Khung pháp lý cho hoạt động MGCK

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nghiệp vụ môi giới tại công ty chứng khoán Việt Nam (Trang 49 - 52)

10 CtyCK Mêkông Mkc Hà nội 6 Môi giới, t vấn đầut CK

2.2.1 Khung pháp lý cho hoạt động MGCK

Môi giới chứng khoán là nghiệp vụ chủ yếu của các công ty chứng khoán trong thời điểm hiện nay.

Nghị định 48/1998/NĐ-CP đợc Chính phủ ban hành ngày 11/7/1998 là văn bản pháp lý cao nhất hiện tại về chứng khoán và TTCK. Nghị định này quy định việc phát hành chứng khoán ra công chúng, giao dịch chứng khoán và các dịch vụ liên quan đến chứng khoán và TTCK trên lãnh thổ Việt Nam.

Nghị định nêu rõ: ” môi giới chứng khoán là hoạt động trung gian hoặc đại diện mua bán chứng khoán cho khách hàng để hởng hoa hồng.” Một công ty chứng khoán muốn hành nghề môi giới chứng khoán phải có mức vốn pháp định là 3 tỷ đồng. Theo sau nghị định 48/1998 của Chính phủ, UBCKNN đã ban hành quyết định số 04/1998/QĐ-UBCK3 ngày 13/10/1998 về việc ban hành quy chế về tổ chức và hoạt động của Công ty Chứng khoán. Trong chơng 4 của quyết định này nêu rõ: Công ty chứng khoán phải hoạt động theo nguyên tắc giao dịch trung thực và công bằng, vì lợi ích của khách hàng; kinh doanh có kỹ năng, tận tuỵ, có tinh thần trách nhiệm; đảm bảo nguồn tài chính trong cam kết kinh doanh chứng khoán với khách hàng; tổ chức và thực hiện công tác thanh tra và kiểm soát nội bộ để đảm bảo hoạt động cho công ty, nhân viên của công ty phù hợp với các quy định của pháp luật.

Điều 21, Quyết định 04 quy định, việc mở quản lý tài khoản của khách hàng phải đợc thực hiện trên cơ sở hợp đồng giữa công ty chng khoán và khách hàng; công ty phải quản lý tài khoản của khách hàng tách biệt với tài sản chứng khoán của công ty. Hàng tháng hoặc theo yêu cầu của khách hàng, công ty chứng khoán phải gửi cho khách hàng bản sao kê tài khoản tiền và chứng khoán trên tài khoản; công ty chứng khoán không đợc tiết lộ các thông tin về tài khoản

của khách hàng nếu cha đợc khách hàng đồng ý bằng văn bản trừ những trờng hợp thông tin này phải báo cáo cho UBCKNN, TTGDCK hoặc yêu cầu của cơ quan nhà nớc có thẩm quyền. Trong quyết định này cũng nêu rõ công ty chứng khoán đợc cấp giấy phép thực hiện môi giới, tự doanh phải liên tục duy trì mức vốn khả dụng tối thiểu 8% trên tổng vốn nợ đã điều chỉnh. Quy định này nhằm đảm bảo khả năng tài chính của công ty trong các giao dịch.

Phí môi giới mua bán chứng khoán cho khách hàng: Đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu t: tối đa không quá 0,5% trị giá giao dịch. Trái phiếu: Tối đa không quá 0,25% trị giá giao dịch.

Khách hàng nắm giữ chứng chỉ chứng khoán và muốn đa vào giao dịch, nhân viên yêu cầu khách hàng nộp chứng chỉ chứng khoán trớc khi đặt lệnh. Khi khách hàng nộp chứng chỉ, thành viên phải giao cho khách hàng biên lai nhận chứng chỉ chứng khoán và thực hiện lu ký tại trung tâm giao dịch chứng khoán.

Theo văn bản mới nhất đợc ban hành, Khách hàng có thể đặt lệnh giới hạn hoặc lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh( ATO). Đây là lệnh mua bán chứng khoán nhng không ghi trớc giá do ngời đầu t đa ra cho môi giới để thực hiện theo mức gía khớp lệnh. Lệnh nhập vào hệ thống giao dịch không đợc phép huỷ bỏ trong cùng đợt khớp lệnh nhng đợc huỷ bỏ phần còn lại của lệnh gốc hoặc hoặc lệnh gốc cha đợc thực hiện ở lần khớp lệnh trớc. Mức ký quỹ bằng tiền mặt trong trờng hợp khách hàng mua chứng khoán là 70% giá trị chứng khoán đặt mua.

