, tạo cơ hội cho nhiều cá nhân buôn bán bất động sản và trốn thuế chuyển quyền sử dụng đất

- Ở nhiều dự án, chủ đầu tư đã đền bù, chuyển nhượng đất trước khi có qui định hay qui hoạch, chưa có phương án đền bù được duyệt và chưa có quyết định giao đất. Điều này dẫn đến việc nhiều tổ chức, cá nhân đứng ra chuyển nhượng đất trao tay trực tiếp với dân, mua đi bán lại nhiều lần, làm tăng giá đất một cách giả tạo, phát sinh khiếu kiện.

- Lại có những dự án, sau khi giải phóng mặt bằng xong thì lại bỏ không, chẳng thấy đầu tư, xây dựng gì. Chẳng hạn như dự án đầu tư cụm khách sạn 5 sao- Trung tâm hội nghị quốc tế và cao cố văn phòng ở ngã sáu đường Lý Thường Kiệt, Nguyễn Tri Phương, Tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là dự án được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế thu hồi đất cấp cho công ty bất động sản Sông Đà để đầu tư xây dựng. Sau khi được giao đất, công ty này đã san lấp mặt bằng và rào chắn bằng một hệ thống tôn bao che. Bên trong, tiến độ tiến độ xây dựng ban đầu có triển khai một cách chậm chạp và đến nay thì dừng hẳn, chẳng thấy bóng dáng một công nhân hay máy móc thiết bị nào. Tương tự, Trung tâm thương mại PLAZA, tại ngã tư Nguyễn Huệ, Bà Triệu, Hùng Vương cấp đất cho công ty dệt Phong Phú (Hồ Chí Minh) sau khi khởi công đã để trống không thực hiện gây thất thoát và lãng phí rất lớn trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng

Một phần của tài liệu Quản lý dự án đầu tư xây dựng CSHT GTVT ở Việt Nam (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w