Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động (Trang 27 - 29)

- Giai đoạn 5: Đóng gó

2.2.2.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy:

Kết quả hoạt đông kinh doah là sự quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp. Lợi nhuận sau thuế cao sẽ giúp doanh nghiệp có cơ hội mở rông sản xuất kinh doanh, nâng cao uy tín của bản thân doanh nghiệp. Ngược lại, lỗ sẽ làm cho doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất, giảm uy tín. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến phá sản. Bảng kết quả kinh doanh phản ánh tình hình hoạt đông của doanh nghiệp.

Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay của nước ta, sự linh hoạt nhạy bén trong nền kinh tế và quản lý sản xuất đã thực sự trở thành chìa khoá cho sự tồn tại và phát triển của nhà máy. Nhà máy đã vận dụng quy luật kinh tế thi trường đồng thời thực hiện chủ trương cải tiến cơ chế quản lý kinh tế của Đảng và nhà nước. Nhờ vậy nhà máy đã đạt một số kết quả đáng khích lệ trong sản xuất kinh doanh, không ngừng nâng cao đời sông cán bộ công nhân viên, sản phẩm được thị trường chấp nhận và đứng vững trên thị trường.

Với một doanh nghiệp bất kỳ, khi nhìn vào kết quả sản xuất kinh doanh ta sẽ biết được doanh nghiệp đó hoạt động có hiệu quả hay không. Nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị là một doanh nghiệp trẻ nhưng kết quả kinh doanh qua 3 năm gần đây tương đối tốt. Điều này được thể hiện rõ qua bảng sau:

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy: Chỉ

tiêu

ĐVT Năm Năm Năm So sánh(%)

2001 2002 2003 02/01 03/02 BQ Tổng doanh thu Tr.đ 29928.6 42650 50500.2 142.5 118.4 129.9 Tổng chi phí Tr.đ 29728.2 42284.7 3 50024.42 4 142.24 118.3 129.7 2 Lợi nhuận Tr.đ 200.4 365.27 475.776 182.27 130.25 154.0 8

Tổng KL sản xuất tấn 2360.94 3637.92 4221.63 154.1 116.04 133.7 Tổng KL tiêu thụ tấn 1973.4 3000.2 3660.2 152.1 122 136.2 Thu nhập bq/ngư ời 1000đ 700 850 950 121.43 111.76 116.5

Nhìn vào bảng cho thấy tổng doanh thu của nhà máy tăng rất mạnh, bình quân 3 năm tăng 29,9%. Doanh thu của nhà máy vào năm 2002 tăng 12721.4 triệu đồng tương ứng 42,5%. Vì năm 2002là năm đầu tiên nhà máy tách ra hạch toán độc lập, chủ động trong khâu tiêu thụ, nhà máy đưa ra được các quyết định sản xuất kịp thời đáp ứng được nhu cầu thi trường. Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, nhà máy đã đầu tư thêm dây truyền kem xốp. Do đó sản lượng sản xuất của nhà máy tăng bình quân 33.7% từ 2360.94 tấn năm 2001 lên 4221,63% năm 2003. Trong đó bánh gói và lương khô là 2 loại sản phẩn chiếm tỷ trọng lớn trên 90% tổng sản phẩm của nhà máy.

Bên cạnh khối lượng sản xuất tăng lên thì khối lượng tiêu thụ cũng tăng mạnh, bình quân 3 năm tăng 36,2%( tăng 1686.8 tấn). Tuy nhiên nhìn vào bảng trên ta cũng dễ dàng nhận ra, tuy khối lượng tiêu thụ có tăng nhưng so với khối lượng sản xuất thì tồn kho vẫn còn nhiều.

Tổng chi phí của nhà máy bao gồm các khoản chiết khấu, chiết giá, thuế, tiền lương, lãi vay ngân hàng. Chi phí tăng bình quân 29,72%. Đây là điều hoàn toàn hợp lý vì khối lượng sản xuất tăng. Sau khi trừ đi các khoản chi phí nhà máycó một khoản để chi trả cho công nhân viên, dùng tái sản xuất. Lợi nhuận tăng bình quân qua 3 năm đạt 54,08%, năm 2003 đạt 475.776 triệu đồng. Việc tăng lợi nhuận dẫn

đến thu nhập của công nhân viên tăng lên, bình quân 3 năm thu nhập hàng tháng của một công nhân viên tăng 16,5%/năm. Thu nhập bình quân hàng tháng của một công nhân viên đạt 700.000đ/tháng, đến năm 2002tăng lên đạt 850.000đ/tháng. Năm 2003 đạt 950.000đ/tháng; với mức thu nhập này có thể đảm bảo mức sông khá cho mỗi công nhân viên.

Có thể nói nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị đang ngày một phát triển lớn mạnh với tốc độ tăng cao của các chỉ tiêu, tăng doanh thu, khối lượng sản xuất, thu nhập bình quân hàng thang của công nhân viên.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w