2 Mở rộng, phát trỉển đồng bộ và nâng cao chất lượng các dịch vụ hỗ

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam Thực trạng và giải pháp (Trang 45 - 49)

1. Về nhận thức

2.1. 2 Mở rộng, phát trỉển đồng bộ và nâng cao chất lượng các dịch vụ hỗ

trợ doanh nhân ,doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài

Ưu tiên nổi bật trong số các dịch vụ này là cung cấp thông tin thị trường (chất lượng,giá cả và cung cầu cũng như triển vọng sản phẩm ) ; thông tin đối tác ,cơ hội kinh doanh ; thông tin về môi trường đầu tư ( các qui định pháp lý , thủ tục xuất-nhập khẩu ; các yêu cầu và giấy chứng nhận về vệ sinh an toàn thực phẩm ; các đặc điểm văn hóa ,thị hiếu tiêu dùng ,hệ thống phân phối hàng...) và các dịch vụ xúc tiến thương mại ( hội chợ, triển lãm, quảng cáo và tham quan thị trường,môi giới và tiếp xúc với các đối tác tiềm năng...) .Để làm được điều này có những đề sau:

a. Cơ quan quản lý nhà nước mà Bộ Kế hoạch Đầu tư chủ trì sẽ phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức thu thập thông tin có thể định kỳ hàng năm biên soạn thành sách bằng tiếng Việt để cung cấp cho các doanh

nghiệp trong nước, các doanh nghiệp đang có ý định đầu tư ra nước ngoài về:

+ Chính sách thu hút đầu tư, luật pháp chính sách liên quan đến hoạt động đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tại nước sở tại. + Các tiềm năng và cơ hội đầu tư trong một số ngành, lĩnh vực cụ thể tại nước sở tại.

+ Các dự án đầu tư cụ thể đã được Chính phủ 2 nước ký thỏa thuận. + Các dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài của tại nước sở tại.

b. Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại các nền kinh tế cung cấp cho các doanh nghiệp đang và sẽ hoạt động đầu tư tại nước sở tại cũng như cơ quan quản lý nhà nước liên quan các loại thông tin sau:

+ Thông tin về chính sách thu hút đầu tư và các chính sách, luật pháp liên quan trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp bằng tiếng Việt (xuất bản sách hướng dẫn đầu tư sang Lào, Campuchia); Thường xuyên cập nhật các thay đổi về luật pháp chính sách để cung cấp cho doanh nghiệp.

+ Định kỳ cung cấp các chỉ số kinh tế vĩ mô của nước sở tại: quy mô, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế…., quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước;

+ Tổ chức thu thập thông tin về các thị trường cụ thể nhà đầu tư quan tâm 2.1.3 Về chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước

Khi đầu tư ra nước ngoài nhà đầu tư chịu rất nhiều rủi ro trong quá trình nghiên cứu, trong hoạt động đầu tư ,do vậy cần phải có sự hỗ trợ về chính sách của nhà nước

2.1.3.1 Hỗ trợ nguồn vốn đầu tư:

Đối với một số dự án đầu tư để thực hiện mục tiêu quan trọng có tác động tích cực tới phát triển kinh tế của nước ta như sản xuất điện nhập khẩu về Việt Nam, khai thác một số khoáng sản thay thế nhập khẩu phục vụ sản xuất chế biến trong nước, đề nghị được hưởng chính sách ưu đãi hỗ trợ về nguồn

- Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam-BIDV cho phép chủ đầu tư vay tối thiểu 30% tổng vốn đầu tư của dự án và cho phép miễn hình thức đảm bảo tiền vay bằng tài sản, được hưởng lãi xuất ưu đãi. Chính phủ có thể đứng ra bảo lãnh vốn vay của doanh nghiệp.

- Các ngân hàng thương mại trong nước cho vay vốn đối với các dự án đầu tư tại một số nền kinh tế đặc biệt (Lào, Campuchia, LB Nga) trong các lĩnh vực nêu trên và được phép cho vay vượt 15% vốn điều lệ của Ngân hàng Thương mại.

- Trong một số trường hợp đặc biệt, nhà nước có thể góp vốn cùng với doanh nghiệp để thực hiện dự án, chia sẻ rủi ro với doanh nghiệp.

