Những hạn chế và những nguyên nhân cơ bản

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam Thực trạng và giải pháp (Trang 34 - 40)

4.1 Những hạn chế .

Thực tế cho thấy đầu tư trực tiếp nước ngoài đã và đang phát huy tác dụng đối với các nước đầu tư và nước nhận đầu tư .Những kết quả đạt được là không nhỏ, bên cạnh đó những hạn chế đi liền không thể bỏ qua được. Cụ thể:

• Số lượng dự án và quy mô dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam còn nhỏ: tính đến năm 2007 có 249 dự án đầu tư ra nước ngoài,với số vốn đăng ký là 1.39 tỷ đồng , tính trung bình mỗi dự án 5.582 triệu USD/Dự án. Trong khi đó chỉ tính đến cuối năm 2007 đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam đã có khoảng 9500 dự án với số vốn đầu tư 98.248 tỷ USD ,qui mô vốn đầu tư đạt 11 đến 12 triệu USD /dự án .Qua so sánh cho thấy qui mô dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam chỉ bằng 1/2.5 qui mô của dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam.Còn so sánh với các dự án đầu tư của thế giới thì qui mô từ 11 đến 12 triệu USD /dự án là qui mô trung bình ,do vậy 5.58 triệu USD / dự án cho thấy quy mô dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của việt nam ở dạng nhỏ .Năng lực tài chính của và kinh

sức cạnh tranh trong đầu tư của doanh nghiệp thấp, qui mô nhỏ sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp việt nam trước sức ép của đầu tư ra nước ngoài khác với tiểm lực tài chính mạnh hơn rất nhiều .

Trong các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cấp mới thì số lượng qui mô có tăng nhưng mà rất ít ,lượng vốn tăng lên chủ yếu là do các dự án cũ tăng vốn .từ năm 1989 đến năm 2004 qui mô 1 dự án đầu tư ra nước ngòai là 2.2 triệu USD.Đến năm 2006 Quy mô trung bình về vốn đạt 4,12 triệu USD/ dự án

Trong các năm qua, số dự án và số vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài còn hết sức khiêm tốn về qui mô so với các quốc gia khác cũng tiến hành hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Chẳng hạn, riêng năm trong năm 2005, đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đạt tới 12,3 tỷ USD, tăng tới 123% so với năm 2004. Con số này lớn hơn rất nhiều tổng số vốn đầu tư ra nước ngoài của việt nam từ trước đến nay.

Số quốc gia mà Việt Nam tập trung đầu tư cũng chưa rộng rãi, mới chỉ tập trung vào một số nước , tập trung chủ yếu là Lào và Campuchia. Hoạt động đầu tư sang các nước phát triển khác còn hết sức khiêm tốn cả về số lượng dự án lẫn qui mô nguồn vốn.

• Năng lực triển của các dự án trên tổng vốn đăng ký thấp

• Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng của Chính phủ như Bộ kế hoạch và đầu tư ,ngân hàng nhà nước , Bộ tài chính trong vấn đề quản lý dự án đầu tư ra nước ngòai còn hạn chế .Việt nam chưa thành lập được các đoàn khảo sát để đánh giá sâu hiệu quả hoạt động đầu tư ra nước ngoài.Mối quan hệ giữa cơ quan đại diện ngoại giao và thương vụ của Việt Nam ở nước ngoài với các doanh nghiệp đầu tư đầu tư ra nước ngòai còn long lẻo nên khi có vụ việc về tranh chấp xảy ra không tranh thủ được tối đa sự hỗ trợ của cơ quan nhà nước .Các qui chế liên hệ , thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan ngoại giao ,cơ quan thường

vụ trong việc cung cấp thông tin và giúp đỡ các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài chưa được qui định rõ ràng.

• Công tác thẩm định cấp giấy phép của các doanh nghiệp cho các dư án đầu tư ra nước ngoài còn chậm , qui trình chưa rõ ràng.Một số dự án thuộc diện đăng ký cấp phép đầu tư nhưng trong quá trình xử lý chậm gửi lấy ý kiến của các Bộ , ngành làm cho thời gian cấp phép kéo dài.Thậm chí đến khi nhận được giấy phép thì việc chuyển vốn đầu tư ra nước ngòai cũng bị bế tắc khiến nhiều dự án phải triển khai chậm so với kế hoạch.

Ví dụ tiêu biểu cho vấn đề này là ở công ty Thạch bàn. Công ty Thạch Bàn (Bộ Xây dựng) có dự án đầu tư nhà máy sản xuất đá granit và gạch đỏ ở Nga nhưng đã không thành công. Đây là một trong những DN đầu tiên đưa công nghệ gạch ốp lát công nghệ cao của nước ngoài vào VN. Khi sản phẩm của mình đã có tên tuổi tại thị trường trong nước và xuất khẩu, Thạch Bàn nhắm đến thị trường Nga, song dự án trị giá 1 triệu USD này đã bị phá sản. Ông Nguyễn Thế Cường, Giám đốc Công ty Thạch Bàn, cho biết nguyên nhân một phần do thủ tục cấp phép trong nước quá chậm, dự án trình 3 năm không được cấp phép đầu tư, mất hết cơ hội kinh doanh.

