Tạo môi trường pháp lý đầy đủ, đồng bộ cho tổ chức và hoạt

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa công ty Giao nhận kho vận ngoại thương (Trang 95 - 100)

6. Ban qu¶n lý dù ¸n

3.3.3.Tạo môi trường pháp lý đầy đủ, đồng bộ cho tổ chức và hoạt

công ty sau cổ phần hóa:

Lựa chọn ban lãnh đạo doanh nghiệp sau cổ phần hóa đủ năng lực, cần theo dõi để phát hiện và kịp thời khắc phục những hiện tượng liên kết vốn không chính đáng nhằm đưa một cá nhân lên điều hành doanh nghiệp.

Nhà nước cần có chính sách tạo điều kiện để các doanh nghiệp sau cổ phần hóa được quyền huy động vốn rộng rãi từ nhiều nguồn. Giảm bớt tỷ lệ cổ phần Nhà nước nắm giữ tại công ty sau cổ phần hóa để thu hút thêm nguồn vốn từ bên ngoài cho công ty cổ phần.

Tiếp tục nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với DNNN sau cổ phần hóa, đặc biệt là việc bán bớt phần vốn Nhà nước tại DN, phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.

Chính sách đối với người lao động: cần có các biện pháp giải quyết thỏa đáng các vấn đề lao động dôi dư. Sau cổ phần hóa công ty có quyền chọn, sử dụng những người đáp ứng được yêu cầu công việc. Những người không đáp ứng được yêu cầu công việc cần có chính sách giải quyết bằng các chế độ rõ ràng, thỏa đáng như cho về hưu, về mất sức hoặc đào tạo lại đối với những người còn trẻ, sức khỏe tốt, có khả năng đáp ứng công việc mới. Có chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho người lao động về năng lực làm chủ doanh nghiệp, năng lực quản lý, chuyên môn, nghề nghiệp.

3.3.4. Tổ chức thực hiện phương án cổ phần hoá công ty Giao nhận kho vận ngoại thương:

Căn cứ vào nhu cầu bức thiết phải cổ phần hoá công ty VIETRANS như đã phân tích ở trên, đồng thời rút kinh nghiệm từ công tác cổ phần hoá các chi nhánh của công ty tôi xin đề xuất phương án cổ phần hoá như sau:

Về hình thức cổ phần hoá: hoạt động sản xuất kinh doanh của của công ty rất đa dạng bao gồm nhiều loại hình: dịch vụ giao nhận vận tải, dịch vụ xây dựng, dịch vụ chuyển phát nhanh, kinh doanh cầu cảng và dịch vụ biển...thuộc nhiều lĩnh vực, ngành nghề. Với chức năng hoạt động như vậy, cũng giống như các chi nhánh của mình việc xây dựng hình thức cổ phần hoá cho công ty phải theo hướng mở rộng đầu tư, tăng năng lực vốn, phát huy các thế mạnh hiện có phù hợp với hệ thống quản lý hiện đại trong xu thế hội nhập và phát triển. Căn cứ Nghị định 109/2007/NĐ- CP ngày 26/06/2007 của Chính phủ về việc chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần đồng thời qua quá trình cổ phần hoá các chi nhánh của công ty và theo những yêu cầu đặt ra cho việc phát triển doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế tôi khuyến nghị công ty nên lựa chọn hình thức cổ phần hoá: ”bán bớt một phần vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp để thu hút vốn ”.

Về phương pháp định giá doanh nghiệp: xét tình hình thực tế trong việc định giá doanh nghiệp, trình độ của các tổ chức định giá cũng như sự phát triển của thị trường tài chính tôi nhận thấy mặc dù phương pháp tài sản có nhiều hạn chế song nó vẫn là phương án tối ưu cho công ty trong thời điểm hện tại. Để có thể khắc phục được những hạn chế của phương pháp này công ty nên lựa chọn một tổ chức tư vấn cổ phần hoá chuyên nghiệp và uy tín đồng thời cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình

thực hiện như Bộ Công thương, Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển DNNN, UBND thành phố Hà Nội,...

