Công tác quản lí thu.

Một phần của tài liệu Tình hình tiêu thụ các mặt hàng sản xuất ở Cty Phú Bình (Trang 39 - 48)

- Quản lý nhà nước về bảo hiểm:

2.2.2.1.Công tác quản lí thu.

Quản lí thu BHXH Việt Nam bao gồm: quản lí đối tượng tham gia, quản lí quỹ lương của các đơn vị, quản lí tiền thu BHXH.

a. Quản lí đối tượng tham gia.

Đối tượng tham gia là những cá nhân, tổ chức có trách nhiệm đóng góp để tạo lập quỹ BHXH. Hiện nay BHXH hiện chia các đối tượng này thành hai loại là: đối tượng tham gia BHXH tự nguyện và đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc: là những người lao động và người sử dụng lao động bắt buộc phải tham gia đóng góp BHXH theo pháp luật BHXH. Hiện nay đối tượng áp dụng BHXH bắt buộc gồm:

- Người lao động làm việc theo hợp động lao động có thời hạn đủ ba tháng trở lên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức sau:

+ Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước. + Doanh nghiệp thành lập, hoạt động thẹo Luật Doanh nghiệp.

+ Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. + Doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội.

+ Hộ sản xuất, kinh doanh cá thể, tổ hợp tác+ Các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức chính trị- xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác, lực lượng vũ trang.

+ Cơ sở bán công, dân lập, tư nhân thuộc các ngành văn hoá, y tế, giáo dục, đào tạo, khoa học, thể dục, thể thao và các ngành sự nghiệp khác.

+Cơ quan tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước ta kí kết hoặc tham gia có quy định khác.

+ Các tổ chức khác có sử dụng lao động.

- Cán bộ, công chưc, viên chức theo Pháp lệnh Cán bộ, công chức.

- Người lao động, xã viên làm việc và hưởng tiền công theo hợp đồng lao động từ đủ ba tháng trở lên trong các hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã.

- Người lao động làm việc tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức theo các hợp đồng có thời hạn dưới ba tháng khi hết hợp đồng lao động mà người lao động tiếp tục làm việc hoặc giao kết hợp đồng mới đối với doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan đó thì phải tham gia BHXH bắt buộc.

- Người lao động ở trên đi thực tâp, học, công tác, điều dưỡng trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương hoặc tiền công thì cũng thuộc đối tượng thực hiện BHXH bắt buộc.

- Các đối tượng lao động tại các doanh nghiệp nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp được hưởng tiền công, tiền lương theo hợp đồng lao động từ đủ ba tháng trở lên.( Đối với các lao động làm việc tại các doanh nghiệp nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp đã thực hiện giao khoán đất có quy định riêng).

Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện: là người lao động và người sử dụng lao động không thuộc đối tượng quy định bắt buộc nhưng tự nguyện tham gia BHXH cho chính họ và người lao động của họ. Họ có những đặc điểm sau:

+ Những người này thường thuộc khu vực lao động phi chính thức.

+ Công việc của họ phần lớn là thất thường và rất lưu động. Thu nhập nhìn chung là thấp và không ổn định.

+ Vì không có người sử dụng lao động nên việc tham gia BHXH của những đối tượng này hoàn toàn không có sự đóng góp của ai khác ngoài chính bản thân họ.

Vì vậy những đối tượng này thường khó quản lí và khó thực hiện các công tác thu nộp cũng như chi trả cho các đối tượng. Việc triển khai thực hiện BHXH đối với các đối tượng này còn gặp nhiều khó khăn, song với mục tiêu tiến đến thực hiện BHXH toàn dân, BHXH Việt Nam đang nghiên cứu trển khai và áp dụng

những biện pháp hữu hiệu đối với loại đối tượng này.

BHXH Việt Nam có những biện pháp quản lí các đối tượng tham gia thông qua việc cấp sổ BHXH. Đây không chỉ là cách quản lí về số lượng mà còn quản lí cả thời gian công tác, ngành nghề công tác, mức đóng, từ đó làm căn cứ để chi trả cho các đối tượng. Việc quản lí cấp sổ được thực hiện thống nhất trên phạm vi cả nước, các thông tin trong sổ mang tính chính xác. Quản lí việc cấp sổ là trách nhiệm của cả người sử dụng lao động và cơ quan BHXH. Về phía người sử dụng lao động là việc quản lí danh sách người lao động được cấp sổ cùng với mức lương làm căn cứ xác định mức đóng BHXH và thực hiện báo cáo định kì về sự biến động số lượng lao động. Về phía cơ quan BHXH là theo dõi việc cấp phát sổ BHXH theo phân cấp và thực hiện báo cáo định kì lên cơ quan BHXH cấp trên về tình hình cấp sổ.

