3. Một số kiến nghị và giải pháp để phát triển ngành công nghiệp Hoà Bình
3.3.7. Về cơ chế chính sách
Các giải pháp trên đều có thể thực hiện được, tuy mức độ nhanh, chậm có khác nhau, nhưng để có thể duy trì và phát triển công nghiệp của Hoà Bình có thể đi lên từng bước vững chắc, thì cần phải có chiến lược phát triển kinh
tế lâu dài, phải có người, cơ quan, tổ chức đứng ra tổ chức, điều hành, kịp thời rút kinh nghiệm và nhân ra các điển hình tiên tiến.
Về cơ chế chính sách: cần phải được đề ra một cách đồng bộ và ổn định lâu dài như các chính sách về thuế, về lãi tín dụng…Ngoài các chính sách chung của Nhà nước, địa phương cần có các cơ chế chính sách cụ thể ưu tiên đối với nhân dân các vùng dân tộc ít người và vùng sâu, vùng cao. Cần có chính sách ưu tiên, khuyến khích đối với những cơ sở sản xuất kinh doanh, sản xuất những ngành hàng, mặt hàng mới.
Cần có chiến lược phát triển kinh tế lâu dài và ổn định, đi lên từng bước vững chắc. Phát triển kinh tế phải kết hợp với công tác đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, và phải lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo cho mọi chuẩn mực. Không ít các cơ sở kinh tế sản xuất kinh doanh công nghiệp ở Hoà Bình trong những năm qua đã được đầu tư và đi vào sản xuất nhưng hiệu quả kinh tế đem lại còn nhiều hạn chế hoặc thua lỗ kéo dài, ta phải lấy đó làm bài học kinh nghiệm cho thời gian tới.
Về tổ chức thực hiện: Sở công nghiệp tỉnh Hoà Bình hướng dẫn cho các huyện thị thực hiện chủ trương của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đông thời có định hướng cho cơ sở, giúp cơ sở hoàn thành các thủ tục đầu tư và đăng ký kinh doanh. Trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm thuộc Sở Lao động tỉnh Hoà Bình cần mở các lớp đào tạo nghề cho thanh niên dưới nhiều hình thức linh động, sáng tạo và hiệu quả cao. Ngoài ra cần chú ý đào tạo và thu hút các chuyên gia giỏi về cho tỉnh trong các lĩnh vực quản lý và khoa học –công nghệ. Cần có chế độ đãi ngộ hợp lý, tránh tư tưởng cục bộ địa phương, phân biệt dân tộc, tôn giáo.