Về lộ trình cổ phần hoá cụ thể như sau:

1. Tháng 7/2009: xin phép Bộ Công thương thực hiện cổ phần hoá công ty VIETRANS.

2. Tháng 8/2009: sau khi nhận quyết định của Bộ Công thương về việc thực hiện cổ phần hoá công ty VIETRANS, thực hiện tuyên truyền và phổ biến chủ trương của Đảng, Nhà nước và Bộ Công thương về các Nghị định, Thông tư về công tác cổ phần hoá cho cán bộ công nhân viên.

3. Tháng 9 và 10/ 2009: tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp, các bước tiến hành gồm:

- Thu thập tài liệu có liên quan đến công tác định giá của doanh nghiệp - Chuẩn bị các biểu mẫu xác định giá trị doanh nghiệp

- Kiểm kê, phân loại và xử lý tài chính:

+ Kiểm kê, phân loại tài sản doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp; đối chiếu, xác nhận và phân loại các khoản công nợ, lập bảng kê chi tiết đối với từng loại công nợ.

+ Xử lý tài chính: xử lý các vấn đề tồn đọng về tài chính theo quy định tại Nghị định 109/2007/NĐ- CP, Thông tư 146/2007/TT- BTC và các văn bản pháp luật có liên quan.

- Tổng hợp và kiểm định kết quả kiểm kê - Thực hiện đánh giá lại tài sản

- Đệ trình hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp và giải trình trong quá trình phê duyệt cho Bộ Công thương

- Nhận quyết định phê duyệt giá trị doanh nghiệp của Bộ Công thương. 4. Tháng 11/2009: xây dựng phương án cổ phần hoá gồm các công việc:

- Lập phương án sắp xếp lại lao động, phương án đào tạo lại người lao động để chuyển sang công ty cổ phần.

- Lập phương án trợ cấp người mất việc, thôi việc.

- Xác định số lượng cổ phần bán ưu đãi cho nhà đầu tư chiến lược và người lao động trong doanh nghiệp.

- Lập phương án phân phối cổ phần cho các đối tượng trong doanh nghiêp và phương án chào bán cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp.

- Xây dựng phương án kinh doanh sau khi chuyển đổi sang công ty cổ phần, xác định cơ cấu tài chính và quy mô vốn tối ưu đối với công ty đảm bảo hiệu quả lẫn an toàn.

- Lập phương án cổ phần hoá, xây dựng dự thảo Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần.

- Tiến hành Đại hội công nhân viên chức để lấy ý kiến về phương án cổ phần hoá và chỉnh sửa hoàn thiện phương án cổ phần hoá để trình lên Bộ Công thương.

5. Tháng12/2009: nộp phương án cổ phần hoá lên Bộ Công thương. 6. Tháng 03/2010:

- Thông báo công khai nơi bán đấu giá cổ phần. - Tổ chức bán đấu giá.

- Bán cổ phần ưu đãi giảm giá cho CBCNV và nhà đầu tư chiến lược theo giá đấu thành công bình quân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thông báo kết quả và tổ chức thu tiền bán đấu giá; báo cáo Bộ Công thương về việc thực hiện phương án bán đấu giá cổ phần và đề xuất phương án xử lý số cổ phần chưa bán hết nếu có.

7. Tháng 04/2010:

- Đề nghị cử người đại diện phần vốn Nhà nước trong công ty. - Gửi tài liệu và thông báo triệu tập Đại hội cổ đông thành lập. - Tổ chức Đại hội cổ đông.

8. Tháng 05 và 06/2010:

- Đăng ký kinh doanh, đăng ký con dấu và mã số thuế. - Xây dựng các quy chế hoạt động của công ty cổ phần.

- Thiết kế in và trao giấy chứng nhận quyền sở hữu cổ phần cho cổ đông.

- Bàn giao từ DNNN sang công ty cổ phần: chốt số liệu tại thời điểm doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thực hiện quyết toán thuế; xác định lại giá trị doanh nghiệp lần thứ hai để tổ chức bàn giao.

- Tổ chức bàn giao và thanh quyết toán các chi phí liên quan đến cổ phần hoá.

- Chính thức ra mắt và thực hiện bố cáo thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa công ty Giao nhận kho vận ngoại thương (Trang 95 - 100)