Tuy vậy, Do thiếu thông tin, nên việc đánh giá kết quả hoạt động của 184 dự án ĐTRNN còn hiệu lực hiện nay còn rất sơ sài, và đóng góp của những dự án này vào việc mở rộng quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam với nước sở tại vẫn chưa rõ nét. Trong khi đó tại Việt Nam, những dự án đầu tư của các DN Hoa Kỳ, Nhật Bản, Thái-lan, Đài Loan, Bỉ... hiện đóng góp hơn 50% tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang những nền kinh tế này. Hay về nhập khẩu, những dự án của DN Nhật Bản tại Việt Nam hiện chiếm hơn 65% kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ Nhật Bản. Tương tự, với những dự án của Indonesia, chỉ số này đạt hơn 57%, của Đài Loan, Hàn Quốc, Thái-lan, Hồng Công... đều đạt hơn 45%. Đó là chưa xét

lịch, giáo dục - đào tạo, y tế, giao thông - vận tải, bưu chính - viễn thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm..

4.2 Nguyên nhân của những hạn chế

4.2.1 Quan niệm sai lầm nghĩ rằng khi nào nền kinh tế thừa vốn mới tiến hành hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.

Tư duy phiến diện một chiều , nghĩ rằng đầu tư đầu tư ra nước ngoài gia tăng sẽ khiến đầu tư trong nước bị giảm sút ,chảy máu ngoại tệ ,giảm việc làm trong nước . Nói cách khác ,họ chỉ coi trọng dòng vốn vào,mà ít quan tâm hỗ trợ dòng ra ,nhất là dòng đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế ngoài nhà nước . Thực ra những người này chưa thấy hết những lợi ích nhiều mặt mà đầu tư nước ngoài đem lại cho phát triển kinh tế trong nước

4.2.2 Khả năng tài chính của các doanh nghiệp việt nam quá eo hẹp ,cộng với kinh nghiệm quản lý và kinh nghiệm thương trường của các doanh nghiệp còn rất hạn chế.Theo số liệu của tổng cục thống kê 31/12/2006 cả nước có 91756 Doanh nghiệp thực tế hoạt động,với tổng số vốn là 3062704 tỷ đồng .Doanh nghiệp nhà nước có tổng số vốn là 1601109 tỷ đồng ,chiếm 52.28%; doanh nghiệp ngoài quốc doanh có tổng nguồn vốn là 856986 tỷ đồng,chiếm 27.98% ; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có tổng nguồn vốn là 604609 tỷ động chiếm 19.74%. Xét riêng từng doanh nghiệp,vốn đầu tư rất nhỏ ,năm 2006 bình quân mỗi doanh nghiệp có số vốn là 33.378 tỷ đồng , trong đó số Doanh nghiệp có qui mô vốn từ 0.5 đến 1 tỷ đồng là 21808 doanh nghiệp,chiếm 16.6% số doanh nghiệp; doanh nghiệp có vốn từ 1 đến 5 tỷ đồng là 63954 chiếm 48.6% số doanh nghiệp; doanh nghiệp có vốn từ 5-10 tỷ đồng là 12670 chiếm 9.6% số doanh nghiệp; doanh nghiệp có 10-50 tỷ đồng là 11502 chiếm 8.75% số doanh nghiệp ; doanh nghiệp có từ 50-200 tỷ là 3837 doanh nghiệp chiếm 2.92 % số doanh nghiệp; doanh nghiệp có từ 200-500 tỷ đồng là 1013 doanh nghiệp chiếm 0.77% số doanh

nghiệp; doanh nghiệp có trên 500 tỷ đồng là 640 doanh nghiệp chiếm 0.48% số doanh nghiệp.

Như vậy ta thấy đa số các doanh nghiệp hoạt động trong lượng vốn thấp từ 1-5 tỷ đồng , điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế. Điều kiện để một doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài hay một dự án đầu tư muốn được tiến hành hoạt động đó là huy động vốn. Thực tế hiện nay vấn đề huy động vốn rất khó khăn khi muốn vay ngân hàng. Rất hiếm, thậm chí là không có ngân hàng thương mại nào chấp nhận cho các DN vay ngoại tệ để đầu tư ra nước ngoài. Bởi hai lý do: một là, các ngân hàng thương mại không có cơ chế để quản lý nguồn tiền vay khi họ không có văn phòng đại diện ở quốc gia mà DN đầu tư. Hai là, mặc dù việc vay ngoại tệ đã được quy định trong nghị định 22/1999/NĐ/CP, song cơ chế quản lý ngoại hối của ngân hàng Nhà nước hiện nay chưa quy định về quản lý đồng tiền đầu tư ra nước ngoài. Không chỉ khó khăn trong việc vay vốn, hiện nay các thủ tục chuyển tiền ra nước ngoài và chuyển lợi nhuận từ nước ngoài về Việt Nam cũng đang là vấn đề bức xúc của nhiều DN.

