II-NHỮNG BIỆN PHÁP ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ GIẢI NGÂN Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân ODA giai đoạn 2001-2005 tại Việt Nam (Trang 55 - 63)

II- THỰC TRẠNG GIẢI NGÂN NGUỒN VỐN ODA Ở VIỆT NAM

II-NHỮNG BIỆN PHÁP ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ GIẢI NGÂN Ở VIỆT NAM

NAM

GIAI ĐOẠN 2001-2005

Xung quanh vấn đề về tốc độ giải ngân đối với các dự án sử dụng vốn ODA có

nhiều ý kiến khá trái ngược nhau. Theo đánh giá của các chuyên gia WB thì tốc độ giải ngân vốn ODA như vậy là chậm, do đó chương trình viện trợ của WB dành cho Việt Nam từ 500 triệu USD năm 1996 xuống còn 431 triệu USD năm 1999. Có thể thấy chương trình viện trợ của WB đang có xu hướng thu hẹp lại. Trong năm 2000, WB dự báo tình hình giải ngân sẽ không có nhiều cải thiện so với những năm qua. Trái ngược với quan điểm của WB, đại diện của Ngân hàng hợp tác và đầu tư Nhật Bản lại tỏ ra lạc quan về tốc độ giải ngân ODA và dự tính rằng trong năm 2000, mức giải ngân các khoản cam kết của Nhật Bản cho Việt Nam sẽ đạt 700 triệu USD, gấp ba lần năm 1999.

Tuy nhiên xét từ khía cạnh người sử dụng vốn ODA, cụ thể là trong các chương trình, dự án ở Việt Nam thì phải thừa nhận rằng tốc độ giải ngân nguồn vốn ODA trong những năm qua là rất chậm. Sự chậm trễ này không chỉ do phía Việt Nam gây ra mà còn ở cả phía các nhà tài trợ. Từ năm 1993 đến nay, Việt Nam đã tiếp nhận nguồn vốn ODA của 45 nhà tài trợ khác nhau, trong khi môi trường pháp lý của nước ta chưa đồng bộ, năng lực cán bộ còn hạn chế mà phải tiếp nhận 45 quy định khác nhau về quy trình thủ tục giải ngân, tỷ lệ vốn đối ứng... của các nhà tài trợ thì việc chậm trễ tốc độ giải ngân tại một số dự án là không thể tránh khỏi.

Để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA trong những năm tới cần phải tiến hành những giải pháp mang tính toàn diện sau:

1-Đồng bộ hoá khung pháp lý của Việt Nam cho việc thực hiện ODA

Sự thiếu đồng bộ, thiếu chặt chẽ trong nội dung của một số văn bản pháp lý liên quan đến quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA là nguyên nhân chính gây trở ngại trong quá trình thực hiện các dự án và hiệu quả sử dụng của nguồn vốn này.

không nhỏ cho qúa trình thực hiện dự án. Về vấn đề đồng bộ khung pháp lý liên quan đến nguồn vốn ODA còn phải kể đến Nghị định 22/CP về đền bù, giải phóng mặt bằng. Đây là văn bản có 7 nội dung cần sửa đổi cho phù hợp với thực tế. Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng là một trong những khâu phức tạp trong quá trình triển khai các dự án ODA ở các lĩnh vực khác nhau. Trong khi đó, Nghị định 22 quy định đền bù chưa được cụ thể, chưa thống nhất với các văn bản về thu tiền sử dụng đất dẫn đến các cách hiểu khác nhau giữa các dự án. Thêm vào đó công tác quản lý đất đai giữa các địa phương chưa đồng bộ khiến chính quyền địa phương lúng túng trong việc lập đền bù, gây khó khăn cho việc triển khai giải phóng mặt bằng của các dự án.

Thực tế đòi hỏi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cùng các ban ngành chức năng cần có những cuộc tiếp xúc, trao đổi với các nhà tài trợ và thông qua Hội nghị những nhà tài trợ cho Việt Nam hàng năm để xúc tiến qúa trình làm hài hoà thủ tục liên quan đến ODA ở cả hai phía. Sự hài hoà trong các thủ tục của cả hai phía có thể khắc phục sự chậm chễ trong tốc độ giải ngân nguồn vốn ODA một cách tích cực. Các nhà tài trợ chỉ nên thống nhất với Chính phủ về các quy định có tính chung nhất, các chi tiết cụ thể nên giao quyền cho các địa phương thống nhất để phù hợp với các đặc thù của họ, hạn chế được những vướng mắc trong quá trình triển khai dự án sau này. Việc bổ sung, sửa đổi khung pháp lý cần sự phối hợp giữa Ban quản lý dự án tại các địa phương, các tỉnh có dự án khi đưa ra những vướng mắc trong quá trình triển khai dự án để các cơ quan chức năng như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại phục vụ công tác giải ngân... có thể tiến hành sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp quy một cách đồng bộ, toàn diện.

