Định hướng phát triển của ngành công nghiệp tỉnh Hoà Bình trong

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thống kê hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp tỉnh Hoà Bình giai đoạn 1997- 2005 (Trang 81 - 83)

3. Một số kiến nghị và giải pháp để phát triển ngành công nghiệp Hoà Bình

3.2. Định hướng phát triển của ngành công nghiệp tỉnh Hoà Bình trong

gian tới

Hoà Bình luôn xác định phát triển công nghiệp là mục tiêu chiến lược trong phát triển kinh tế tỉnh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đai hoá. Định hướng phát triển ngành công nghiệp được uỷ ban nhân dân tỉnh Hoà Bình đề ra là:

Đẩy nhanh tốc độ phát triển của ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt tăng trưởng 25 % mỗi năm, xây dựng, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, coi trọng việc giảm chi phí đầu vào sản xuất. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, công nghiệp chế biến nông lâm sản, công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp khai thác vật liệu xây dựng, công nghiệp công nghệ cao. Xây dựng các nhà máy xi măng Trung Sơn huyện Lương Sơn, Kim Sơn huyện Kim Bôi với tổng công xuất 2,2 triệu tấn/năm. Đến năm 2010, phấn đấu một số sản phẩm truyền thống của địa phương đạt sản lượng: Xi măng 8,5 triệu tấn, đá xây dựng 4.100 m3; điện thương phẩm 400 triệu Kwh; sản phẩm may mặc 2750 nghìn sản phẩm; giấy và bột giấy 33 nghìn tấn …

Tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư kêu gọi các nguồn vốn từ bên ngoài vào sản xuất trên địa bàn tỉnh; đồng thời hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án đã đăng ký trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp triển khai đầu tư xây dựng, đi vào sản xuất. Khuyến khích đầu tư các công trình thuỷ điện có qui mô nhỏ trên địa bàn, khai thác tốt nguồn tài nguyên nước.

Xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Lương Sơn, sớm đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư, qui hoạch mới khu công nghiệp Bắc Lương Sơn và Nam Lương Sơn, mở rộng khu công nghiệp Lương Sơn hiện có. Khu công nghiệp bờ trái sông Đà được xác định là khu công nghệ sạch tập trung ưu tiên cho sản xuất các mặt hàng như các thiết bị điện tử, quang học, may mặc, giày

da… Xây dựng hạ tầng thiết yếu cho các cụm công nghiệp tại các huyện, thị xã.

Qui hoạch mới tạo mặt bằng các cụm cơ sở sản xuất công nghiệp dọc đường Hồ Chí Minh. Phát triển các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng như đá, cát, sỏi, gạch nung ở các huyện một cách hợp lý vừa đảm bảo phát triển sản xuất, vừa giữ gìn môi trường sinh thái.

Qui hoạch mới cụm công nghiệp Trung Minh dọc quốc lộ 6 thuộc huyện Kỳ Sơn tạo thành chuỗi công nghiệp Lương Sơn - Kỳ Sơn - Thị xã Hoà Bình.

Trong giai đoạn 2006-2010 thu hút các nhà đầu tư lấp đầy khu công nghiệp Lương Sơn (mở rộng), khu công nghiệp Bờ trái, lấp 30 % diện tích các khu công nghiệp còn lại. Mỗi huyện , thị xã có khoảng 10-15 dự án đầu tư cho sản xuất công nghiệp vào các cụm công nghiệp đi vào sản xuất.

Tiểu thủ công nghiệp, tiếp tục phát triển, mở rộng các mặt hàng các ngành nghề truyền thống như: dệt thổ cẩm, mây tre đan, thêu ren, chạm khắc gỗ; sản xuất gắn chặt với thị trường, nâng cao tỷ trọng xuất khẩu, phát triển thương hiệu… Củng cố, phát triển, các hình thức hợp tác đa dạng liên doanh, liên kết, tạo điều kiện về cơ chế chính sách để phát huy vai trò tự chủ của kinh tế hộ nhằm mở rộng sản xuất, tăng thu nhập, giải quyết việc làm cho lao động địa phương.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thống kê hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp tỉnh Hoà Bình giai đoạn 1997- 2005 (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w