Theo quy định của Việt Nam hiện nay quy trình cấp sổ do cơ quan BHXH cấp tỉnh thực hiện gồm sáu bước, đảm bảo tính thống nhất trong toàn quốc, tránh những hiện tượng khai man, trường hợp giả giấy tờ để trục lợi từ BHXH. Cụ thể:

Bước 1: Lập và kiểm tra danh sách người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia theo luật định.

Bước 2: Chuẩn bị sổ cả về số lượng, chất lượng, đóng dấu giáp lai và ghi sổ BHXH.

Bước 3: Cơ quan BHXH chịu trách nhiệm phổ biến cho người lao động linh hoạt kê khai một cách thống nhất.

Bước 4: Xét duyệt và ghi sổ ban đầu. Bước 5: Kí nhận của người lao động.

Bảng 2. Số người tham gia BHXH giai đoạn 1995-2004 Năm Tổng số người tham gia BHXH (triệu người) TỐC ĐỘ TĂNG TUYỆT ĐỐI (triệu người) TỐC ĐỘ TĂNG TƯƠNG ĐỐI (%) 1995 2,27 ……… ………. 1996 2,82 0,55 24,23 1997 3,16 0,34 12,06 1998 3,39 0,23 7,28 1999 3,58 0,19 5,60 2000 3,77 0,19 5,36 2001 4,07 0,3 7,96 2002 4,56 0,49 12,03 2003 5,07 0,51 11,18 2004 6,34 1,27 25,05 2005 6,51 0,27 4,26 2006 6,75 0,24 3,69

2007 8,12 1,37 20,3

2008 8,68 0,56 6,90 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2009 9,13 0,45 5,18

(Nguồn BHXH Việt Nam)

Qua bảng 1 ta thấy số người tham gia BHXH ngày càng tăng đây cũng là một kết quả tốt của BHXH Việt Nam. Năm 1995 mới chỉ có 2.275.998 người tham gia đến nay BHXH Việt Nam đã có 6.344.508 người tham gia (ngày 31/12/2004). Năm 2006, Quốc hội đã ban hành Luật BHXH, qui định ngoài BHXH bắt buộc có thêm BHXH tự nguyện và bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Đến năm 2009, số người tham gia BHXH bắt buộc đạt hơn 9,1 triệu người. Bắt đầu thực hiện từ tháng

1/2008, sau gần 2 năm triển khai thực hiện, đã có trên 34 nghìn người tham gia BHXH tự nguyện và sau 1 năm triển khai thực hiện, đã có hơn 5,41 triệu người tham gia BHTN. Quỹ BHTN đã thu được 2.799 tỷ đồng và trên 3.500 người lao động đăng ký thất nghiệp, trong đó có 600 người đã hoàn thiện hồ sơ đề nghị hưởng BHTN. Tính đến cuối năm 2009, có 53,3 triệu người tham gia BHYT, chiếm 62,2% dân số, trong đó số người tham gia BHYT tự nguyện là 13,8 triệu người. Như vậy là việc quản lí đối tượng thamgia có hiệu quả, sau đổi mới người lao động ý thức được tầm quan trọng cũng như những lợi ích mà họ nhận được. Tuy số người tham gia tăng nhanh song nhìn chung tại các địa phương thì công tác mở rộng đối tượng tham gia là còn nhiều hạn chế. Đặc biệt là các đối tượng lao động trong tổ hợp tác, hộ sản xuất kinh doanh cá thể thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

b. Quản lí quỹ lương của doanh nghiệp.

Với hai loại đối tượng tham gia BHXH ở nước ta hiện nay, phươngthức thu nộp được chia thành hai loại:

Thứ nhất là thu trực tiếp: Theo phươngthưc này cán bộ chuyên trách thu của cơ quan BHXH sẽ trực tiếp thu những đóng góp của những người tham gia BHXH. Hình thức này hay được áp dụng cho đối tượng tham giaBHXH tự nguyện, không có chủ sử dụng lao động. Thứ hai là thu gián tiếp qua đại lí thu: Đây là phương

thức thu chủ yếu của BHXH Việt Nam. Đại lí thu của BHXH chủ yếu là các chủ sử dụng laođộng. Trước tiên chủ sử dụng lao động thu của người lao động sau đó chuyển toàn bộ đóng góp của cả người lao động và người sử dụng lao động cho cơ quan BHXH. Thực hiện như vậy là rất thuận tiện cho cơ quan BHXH, vì chính chủ sử dụng lao động quản lí trực tiếp lao động của mình, thông qua quỹ lương của doanh nghiệp người sử dụng lao động khấu trừ luôn phần phí đóng BHXH của người lao động theo % mức tiền lương của họ. Đại lí cũng có thể là cơ quan, tổ chức, hiệp hội, đoàn thể có liên quan như bưu điện, ngân hàng, ... song các đại lí thu này không phổ biến.