2-Về chính sách thuế

Theo đánh giá của các dự án sử dụng vốn ODA, vướng mắc lớn nhất trong khâu giải ngân ODA là thủ tục của phía Việt Nam, trong đó thủ tục hải quan, đặc biệt là chính sách thuế đang được xem là khâu cần phải chấn chỉnh ngay để thúc đẩy được tốc độ giải ngân ODA trong thời gian tới. trên thực tế, chỉ trừ những dự án ODA ở dạng viện trợ không hoàn lại mới được miễn thuế hàng hóa ( bao gồm cả

thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng), còn các dự án vay lại từ phía Chính phủ thì tiền thuế cho các hàng hoá thuộc dự án đều được giải ngân từ nguồn vốn đối ứng, lấy từ ngân sách Nhà nước. Do đó, việc đánh thuế hàng hoá các dự án sử dụng vốn ODA thực chất là "lấy từ túi này bỏ sang túi kia" của Nhà nước. Trong khi đó, Bộ Tài chính cho rằng việc đánh thuế là nguyên tắc của một nền kinh tế hoàn hảo, vì thế chưa thể xếp các dự án ODA là một ngoại lệ. Do đó một giải pháp cần làm trước mắt là áp dụng hình thức ghi thu- ghi chi trong việc đánh thuế hàng hoá nhập khẩu phục vụ các dự án sử dụng nguồn vốn ODA, tiến tới đề nghị Bộ Tài chính miễn thuế nhập khẩu, VAT đối với các hàng hoá nhập khẩu của dự án.

3-Rút ngắn thời gian phê duyệt và thẩm định dự án

-Hiện nay, quy định về trình tự và thủ tục xét duyệt dự án của phía Việt Nam và phía nước ngoài còn rườm rà, phải qua nhiều bước, nhiều cấp xét duyệt nên giai đoạn chuẩn bị dự án thường kéo dài. Đây chính là một trong những nguyên nhân làm cho tiến độ giải ngân nguồn vốn ODA trong thời gian qua chậm. Hơn nữa, thủ tục hành chính của các cơ quan Nhà nước còn chậm đổi mới, thiếu triệt để nên còn tình trạng chậm trễ ở mỗi khâu, đặc biệt là các khâu: thẩm định và phê duyệt nghiên cứu khả thi, phê duyệt để triển khai các hạng mục sử dụng vốn dư sau đấu thầu. Do vậy, đòi hỏi phải đổi mới công tác thẩm định và phê duyệt dự án sao cho rút ngắn được thời gian mà vẫn đảm bảo được chất lượng của việc thẩm định, góp phần thúc đẩy giải ngân. Cần tinh giảm thủ tục hành chính, có sự phân cấp thẩm định rõ ràng để nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ phận này. Có những quy định cụ thể về thời gian thẩm định, phê duyệt đối với từng loại dự án. Đồng thời, trong quá trình thẩm định nếu phát hiện những nội dung còn thiếu hay chưa phù hợp thì cơ quan thẩm định phải có trách nhiệm thông báo ngay cho người lập dự án để họ có biện pháp điều chỉnh kịp thời.

4-Cải tiến công tác đấu thầu, xét thầu

Qua thực tế triển khai, các quan chức Chính phủ, các nhà tài trợ cũng như các ban quản lý dự án (QLDA) đều cho rằng cần phải chỉnh sửa các văn bản đó vì giữa chúng có sự thiếu đồng bộ, chưa sát thực tế và chưa hài hoà với quy trình thủ tục của bên tài trợ. Riêng với Quy chế Đấu thầu 88/CP và Quy chế quản lý Đầu tư