Trờng hợp ngời hành nghề kind doanh chứng khoán là: a)Ngời hành nghề kinh doanh chứng khoán đồng thời làm việc hoặc góp vốn vào 2 hay nhiều công ty chứng khoán, làm giám đốc, thành viên hội đồng quản trị, cổ đông sở hữu trên 5% cổ phần có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành.b) Ngời hành nghề kinh doanh trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia bán khống chứng khoán không thuộc quyền sở hữu tại thời điểm giao dịch, mua bán chứng khoán trong khi tổ chức phát hành cha công bố thông tin ra công chúng, công bố tuyên truyền sai sự thật, tham gia hoạt động và cho vay chứng khoán, tham gia hoạt động thao túng, lũng đoạn thị trờng.

Tóm lại, qua việc phân tích các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động môi giới chứng khoán có thể rút ra nhận xét sau:

Trong thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều cố gắng trong việc soạn thảo, phê chuẩn và ban hành các văn bản pháp luật để điều chỉnh hoạt động theo kịp với sự thay đổi của môi trờng kinh tế. Điều này tạo điều kiện tốt cho sự phát triển của công ty chứng khoán nói chung và nghiệp vụ môi giới chứng khoán nói riêng.

Tuy nhiên khung pháp lý hiện nay chỉ phù hợp với thị trờng mới thành lập còn nhỏ bé, lợng hàng hóa cha nhiều. Cơ chế xử phạt hành chính trong lĩnh vực chứng khoán cha cụ thể, mức độ chế tài không cao. Thực tế trong suốt 3 năm hoạt động vừa qua, ngời môi giới có thể sử dụng hàng ngàn kẽ hở để mu lợi bất chính, nh đặt lệnh trớc khách hàng, giao dịch thái quá để lấy phí, mua bán lén lút không thông báo cho công ty chứng khoán. Hoạt động thị trờng là mỗi ghi nhận về vấn đề phát sinh cha đợc lờng trớc về mặt kỹ thuật( Mở tài khoản tại nhiều công ty, đặt nhiều lệnh trong một phiên giao dịch) cũng nh về ý thức( thông tin sai lệch, chậm trễ, nội gián). Những điều mắt thấy tai nghe đã khiến không ít nhà đầu t nghi ngờ về đạo đức nghề nghiệp của một số ngời đang hành nghề môi giới. Hiện tại, cha có những quy định chi tiết về sự phối hợp thanh tra giữa Uỷ ban chứng khoán Nhà nớc và trung tâm giao dịch chứng khoán trong hoạt động giám sát trên thị trờng, hay việc phối hợp trong công tác kiểm tra trực tiếp tại công ty chứng khoán. Ngoài ra, cho đến thời điểm này cũng cha có quy định cụ thể về đạo đức nghề nghiệp của các nhân viên môi giới. Trong quy chế về tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoán mới chỉ quy định một cách chung chung về nghĩa vụ của công ty nh : Cung cấp một cách đầy đủ, trung thực, kịp thời cho khách hàng, công ty phải tách biệt hoạt động môi giới cho khách hàng và hoạt động tự doanh của công ty...nhng cha có những quy định cụ thể những vấn đề đó. Trong chơng VIII của Nghị định 48/1998/NĐ-CP, quy định các hành vi bị cấm và hạn chế, trong đó có mua bán nội gián. Theo đó, một số tổ chức cá nhân “ không đợc trực tiếp mua bán chứng khoán trong khi tổ chức phát hành cha công bố ra công chúng các thông tin có ảnh hởng đến giá chứng khoán.” Tuy nhiên, các thông tin ảnh hởng đến giá chứng khoán là thông tin nào, luật khôn ghi rõ. Việc kiểm soát, xử phạt hành vi giao dịch nội gián là rất khó khăn, nếu nh không muốn nói là không thực hiện đợc với những quy định nh hiện nay. Để nghiệp vụ môi giới phát triển hơn nữa và đảm bảo sự quản lý của Nhà nớc, tạo lòng tin của công chúng đầu t thì việc hoàn thiện khung pháp lý, nâng cao hiệu lực của văn bản pháp luật về chứng

khoán là một điều cấp bách. Hơn nữa, việc tạo một môi trờng pháp lý thuận lợi cho nghiệp vụ môi giới của các công ty chứng khoán cũng cần phải đợc xem xét, để nghiệp vụ này ngày càng phát triển trong tơng lai.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nghiệp vụ môi giới tại công ty chứng khoán Việt Nam (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w