4.2.3 Luật và hỗ trợ của nhà nước

Ban hành các văn bản pháp luật hướng dẫn các doanh nghiệp tiến hành đầu tư trực tiếp còn chậm ,thủ tục còn rườm rà không có tác dụng khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài. Quy trình thẩm định và đăng ký cấp giấy phép đầu tư ra nước ngoài còn một số bất cập như thời gian kéo dài ,qua nhiều đầu mối ,thiếu các qui định và chế tài cụ thể về quản lý dự án sau giấy phép dẫn đến việc quản lý dự án sau giấy phép gặp khó khăn , thông tin không chính xác. DN nước ngoài vào Việt Nam đầu tư được cố gắng cấp phép trong vòng 30-45 ngày, còn DNVN đầu tư ra nước ngoài thủ tục lại lòng vòng thậm chí còn bị cản trở, mặc dù nghị định đã quy định thời gian cấp phép đầu tư ra nước ngoài không quá 30 ngày, nhưng với thủ tục

trong khâu thẩm định dự án, các bộ - ngành liên quan cứ phải chờ đợi ý kiến của nhau, sau đó lại phải họp vài lần mới đi đến thống nhất. khiến cho DN lỡ mất cơ hội đầu tư. Sự hỗ trợ của nhà nước đối với họat động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài còn quá mờ nhạt và thiều đồng bộ từ chủ trương đến các biện pháp cụ thể .Sự phối hợp của các cơ quan chức năng của các cơ quan của chính phủ trong việc quản lý các dự án đầu tư ra nước ngoài còn nhiều hạn chế , mối quan hệ giữa các doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động đầu tư ra nước ngòai với các cơ quan đại diện ngoại giao và thương vụ củ việt nam ở nước ngoài còn lỏng lẻo nên các doanh nghiệp việt nam ở nước ngoài ít được hỗ trợ. Theo nghị định 78 /2006/NĐ-CP hiện nay đầu tư ra nước ngoài còn bị hạn chế về tài chính : theo điều 9 NĐ 78 , dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm ,tài chính ,tín dụng, báo chí, phát thanh truyền hình,viễn thông có sử dụng vốn nhà nước từ 150 tỷ đồng trở lên hoặc vốn của các thành phần kinh tế từ 300 tỷ đồng trở lên phải được Thủ tướng chấp nhận. Hoặc vốn của các thành phần kinh tế tư 600 tỷ đồng trở lên cũng phải được thủ tướng chấp nhận.Tại sao chúng ta lại giới hạn đầu tư ra nước ngoài như vậy ,trong khi năng lực tài chính, công nghệ và nhiều khả năng khác của giới DN của ta hiện lớn hơn thế nhiều. Ta đang tiến tới một Luật DN chung và Luật đầu tư chung nhằm kêu gọi tốt hơn nữa nguồn vốn đầu tư và công bằng trong chính sách vậy thì tại sao không tạo mọi điều kiện tốt nhất để DN ta có thể đầu tư ra nước ngoài? Cần phải biết là còn có nhiều nước nghèo hơn ta đang cần vốn, cần công nghệ của các nước giàu. Trong khi nhiều nước giàu không thèm ngó ngàng đến họ thì sao ta lại bỏ qua trong khi đầu tư này rất phù hợp với nhiều DN Việt Nam”. Hoặc là những lợi nhuận trong việc tái đầu tư: Theo điều 18 ,trường hợp dùng lợi nhuận thu được từ dự án đầu tư nước ngoài để tái đầu tư vào chính dự án đó thì phải được Bộ KH-ĐT điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư ;Trường hợp dùng lợi nhuận thu được từ dự án đầu tư ở nước ngoài để đầu tư vào dự án khác ở

nước ngoài thì phải được Bộ KH-ĐT cấp giấy chứng nhận đầu tư cho dự án khác đó.

Vấn đề hỗ trợ các doanh nhân,doanh nghiệp việt nam đầu tư kinh doanh ở nước ngoài vẫn chưa được quan tâm đúng mức . Nhiều cơ quan quản lý còn mang nặng tâm lý trong nước còn thiếu vốn, không nên đầu tư ra nước ngoài,bởi đầu tư ra nước ngoài làm giảm nguồn vốn đầu tư trong nước .Bên cạnh đó ,mối quan hệ giữa cơ quan đại diện ngoại giao và thương vụ ta ở nước ngoài với các doanh nghiệp việt nam còn lỏng lẻo nên khi có vụ tranh chấp xảy ra doanh nghiệp sẽ không tranh thủ được tối đa sự hỗ trợ của của Nhà nước .

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam Thực trạng và giải pháp (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w