52/CP, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các ban quản lý dự án và các nhà tài trợ đều thừa nhận rằng có sự thiếu nhất quán trong hai quy định này, chẳng hạn như quy định mang tính nguyên tắc về lựa chọn nhà thầu chưa phù hợp với đặc thù của từng dự án, các nội dung về quản lý đấu thầu và chỉ định thầu còn nhiều điểm chưa đồng nhất khiến việc thực hiện dự án gặp phải những vướng mắc không đáng có, những quy định về năng lực cửa các nhà thầu chưa sát thực tế gây khó khăn cho các nhà thầu trong nước khi muốn đấu thầu. Do đó, sửa đổi, bổ sung một số quy định trong Nghị định 52/CP và Nghị định 88/CP sẽ tạo điều kiện cho cả nhà đầu tư trong và ngoài. Theo dự kiến, Chính phủ sẽ sửa đổi quy định đối với những dự án có giá trị dưới 1 tỷ đồng và các gói thầu tư vấn dưới 500 triệu đồng được áp dụng hình thức chỉ định thầu, sự thay đổi này cũng tạo ra sự thông thoáng hơn trong các văn bản pháp quy về quy chế đấu thầu của Việt Nam.

5-Chính sách và công tác đền bù, giải phóng mặt bằng

Dưới đây là một số nội dung chủ yếu cần sớm được sửa đổi, bổ sung:

(1) Cần làm rõ hơn những điều kiện để được đền bù thiệt hại về đất, nhất là các trường hợp đất sử dụng ổn định trước ngày 8/1/1998. Cần có quy định rõ thời điểm sử dụng đất để đảm bảo không vi phạm quy hoạch của cấp có thẩm quyền phê duyệt và đã công bố hoặc không vi phạm hành lang bảo vệ công trình. Không lấn chiếm đất trái pháp luật. Đồng thời có quy định rõ ràng về thời điểm xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn cho người sử dụng đất có giấy tờ mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Những quy định này sẽ theo hướng thừa nhận thực tế sử dụng đất qua các giai đoạn khác nhau: cải cách ruộng đất, cải tạo công thương nghiệp, cải tạo nông nghiệp...

(2) Có quy định cụ thể về mức đất ở được đền bù thiệt hại. Đây là vấn đề hệ trọng và có nhiều ý kiến khác nhau, còn nhiều khiếu kiện từ nhân dân, còn nhiều ý kiến từ chính quyền các cấp.

(3) Đối với việc tính giá đất đền bù, nên bỏ hệ số k và thực hiện việc tính giá đất đền bù phù hợp với khả năng sinh lời hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại địa phương. Giá tính đất đền bù do UBND tỉnh quyết định để đảm bảo vai trò đại diện quyền sở hữu toàn dân về đất đai. Tuy nhiên, cần cho phép UBND tỉnh dựa trên quy định của Chính phủ về giá đất khi quy định đó đã phù hợp với khả năng

sinh lợi hoặc giá chuyển nhượng thực tế của đất đai để làm giá đất tính đền bù thiệt hại ở địa phương để giảm công việc cho địa phương.

(4) Đối với việc đền bù thiệt hại về tài sản, cần có quy định thống nhất với Nghị định 22/1998/NĐ-CP. Đó là đền bù 100% giá xây dựng đối với nhà cấp bốn vì loại nhà này chủ yếu là của các đối tượng nghèo nên cần được ưu tiên để họ có thể tái tạo lại ngôi nhà mới với tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương. Đồng thời, phải có quy định rõ về việc đền bù theo mức thiệt hại thực tế cho nhà từ cấp ba trở lên để đảm bảo cho mức đền bù phù hợp với những thiệt hại mà người có đất bị thu hồi.

(5) Cần đưa một số nội dung cơ bản của chính sách tái định cư vào Nghị định bao gồm các quy định đã có của Nghị định 22/1998/NĐ-CP và bổ sung thêm những quy định về: Quyền và nghĩa vụ của người bị thu hồi đất phải di chuyển đến nơi ở mới; Điều kiện bắt buộc về cơ sơ hạ tầng, nhất là trường học và cơ sở khám chữa bệnh tại khu tái định cư và các công trình phúc lợi khác phục vụ đời sống nhân dân; Công khai phương án bố trí đất ở, nhà ở tại nơi tái định cư nhằm phát huy tinh thần dân chủ tại cơ sở và tránh sự áp đặt từ phía Nhà nước; Đề ra nguyên tắc bố trí nhà ở tại nơi tái định cư đối với nhà nhiều tầng, nhiều căn hộ để làm căn cứ thực hiện.

