II- THỰC TRẠNG GIẢI NGÂN NGUỒN VỐN ODA Ở VIỆT NAM
I-DỰ BÁO XU HƯỚNG THU HÚT VÀ GIẢI NGÂN ODA Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-
NAM GIAI ĐOẠN 2001-2005
1-Mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 10 năm 2001- 2010 và của Kế hoạch 5 năm 2001-2005
Mục tiêu tổng quát của Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2001-2010 là không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trên cơ sở tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện hội nhập. Chiến lược trong 10 năm tới là chiến lược hướng tới sự phát triển nhanh và bền vững để đảm bảo không ngừng nâng cao mức sống vật chất và tinh thần của nhân dân theo hướng:
-Về lĩnh vực kinh tế: Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trang bị và trang bị lại kỹ thuật, công nghệ tiến cho các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, từng bước đưa đất nước ra khỏi tình trạng nước nghèo và chậm phát triển. Từng bước xây dựng nền tảng để trở thành nước công nghiệp.
-Về lĩnh vực ngoài kinh tế: Không ngừng nâng cao chất lượng đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của nhân dân, xây dựng thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tăng cường nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế.
Kế hoạch 5 năm tới (2001-2005) là bước quan trọng thực hiện chiến lược phát triển kinh tế -xã hội 10 năm, đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tăng cường hiệu quả và sức cạnh tranh trong điều kiện hội nhập. Thúc đẩy hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý, có hiệu quả. Khai thác tối đa tiềm lực trong nước, đồng thời tranh thủ nhiều hơn các nguồn lực bên nngoài, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn cho phát triển. Kết hợp thực hiện đồng thời ba nhiệm vụ chiến lược: Phát triển ổn định hiệu
quả cao; Xây dựng về cơ bản cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; Tạo thế và lực để chuẩn bị hội nhập thắng lợi. Nhằm đáp ứng yêu cầu trên, mục tiêu tổng quát của kế hoạch 5 năm tới (2001-2005) là:
Tăng trưởng kinh tế với nhịp độ cao và bền vững. Chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nâng cao rõ rệt chất lượng, sức cạnh tranh và hiệu quả phát triển kinh tế. Xây dựng một bước quan trọng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tạo chuyển biến mạnh về phát huy nhân tố con người, giáo dục- đào tạo, khoa học và công nghệ. Giải quyết vấn đề bức xúc về việc làm, cơ bản xoá đói và giảm mạnh số hộ nghèo, ổn định và cải thiện vững chắc đời sống của nhân dân. Tiếp tục tăng cường kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội, tạo các tiền đề cho giai đoạn phát triển tiếp theo. Giữ vững ổn định chính trị và an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc chủ quyền , toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia. Những mục tiêu tổng quát này được cụ thể hoá trong kế hoạch 5 năm như sau:
-Phấn đấu đạt nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm tối thiểu 7%, tích cực tạo điều kiện thực hiện mức tăng trưởng cao hơn và có bước chuẩn bị cho 5 năm tiếp theo.
-Phát triển mạnh kinh tế nhiều thành phần, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, xây dựng một bước quan trọng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, tăng nhanh hàm lượng công nghệ trong sản phẩm.
-Tăng nhanh vốn đầu tư phát triển kinh tế -xã hội, xây dựng cơ cấu kinh tế có hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh. Hoàn thiện một bước cơ bản hệ thống kết cấu hạ tầng. Đầu tư thích đáng cho các vùng kinh tế trọng điểm, hỗ trợ nhiều hơn cho các vùng còn nhiều khó khăn.
-Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại. Củng cố thị trường đã có và mở rộng thêm thị trường mới. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để tăng nhanh xuất khẩu, thu hút vốn, công nghệ từ bên ngoài. Chủ động hội nhập kinh tế có hiệu quả, thực hiện các cam kết song phương và đa phương.
-Tiếp tục đổi mới và lành mạnh hoá hệ thống tài chính- tiền tệ, tăng tiềm lực và khả năng tài chính quốc gia, thực hiện triệt để tiết kiệm. Tăng tỷ lệ chi ngân sách
dành cho đầu tư phát triển, duy trì ổn định các cân đối vĩ mô. Phát triển thị trường vốn đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội.
