Về bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện

Một phần của tài liệu Tình hình tiêu thụ các mặt hàng sản xuất ở Cty Phú Bình (Trang 36 - 38)

+ Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện chiến lược, chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện theo quy định của pháp luật;

+ Quy định chế độ thông tin, báo cáo về bảo hiểm xã hội; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội.

2.2.1.3. Bộ tài chính

a. Vị trí,chức năng

: Bộ Tài chính là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: tài chính (bao gồm: ngân sách nhà nước, thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước, dự trữ nhà nước, tài sản nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước, đầu tư tài chính, tài chính doanh nghiệp, tài chính hợp tác xã và kinh tế tập thể); hải quan; kế toán; kiểm toán độc lập; giá; chứng khoán; bảo hiểm; hoạt động dịch vụ

tài chính và dịch vụ khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

b. Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính: Theo Nghị định 118/2008/NĐ-CP - Vụ Ngân sách nhà nước

- Vụ Đầu tư - Vụ 1

- Vụ Tài chính hành chính - sự nghiệp - Vụ Chính sách thuế

- Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính - Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán

- Vụ Hợp tác quốc tế - Vụ Pháp chế

- Vụ Kế hoạch - Tài chính - Vụ Tổ chức cán bộ - Vụ Thi đua khen thưởng

- Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh - Thanh tra

- Cục Quản lý giá

- Cục Tin học và Thống kê tài chính - Cục Quản lý công sản

- Cục Tài chính doanh nghiệp

- Cục quản lý nợ và Tài chính đối ngoại. - Cục quản lý và giám sát Bảo hiểm - Tổng cục Thuế.

- Tổng cục Hải quan. - Kho bạc Nhà nước do. - Ủy ban Chứng khoán. - Tổng cục Dự trữ Nhà nước. - Các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ

- Thời báo Tài chính Việt Nam - Tạp chí Tài chính

- Trường bồi dưỡng cán bộ Tài chính

c. Nhiệm vụ, quyền hạn:

Bộ Tài chính thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:

- Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Bộ đã được phê duyệt và các dự án, đề án theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

- Trình Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển trung hạn, dài hạn, hàng năm về các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ; dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật.

- Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch sau khi được ban hành, phê duyệt và các văn bản pháp luật khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

Một phần của tài liệu Tình hình tiêu thụ các mặt hàng sản xuất ở Cty Phú Bình (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w