I. CÁC GIẢI PHÁP Ở CẤP VĨ MÔ
I.1. CỤ THỂ HOÁ CHỦ TRƯƠNG PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VỚI CÁC NƯỚC BẮC PH
VỚI CÁC NƯỚC BẮC PHI
Phát triển quan hệ thương mại với Bắc Phi nói riêng và Châu Phi nói chung là một chủ trương đã được Đảng và Nhà nước ta xác định rõ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ kinh tế đối ngoại của đất nước. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải có những biện pháp để cụ thể hóa chủ trương đó. Một số biện pháp dưới đây được đánh giá là có thể sẽ tạo bước đột phá cho việc phát triển quan hệ thương mại với lục địa này.
a) Trước mắt, Chính phủ cần đề ra một Chiến lược phát triển kinh tế thương
mại với Bắc Phi giai đoạn 2005-2010, được xây dựng với sự phối hợp của các Bộ, ngành hữu quan. Chiến lược này cần tập trung vào những nội dung chủ yếu sau:
Tư tưởng chỉ đạo, nguyên tắc và mục tiêu cần đạt được;
Những biện pháp chính sách cần thực hiện;
Những phương tiện cần thiết để thực hiện các biện pháp chính sách;
Chính phủ cũng cần nghiên cứu khả năng thành lập một tiểu ban, hoặc một tổ công tác hỗn hợp gồm đại diện các Bộ, ngành có nhiệm vụ chuyên trách về quan hệ kinh tế thương mại với thị trường Bắc Phi nói riêng và Châu Phi nói chung, đề xướng và điều phối các lĩnh vực hợp tác cụ thể giữa Việt Nam và các nước Bắc Phi, giống như kinh nghiệm của Trung Quốc.
b) Đặc biệt, để cụ thể hóa chủ trương phát triển quan hệ kinh tế thương mại
với các nước Bắc Phi, nhất thiết phải sớm tăng cường mạng lưới các cơ quan đại diện ngoại giao, đại diện thương mại ở nước ta tại khu vực này, giảm bớt tình trạng vừa thiếu vừa theo chế độ kiêm nhiệm như hiện nay.
Trên tinh thần này, nước ta cần đẩy nhanh việc mở cơ quan đại diện ngoại giao và thương mại tại Maroc trong năm 2005 và cho phép thành lập thương vụ tại Libi.
Đồng thời cần phải củng cố các cơ quan đại diện ngoại giao đã có theo hướng chuyên sâu, đủ về số lượng, cao về chất lượng, và đảm bảo các phương tiện cần thiết chuẩn bị cho việc tìm hiểu, xúc tiến và mở rộng quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực. Ngoài địa bàn sở tại, Sứ quán nước ta ở các nước Châu Phi cần được tạo điều kiện mở rộng hoạt động sang các địa bàn kiêm nhiệm.
Với mạng lưới trên 40 cơ quan Thương vụ ở khắp thế giới, Bộ Thương mại có điều kiện dựa vào những "cánh tay quyền lực vươn dài" này trong công tác phát triển thị trường. Tuy nhiên số lượng các Thương vụ vẫn còn thiếu, đặc biệt là ở Bắc Phi nói riêng và Châu Phi nói chung. Nước ta cho đến nay mới chỉ có 3 Thương vụ (2 ở Bắc Phi : Ai Cập và Angiêri) trên tổng số 54 nước châu Phi. Do vậy, mở thêm Thương vụ là giải pháp hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ thương mại với châu lục này. Thực tế của thập niên 90 đã chỉ ra là từ khi nước ta mở Thương vụ ở Ai Cập buôn bán với nước này đã tăng trưởng nhanh chóng. Việc mở thương vụ chính thức tại Maroc năm 2005 sẽ tạo điều kiện mở rộng buôn bán với EU, các nước trong UMA cũng như các nước khác ở vùng Đông Bắc Châu Phi, gia tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới.
Hiện nay Bộ Thương mại đã xây dựng quy chế làm việc của cơ quan Thương vụ ở nước ngoài, trong đó đề ra những yêu cầu cụ thể cho cơ quan Thương vụ. Riêng đối với Bắc Phi, trong hoàn cảnh còn thiếu Thương vụ như hiện nay, cần tạo
điều kiện cho Thương vụ ở Ai Cập và Angieri mở rộng hoạt động sang các địa bàn khác, ít nhất cũng là công tác nghiên cứu thị trường. Chẳng hạn, Thương vụ Ai Cập cần đảm nhận nghiên cứu thêm thị trường Tuynidi, Libi. Ngoài ra, do Ai Cập và Angieri đều có vị trí quan trọng ở Châu Phi nên hầu như tất cả các nước Châu Phi đều có đại diện ngoại giao và thương mại ở thủ đô ba nước này. Đây là điều kiện thuận lợi để Thương vụ của ta gặp gỡ tiếp xúc, tìm hiểu thêm thông tin về thị trường các nước Châu Phi và gửi về nước.