-Tiếp tục đổi mới, tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện về phát triển giáo dục- đào tạo, khoa học và công nghệ. Tập trung vào: nâng cao chất lượng nguồn nhân lực với cơ cấu hợp lý, triển khai thực hiện chương trình phổ cập trung học cơ sở, ứng dụng nhanh các công nghệ tiên tiến, hiện đại, chuẩn bị các bước đi cần thiết để tiếp cận dần nền kinh tế tri thức.
-Giải quyết có hiệu quả những vấn đề xã hội bức xúc: tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở cả thành thị và nông thôn; cải cách cơ bản chế độ tiền lương; xoá đói, giảm nghèo; chống tệ nạn xã hội. Ổn định vững chắc và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
-Đẩy nhanh công cuộc cải cách hành chính, đổi mới và nâng cao nhiệu lực của bộ máy quản lý Nhà nước. Đẩy lùi tình trạng quan liêu, tham nhũng. Thực hiện tốt dân chủ, nhất là dân chủ ở phường, xã và các đơn vị cơ sở.
-Thực hiện nhiệm vụ củng cố quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự kỷ cương trong các hoạt động kinh tế- xã hội.
2-Chủ trương của Nhà nước Việt Nam đối với việc thu hút và giải ngân nguồn vốn ODA.
Trong khuôn khổ đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nguồn vốn ODA vận động và đi vào thực hiện có vai trò quan trọng. Chủ trương của Việt Nam tiếp tục tranh thủ thu hút nguồn tài trợ phát triển chính thức song phương và đa phương. Đặc biệt phải nâng cao tốc độ giải ngân nguồn vốn này. Nguồn vốn ODA tập trung chủ yếu cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội, nâng cao trình độ khoa học, công nghệ và quản lý, đồng thời dành một phần tín dụng đầu tư cho các ngành nông, lâm, ngư nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng. Ưu tiên dành viện trợ không hoàn lại cho những vùng chậm phát triển. Các dự án sử dụng vốn vay phải có phương án trả nợ vững chắc, xác định rõ trách nhiệm trả nợ, không được gây thêm gánh nặng nợ nần không trả được. Phải sử dụng nguồn vốn ODA có hiệu quả bằng cách tăng cường khả năng giải ngân và kiểm tra,
quản lý chặt chẽ, chống lãng phí tiêu cực.
Thực hiện chủ trương thu hút và giải ngân nguồn vốn ODA nói trên, những phương hướng ưu tiên sử dụng nguồn lực này là:
-Phát triển nông nghiệp và nông thôn, trong đó lấy chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo bao gồm cả công tác định canh định cư và hỗ trợ đồng bào dân tộc gặp khó khăn làm trọng tâm với các mục tiêu là giảm tỷ lệ hộ đói nghèo xuống 7% năm 2005, bình quân mỗi năm giảm 3 vạn hộ nghèo.
-Các dự án ODA hướng vào nội dung hỗ trợ phát triển toàn diện nông thôn, giao thông, thủy lợi, cung cấp nước sinh hoạt, trồng và bảo vệ rừng, điện khí hoá, phát triển công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản, xây dựng các cảng cá với hệ thống thông tin liên lạc và phương tiện đánh bắt đủ đảm bảo an toàn cho ngư dân, cải tạo và xây dựng mới trường học, bệnh viện.
Phát triển tín dụng nông thôn dưới nhiều hình thức khác nhau sẽ được coi trọng nhằm tạo vốn cho người nông dân phát triển sản xuất, tăng thêm thu nhập.
-OAD hỗ trợ các chương trình quốc gia dân sinh xã hội, trong đó:
+Chương trình dân số và kế hoạch hoá gia đình làm giảm tỷ lệ sinh hàng năm 0,6%, nhịp độ tăng dân số năm 2005 dưới 1,6%.