(6)Cần bổ sung một số nội dung cụ thể về hội đồng đền bù và hội đồng thẩm định nhằm xử lý những vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện, cụ thể như sau:

-Nâng cao vai trò của chủ dự án trong việc lập, trình duyệt và thực hiện phương án đền bù, giải phóng mặt bằng. Đối với dự án phải thành lập hội đồng đền bù thiệt hại, giải phóng mặt bằng cấp tỉnh thì lãnh đạo sở chủ quản của dự án phải là phó chủ tịch thường trực để trực tiếp chỉ đạo chủ dự án trong việc lập và thực hiện phương án đền bù, giải phóng mặt bằng.

-Bổ sung những quy định cụ thể về nguyên tắc làm việc của hội đồng cũng như trách nhiệm của một số thành viên trong hội đồng đền bù, giải phóng mặt bằng như chủ tịch hội đồng, chủ dự án, đại diện của những người bị thu hồi đất.

-Có quy định cụ thể về nội dung thẩm định cũng như trách nhiệm của hội đồng thẩm định cấp tỉnh trong việc đảm bảo thời gian thẩm định nhằm đẩy nhanh tiến độ trình duyệt và thực hiện phương án đền bù cũng như trách nhiệm cụ thể của từng

thành viên hội đồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Có quy định cụ thể về nội dung thẩm định cũng như trách nhiệm của hội đồng thẩm định cấp tỉnh trong việc đảm bảo thời gian thẩm định nhằm đẩy nhanh tiến độ trình duyệt và thực hiện phương án đền bù cũng như trách nhiệm cụ thể của từng thành viên hội đồng.

6-Chuẩn bị tốt vốn đối ứng

Vốn đối ứng là một phần tài chính quan trọng và nhiều khi là điều kiện cung cấp vốn ODA của các nhà tài trợ. Vốn đối ứng có thể hiểu là phần đóng góp tài chính của phía Việt Nam trong các dự án sử dụng nguồn vốn ODA. Nhìn chung, các nhà tài trợ không bao giờ cung cấp toàn bộ số vốn cho các chương trình, dự án. Tuy nhiên, việc quy định lượng vốn đối ứng và tiến trình giải ngân không cố định một cách cứng nhắc mà tuỳ thuộc vào công tác đàm phán giữa hai bên.

Chuẩn bị tốt vốn đối ứng là một khâu quan trọng trong tiến trình thúc đẩy tốc độ giải ngân. Các nhà tài trợ bao giờ cũng đòi hỏi một khoản vốn đối ứng của phía Việt Nam nhằm bảo đảm tính hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn ODA mà họ cung cấp. Điều này gây khó khăn cho việc giải ngân, nhưng lợi ích mà nó mang lại là rất lớn và về lâu dài, thể hiện thiên chí của các nhà tài trợ dành cho Việt Nam.

Hiện nay, ngoài các dự án nhóm A được Chính phủ quan tâm giải quyết, địa phương phải tự cân đối nguồn vốn đối ứng hàng năm. Điều này làm cho một số tỉnh, thành phố lúng túng bởi phần vốn được giao phải cân đối nằm ngoài khả năng của họ. Vì vậy, Chính phủ cần có sự chỉ đạo về hướng giải quyết cho các tỉnh, thành phố gặp khó khăn.

Về phía địa phương, cần thành lập Quỹ phát triển và có kế hoạch chi tiết hàng năm về cấp và quản lý tốt nguồn vốn đối ứng cho các dự án ODA đã được phân cấp quản lý trực tiếp.

7-Thủ tục giải ngân cho các dự án

Tiếp tục cải thiện thủ tục và trình tự giải ngân cho các dự án ODA đã quy định trong Nghị định 87/CP sao cho phù hợp với thông lệ quốc tế là trong vòng 56 ngày. Hiện nay trình tự và thủ tục thanh toán còn rườm rà, tốn nhiều thời gian. Đã có một số nhà thầu yêu cầu chủ dự án thanh toán trả chậm, điều này sẽ gây khó khăn lớn

cho chủ dự án và thiệt hại cho Nhà nước. Đối với một số dự án do phải chờ phê duyệt bổ sung giá trị hợp đồng nên một số khối lượng đã hoàn thành không được giải ngân gây khó khăn cho nhà thầu.

Ban hành chế độ, chính sách đặc thù riêng về thủ tục và trình tự giải ngân để

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân ODA giai đoạn 2001-2005 tại Việt Nam (Trang 55 - 63)