Như vậy quản lí quỹ lương của doanh nghiệp vừa quản lí được đối tượng tham gia vừa quản lí được số thu của BHXH Việt Nam. Tiền thu sẽ được trích theo % tổng quỹ lương của doanh nghiệp, sau đó trực tiếp chuyển khoản lên tài khoản của cơ quan BHXH. Đây cũng là phương thức nộp phổbiến nhất hiện nay. Quy định hiện nay sau khi chính thức chuyển BHYT vềBHXH, tổng mức phí thu hiện nay là 23% tổng quỹ lương của doanh nghiệp.

Trong đó, đóng BHXH là người lao động 5%, người sử dụng lao động 15%;đóng BHYT bắt buộc là người lao động 1%, người sử dụng lao động 2%.

c.. Quản lí tiền thu BHXH.

Tại Việt Nam hiện nay hình thức thu nộp chủ yếu là chuyển khoản thông qua ngân hàng. BHXH Việt Nam hình thành các “tài khoản chuyên thu”, các tài khoản này được mở tại các NHNN hoặc tại Kho bạc. Tuỳ theo thực tế của từng địa

phương mà cơ quan BHXH sẽ mở tài khoản có thể là ở cấp tỉnh hoặc cả cấp huyện. Về cơ bản BHXH sẽ không thu nộp bằng tiền mặt, ngân phiếu hay hiện vật, trong trường hợp đặc biệt người sử dụng lao động nộp bằng tiền mặt hoặc ngân phiếu thì cơ quan BHXH phải có hướng dẫn cụ thể để người sử dụng lao động nộp trực tiếp vào tài khoản chuyên thu BHXH. Định kì hàng tháng người sử dụng lao động sau khi trả lương cho người lao động sẽ nộp tiền BHXH bằng cách chuyển tiền từ tài khoản của họ ở một ngân hàng hay kho bạc sang tài khoản chuyên thu BHXH. Sau đó cơ quan BHXH cấp huyện và cấp tỉnh sẽ phải chuyển số thu này lên cơ quan BHXH cấp trên mà không được sử dụng tiền thu để chi bất cứ việc gì.

BHXH huyện sẽ chuyển khoản vào ngày 10 và 25 hàng tháng, ngày làm việc cuối cùng của năm phải chuyển toàn bộ số thu lên BHXH tỉnh. BHXH tỉnh định kì chuyển số thu lên BHXH Việt Nam vào ngày 10, 20 và ngày cuối cùng của tháng. BHXH Việt Nam định kì chuyển toàn bộ số thu vào quỹ BHXH mở tại kho bạc Nhà nước. Theo điều 11, chương hai của Quy chế quản lí tài chính BHXH Việt Nam có quy định: “ Quỹ BHXH được quản lí thống nhất trong hệ thống BHXH Việt Nam, được hạch toán riêng và cân đối thu chi theo từng quỹ thành phần (quỹ hưu trí và trợ cấp, quỹ khám chữa bệnh tự nguyên, quỹ khám chữa bệnh bắt

buộc).” Số dư trên tài khoản tiền gửi của quỹ BHXH tại ngân hàng hay kho bạc Nhà nước được hưởng lãi suất theo quy định của ngân hàng và kho bạc Nhà nước. Để đảm bảo thu đúng thời hạn BHXH Việt Nam có quy định kể từ ngày hạn nộp trong vòng 30 ngày người tham gia BHXH phải nộp BHXH. Khoảng thời gian 30 ngày này là khoảng thời gian ân hạn, nếu quá thời gian ân hạn mà chưa chuyển tiền thì được coi là vi phạm pháp luật BHXH và sẽ bị sử phạt. Hiện nay có những

trường hợp vi phạm sau đây:

- Nợ ( Chậm đóng BHXH): Đây là trường hợp vi phạm mà người tham gia BHXH tính đến thời điểm quy định vẫn chưa đóng BHXH. Nợ được chia làm ba loại:

+ Nợ gối đầu: là trường hợp nợ mà số tiền nợ nhỏ hơn số tiền đóng BHXH bình quân một tháng.

+ Nợ chậm đóng: là trường hợp mà số tiền nợ lớn hơn số tiền đóng BHXH bình quân một tháng và nhỏ hơn số tiền đóng BHXH bình quân ba tháng.

+ Nợ đọng: là trường hợp mà số tiền nợ lớn hơn số tiền đóng BHXH bình quân ba tháng.