c) Tất cả các nước Bắc Phi đều cử cơ quan đại diện ở Việt Nam hoặc Trung
Quốc, Thái Lan… kiêm nhiệm Việt Nam. Hiện nay, đã có Sứ quán và Thương vụ của Ai Cập, Angiêri và Libi ở Việt Nam. Việc thiếu cơ quan đại diện của các nước như Maroc và Tuynidi tại Hà Nội gây không ít khó khăn cho các đơn vị chức năng cũng như các doanh nghiệp trong hoạt động xúc tiến thương mại với thị trường Bắc Phi nói riêng và Châu Phi nói chung (thiếu thông tin, thủ tục đi lại khó khăn…). Vì vậy, qua con đường ngoại giao, Bộ Ngoại giao cần sớm đề nghị và tạo điều kiện cho các nước Bắc Phi mở thêm cơ quan đại diện ngoại giao và Thương vụ tại Hà Nội (đặc biệt là Maroc).
d) Chủ trương phát triển quan hệ thương mại với Bắc Phi nói riêng và Châu
Phi nói chung cũng cần phải được cụ thể hóa thông qua việc thường xuyên trao đổi các đoàn lãnh đạo cao cấp. Từ các chuyến thăm của lãnh đạo cao cấp hai bên, rất nhiều vấn đề trong quan hệ song phương được khai thông. Ngoài ra qua những chuyến thăm này, chúng ta có thể ký được các Hiệp định, các biên bản ghi nhớ hoặc các hợp đồng cấp Chính phủ, mở đường cho hoạt động thương mại hai chiều. Cần lưu ý là thế hệ lãnh đạo hiện nay ở các nước Bắc Phi là thế hệ sinh ra và trưởng thành từ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trước kia, rất có cảm tình với Việt Nam. Vì vậy nhất thiết chúng ta phải biết tận dụng những cảm tình đang có đối với Việt Nam của các nhà lãnh đạo Bắc Phi, hướng nó vào phát triển quan hệ kinh tế thương mại, trước khi quyền lực được bàn giao cho những thế hệ lãnh đạo trẻ hơn, chỉ biết đến Việt Nam như một quốc gia năng động ở Châu Á giống như nhiều quốc gia khác.
e) Tháng 5/2003, lần đầu tiên ở Việt Nam đã có cuộc hội thảo quy mô quốc
và phát triển trong thế kỷ 21". Đây là cuôc hội thảo lần đầu tiên được tổ chức ở Việt Nam với chủ đề này, có sự tham gia của nhiều Bộ, ngành và doanh nghiệp trong nước, cùng trên 30 đoàn khách từ các nước Châu Phi và các tổ chức quốc tế. Cuộc hội thảo này có ý nghĩa hết sức quan trọng, và đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam với các nước Châu Phi. Năm 2004, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang châu Phi đạt 408 triệu USD tăng gần gấp đôi so với năm 2003 (229 triệu USD). Tuy nhiên, để đảm bảo tính liên tục và phát huy được hiệu quả của những cam kết, nhất trí đạt được qua cuộc hội thảo lần đầu này, cần tổ chức định kỳ cuộc hội thảo với chủ đề trên từ 3-5 năm một lần để hai bên (Việt Nam và các nước Châu Phi) tổng kết những tiến bộ đạt được trong hợp tác Việt Nam - Châu Phi từ sau cuộc hội thảo lần trước và xác định những phương hướng mới cho sự hợp tác này. Riêng đối với quan hệ thương mại, rút kinh nghiệm từ cuộc hội thảo lần đầu, nhất thiết phải mời đại diện các doanh nghiệp Châu Phi tham dự các cuộc hội thảo lần sau, tạo điều kiện cho họ gặp gỡ các doanh nghiệp Việt Nam thì hai bên mới có thể trực tiếp tìm hiểu những cơ hội kinh doanh cụ thể. Ngoài ra, cũng cần có cơ chế giám sát việc triển khai những thỏa thuận đạt được từ các cuộc hội thảo. I.2. CỦNG CỐ KHUNG PHÁP LÝ CHO QUAN HỆ THƯƠNG MẠI
Trên thực tế, trong số 5 nước Bắc Phi, nước ta mới hoàn tất việc tạo lập khung pháp lý tạm đủ cho các hoạt động thương mại và đầu tư với Ai Cập (hai nước đã ký hiệp định thương mại, hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, hiệp định tránh đánh thuế hai lần, hiệp định hợp tác về du lịch). Với các nước khác, về cơ bản mới chỉ dừng lại ở hiệp định thương mại.
Vì vậy, các cơ quan quản lý Nhà nước cần đẩy nhanh việc đàm phán và ký kết các hiệp định thương mại, hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, hiệp định tránh đánh thuế hai lần, hiệp định ngân hàng tài chính, hiệp định về du lịch, hiệp định về bảo hộ sở hữu trí tuệ... với từng nước Bắc Phi trên cơ sở có tính đến các quy định của WTO cũng như các nguyên tắc, thỏa thuận của các tổ chức liên kết kinh tế khu vực, để tạo ra những điều kiện có lợi nhất cho tiến trình thâm nhập, mở rộng thị trường và phát triển buôn bán của nước ta trong thời gian tới.
Bên cạnh đó cũng cần rà soát lại những hiệp định thương mại đã ký từ khá lâu (chẳng hạn với Ai Cập) để có những sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình
mới (chẳng hạn quy chế đối xử quốc gia). Với các nước khác như Maroc, Libi, Tuynidi, Angiêri… cần xúc tiến để sớm ký hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, hiệp định tránh đánh thuế hai lần cũng như hiệp định hợp tác trên các lĩnh vực khác, trong đó có bảo hộ sở hữu trí tuệ.