2.1.3.2 Chính sách ưu đãi về thuế:

Thuế là công cụ tài chính số 1 có tác động đến khả năng tạo lợi nhuận của dự án đầu tư,do thuế ảnh hưởng đến thu nhập ,khả năng sinh lời của đồng vốn và đến khả năng tái đầu tư của doanh nghiệp .

Có chính sách ưu đãi về thuế đối với các doanh nghiệp đầu tư trong một số lĩnh vực đặc thù .Các lĩnh vực này được xây dựng căn cứ theo các tiêu chí sau như: số lao động mà các doanh nghiệp đưa ra nước ngoài theo dự án ,mục đích đầu tư (mở rộng thị trường tiêu thụ ,khai thác tài nguyên của nước sở tại mà việt nam không có hoặc có nhưng đang khan hiếm ,sản xuất điện nhập khẩu về Việt Nam, khai thác một số khoáng sản thay thế nhập khẩu, phục vụ sản xuất chế biến trong nước...),các dự án đầu tư trong lĩnh vực trên được áp dụng mức thuế suất ưu đãi về khoản thời gian miễn giảm thuế, mà cụ thể cho miễn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần lợi nhuận chuyển về nước đã được nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại nước sở tại . Cho phép các dự án mà doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ở nước ngoài được hưởng các ưu đãi thuế đầu tư ít nhất là ngang hàng với doanh nghiệp trong nước đang được hưởng theo luật,nếu như lĩnh vực hoạt động của các dự án đầu tư ra nước ngoài giống hay bổ sung cho hoạt động của các doanh nghiệp ở trong nước.

2.1.3.3 Về thực hiện các hiệp định, thỏa thuận song phương, đa phương:. Sớm triển khai và thực hiện thống nhất các nội dung của các hiệp định, thỏa thuận song phương, đa phương giữa Việt Nam với các nước, trong đó có Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư cũng như Hiệp định tránh đánh thuế trùng của Việt Nam với các nước để làm cơ sở cho hoạt động đầu tư của doanh nghiệp mỗi nước.

2.1.3.4 Về chính sách ngoại hối

Sự biến động trên thị trường ngoại hối có tác động rất lớn đến với nhu cầu đầu tư ra nước ngoài của việt nam. Khi đầu tư ra nước ngoài thì có sự chuyển đổi ngoại tệ giữa các nước với nhau, nguy cơ tiềm tàng nhất là rủi ro trong tỷ giá hối đoái ảnh hướng đến nguồn vốn đưa ra cũng như nguồn vốn nhận về., ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp .Thuận lợi trong trao đổi ngoại tệ rút ngăn thời gian vốn ứ đọng ở các ngân hàng do chờ chuyển tiền ra nước ngoài .

Những chính sách cần phải thực hiện để có thị trường ngoại hối hoạt động có hiệu quả tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài:

+ Hoàn thiện tổ chức ngoại tệ liên ngân hàng theo hướng đẩy mạnh các nghiệp vụ kỳ hạn và hoán đổi, cho phép các ngân hàng thương mại thực hiện giao dịch quyền chọn và hợp đồng tương lai để phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái cho các doanh nghiệp khi thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh trên phạm vi quốc tế.

+ Thành lập công ty môi giới ngoại tệ để đóng vai trò cầu nối giữa cung và cầu ngoại tệ trên thị trường .Trước mắt, khi hệ thống công ty môi giới chưa hình thành thì có thể cho phép một số ngân hàng thương mại thành lập các công ty con đảm nhiệm chức năng môi giới ngoại tệ trên thị trường ngoại hối Việt Nam.

2.1.3.5 Về đào tạo lao động

nhà đầu tư cả về số lượng lẫn chất lượng. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam bắt buộc phải đưa lao động từ Việt Nam sang với số lượng lớn để làm việc hoặc đưa các lao động người Lào về Việt Nam để đào tạo. Do đó, kiến nghị Chính phủ có cơ chế, chính sách để hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư sang Lào, Campuchia đào tạo các lao động người Lào, Campuchia hoặc đào tạo các lao động Việt Nam sang làm việc tại Lào, Campuchia.

Các khoản viện trợ, hỗ trợ của Việt Nam cho một số nước (Lào, Campuchia) cần gắn chặt và tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư ví dụ như hỗ trợ đào tạo nghề gắn với các lĩnh vực đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam sang Lào, Campuchia; viện trợ đào tạo các cán bộ cấp xã của Lào, Campuchia tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam Thực trạng và giải pháp (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w