+Chương trình thanh toán bệnh xã hội với mục tiêu năm 2005 thanh toán triệt để bệnh phong trong cả nước, thanh toán các bệnh bại liệt, uốn ván sơ sinh, sởi, bạch hầu, ho gà, khống chế viêm gan B, viêm não Nhật Bản, tả, thương hàn.
+Chương trình nước sạch và vệ sinh nông thôn với mục tiêu năm 2005 đảm bảo 95% dân số được dùng nước sạch, 85% dân số có hố xí hợp vệ sinh, giúp nông dân tái tạo phân bón hữu cơ và xử lý chất thải.
+Chương trình giải quyết việc làm với mục tiêu hàng năm giải quyết việc làm cho 1,3 đến 1,35 triệu lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành phố xuống 3%, nâng quỹ sử dụng lao động ở nông thôn lên 80% vào năm 2005.
-Cải tạo, nâng cấp và tăng cường trang thiết bị cho các bệnh viện tỉnh, thành phố. Tăng cường năng lực cho hệ thống y tế xã, huyện, xây dựng một số xí nghiệp dược, tăng cường năng lực kiểm soát sử dụng thuốc.
công tác dạy và học, vừa nâng cao trình độ giáo viên các cấp. Chú trọng và hoàn thiện, phát triển mạng lưới các trường dạy nghề.
Trong khi cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy và học trong nước đang trong quá trình chuẩn bị, phải dành một phần ODA để gửi sinh viên ra nước ngoài học tập.
-Tiếp tục phát triển hệ thống cấp nước ở một số thành phố, thi xã hiện chưa có dự án. Phát triển hệ thống thoát nước, xử lý rác thải ở một số thành phố, thị xã đông dân, môi trường đang bị ô nhiễm nặng.
-sử dụng hiệu quả, đẩy nhanh tốc độ giải ngân ODA, kết hợp với các nguồn vốn khác như đầu tư trực tiếp nước ngoài, vốn đầu tư trong nước để tiếp tục phát triển các nguồn điện, hệ thống đường dây tải điện và các trạm biến thế phục vụ nhu cầu sản xuất, sinh hoạt trong tương lai.
Hỗ trợ phát triển giao thông vận tải, giành nguồn ODA thích đáng phát triển các đường nhánh, đường xương cá nối với các đường quốc lộ, đảm bảo giao thông thông suốt đến các vùng dân cư, nhất là vùng sâu, vùng xa.
-Sử dụng ODA hợp lý kết hợp với các nguồn vốn khác (đầu tư trực tiếp nước ngoài, vốn đầu tư trong nước) để cải tạo, nâng cấp và xây mới một số cảng biển, sân bay phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế.
-Đối với thông tin liên lạc, ưu tiên sử dụng ODA để phát triển viễn thông nông thôn.
-Dành một phần ODA vào việc hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng (đường, hệ thống cấp, thoát nước; thông tin liên lạc; nhà ở dân cư...) xung quanh các khu công nghiệp, nhất là các tỉnh có nhiều khó khăn, thu nhập thấp.
Sử dụng ODA để thực hiện nghiên cứu cơ bản (tổng quan, quy hoạch, nghiên cứu tiền khả thi, nghiên cứu khả thi), chuyển giao công nghệ, phát triển thể chế, tăng cường năng lực của các cơ quan nghiên cứu và quản lý.
-Thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA cho các công trình công nghiệp nhằm tạo nguồn vốn thực hiện các biện pháp cải cách doanh nghiệp, đầu tư theo chiều sâu, tăng cường và đổi mới trang thiết bị, công nghệ để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
nghĩa quyết định, nguồn lực bên ngoài có ý nghĩa quan trọng và nguồn vốn ODA đến được tay người dân và cộng đồng mới thực sự trở thành chất xúc tác cho quá trình phát triển nhanh và bền vững.
3-Yêu cầu đặt ra đối với việc thu hút và giải ngân ODA của Việt Nam thời gian tới.