Hiện nay có một số biện pháp thực hiện nhằm kiểm soát, đôn đốc người tham gia BHXH thực hiện nghĩa vụ của mình như sau:

- Cơ quan BHXH phải tăng cường xuống tận đơn vị sử dụng lao động để nhắc nhở.

- Nhắc nhở bằng văn bản.

- Nếu sau một thời gian người tham gia BHXH có biểu hiện chậm nộp thường xuyên hoặc khi có nợ tồn đọng phát sinh cơ quan BHXH sẽ có biện pháp sử lí

nghiêm khắc hơn và quyết định sử phạt theo luật định.

- Trốn đóng BHXH: đây là trường hợp tương đối phổ biến thường xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: khai giảm số lượng lao động, khai giảm thu nhập của người lao động.

Truy thu và sử phạt là hai hình thức được cơ quan BHXH áp dụng nhiều nhất hiện nay. Truy thu đảm bảo cho pháp luật BHXH được tuân thủ, cụ thể là cơ quan BHXH được phép yêu cầu kho bạc hoặc ngân hàng trích chuyển từ tài khoản của người sử dụng lao động sang tài khoản chuyên thu của BHXH bao gồm cả tiền lãi mà không cần sự chấp thuận thanh toán của người sử dụng lao động. Xử phạt được BHXH thực hiện và xác định theo tỉ lệ % so với tiền đóng BHXH hàng tháng dựa trên cơ sở tích luỹ. Nhìn chung các chế tài sử phạt của Việt Nam hiện nay chưa thực sự nghiêm khắc, mới chỉ mang tính hành chính chưa đủ để ngăn chặn hành vi vi phạm trên. Kết quả thu BHXH qua mười năm từ năm 1995- 2004 được thực hiện ở bảng 2.

Bảng 3: Tình hình thu BHXH Việt Nam giai đoạn 1995- 2004.

Năm Số thu BHXH (tỉ đồng) Tốc độ tăng tuyệt đối (tỉ đồng) Tốc độ tăng

thu tương đối(%) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1995 788,5 ….. ….. 1996 2.569,7 1.781,2 225,90 1997 3.514,2 944,5 36,75 1998 3.876 361,8 10,29 1999 4.186 310 8,00 2000 5.198,2 1.012,2 24,18 2001 6.334,6 1.136,4 21,86 2002 6.790,8 1.012,2 7,20 2003 11.654,7 4.863,9 71,62 2004 13.168,5 1.513,8 12,99 2005 17.500 4331,5 32,89 2006 22.575 5075 29 2007 23.793 1218 5,4 2008 30.810 7.055 29,70 2009 37.011 6.201 19,54

Như vậy số thu của BHXH những năm qua đã đạt được những kết quả đáng kể, số thu năm sau luôn cao hơn năm trước. Có thể thấy, ngay sau khi đổi mới BHXH Việt Nam đã đi vào hoạt động ổn định và có hiệu quả. Như trong bảng 2 thì số thu có tỉ lệ tăng hầu hết trong các năm là hai con số, đặc biệt là năm 2003 có số thu tăng rất cao do BHYT chính thức sát nhập vào BHXH. Và BHXH thực hiện thu cả phí BHYT của các lao động tham gia BHXH như vậy thực sự thuận tiện cho cả bên thu lẫn bên nộp. BHXH Việt Nam sau đổi mới đã chuyển từ đơn vị không có thu (thu không đáng kể) chuyển sang đơn vị có thu. Trong mười năm thực hiện, số thu năm 2004 là 13.168.500 triệu đồng so với 788.486 triệu đồng của năm 1995. Như vậy chỉ trong mười năm mà số thu đã tăng lên gần 20 lần, đây là con số quả không nhỏ đặc biệt là so với số tăng gần 3 lần của số người tham gia. Việc tốc độ tăng thu BHXH lớn hơn tốc độ tăng của người tham gia cho chúng ta thấy phần lớn việc tăng quỹ là do tăng mức đóng góp trên đầu người. Vấn đề tăng thu làm tăng quỹ, từ đó giảm gánh nặng của NSNN, tăng nguồn quỹ nhàn rỗi để tăng đầu tư cung cấp cho thị trường vốn thông qua hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ. Việc này không những góp phần phát triển quỹ mà còn đóng góp vào sự phát triển của xã hội.

Bên cạnh đó tình trạng trốn đóng của BHXH Việt Nam không phải là ít. Đặc biệt là khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các đơn vị kinh tế nhỏ lẻ sử dụng ít lao động thường xuyên trốn đóng. Tình trạng nợ đọng kéo dại ở một số địa phương, một số đơn vị sử dụng lao dộng vẫn còn. Theo báo cáo, tính đến ngày

Một phần của tài liệu Tình hình tiêu thụ các mặt hàng sản xuất ở Cty Phú Bình (Trang 39 - 48)