Trong những năm qua, về cơ bản chúng ta đã tạo được những điều kiện thuận lợi cho công cuộc cải cách kinh tế. 5 năm tới sẽ bắt đầu thời kỳ cải cách kinh tế chiến lược 10 năm (2000-2010) với những yêu cầu thực hiện toàn diện hơn, sâu và mạnh hơn, Đi vào những vấn đề mới khó khăn và phức tạp hơn so với giai đoạn trước. Thêm vào đó là những đòi hỏi về vốn và công nghệ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chúng ta cần khoảng 9 tỷ USD vốn ODA để cân đối cho đầu tư phát triển. Do đó, nhiệm vụ đặt ra là trong 5 năm 2001-2005 phải thu hút được 13 tỷ USD và đưa vào giải ngân 10 tỷ USD.
Trong 5 năm tới, nhu cầu về vốn ODA là rất lớn. Tuy nhiên, lượng vốn ODA thu hút có thể sẽ tăng không đáng kể. Vì vậy, cần thực hiện triệt để các biện pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân ODA để tránh tình trạng lãng phí vốn trong khi nền kinh tế trong nước đang thiếu vốn cho phát triển.
Khi nền kinh tế tăng trưởng, một số vấn đề xã hội như đói nghèo, bệnh tật, mù chữ... được đẩy lùi thì nguồn vốn ODA không hoàn lại chắc chắn sẽ giảm đi, lượng ODA vốn vay sẽ tăng lên. ODA vốn vay là món nợ của chính phủ. Do đó, việc nâng cao hiệu quả sử dụng là yêu cầu cấp bách nhất, kết quả mới là thước đo đánh giá việc sử dụng ODA có hiệu quả hay không. Vì lý do đó, hơn bao giờ hết, việc sử dụng ODA cần có quy hoạch tổng thể, hợp lý, khảo sát nhu cầu vốn của từng ngành thật chính xác, dự án phải mang tính thiết thực, tránh để tình trạng công trình đã hoàn thành nhưng không được đưa vào sử dụng hoặc sử dụng với công suất thấp. ODA không hoàn lại cần tập trung cho việc giải quyết các vấn đề xã hội.
Cơ hội và thách thức của nước ta trong việc thu hút và giải ngân nguồn vốn ODA thời gian tới là rõ ràng. Cơ hội rất thuận lợi nhưng thách thức cũng rất lớn. Chúng ta phải tăng cường các biện pháp thúc đẩy giải ngân và sử dụng ODA để
mang lại hiệu quả kinh tế chứ không phải để thế hệ con cháu còng lưng trả nợ.
4-Dự báo khả năng thu hút và giải ngân nguồn vốn ODA giai đoạn 2001-2005
Tuy đã đạt được những thành tựu lớn về kinh tế xã hội trong những năm qua, Việt Nam hiện vẫn là một trong những nước nghèo của khu vực và thế giới. Đây là lợi thế của Việt Nam đối với việc thu hút nguồn vốn này, vì đối tượng cung cấp ODA của các nhà tài trợ là các nước nghèo, có mức thu nhập thấp.
Thời gian qua, Việt Nam đã có những thành công lớn trong chính sách đối ngoại, vai trò của nước ta trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao. Một trong những thành công đó là chúng ta đã thu hút được sự quan tâm của các nhà tài trợ quốc tế, thể hiện ở sự gia tăng về quy mô tài trợ và số lượng các nhà tài trợ đến với Việt Nam. Điều này có ảnh hưởng tích cực đến khả năng thu hút và giải ngân nguồn vốn ODA. Trong giai đoạn tới, chắc chắn quan hệ của Việt Nam với các nhà tài trợ song phương và đa phương sẽ tiếp tục được cải thiện.
Dự báo trong 5 năm tới, Việt Nam có thể vận động các nhà tài trợ cung cấp khoảng 16 tỷ USD, khối lượng ODA cam kết sẽ tăng đều và ổn định hơn. Với bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện ODA trong những năm qua, chắc chắn chung ta sẽ cải thiện được tỷ lệ giải ngân. Nếu tỷ lệ giải ngân đạt 45% thì chúng ta sẽ có 7,5 tỷ USD vốn ODA cho giai đoạn 2001-2005, trung bình mỗi năm có 1,5 tỷ USD.
Cơ cấu ODA trong thời gian tới sẽ thay đổi, viện trợ không hoàn lại sẽ giảm,