Chương trình mở rộng hàng hóa của EU

Một phần của tài liệu Tình hình xuất khẩu giày dép Việt Nam sang thị trường EU hiện nay (Trang 28 - 32)

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GIÀY DÉP VIỆT NAM VÀO EU

2.3. Chương trình mở rộng hàng hóa của EU

EU đang thực hiện chương trình mở rộng hàng hóa , nội dung chương trình là đẩy mạnh tự do hóa thương mại thông qua việc giảm dần thuế quan đánh vào hàng hóa xuất nhập khẩu , xóa bỏ chế độ hạn ngạch cuối năm 2004 và tiến tới bãi bỏ GSP. EU xóa bỏ hạn ngạch đối với các nước là thành viên của WTO, như Việt Nam thì chưa có chính sách cụ thể. Đến cuối năm 2004, EU sẽ chấm

dứt giai đoạn 2 thực hiện GSP và tới nay EU vẫn chưa có chương trình cụ thể thực hiện GSP cho giai đoạn sau, nhưng GSP của EU dành cho các nước đang phát triển có xu hướng giảm dần. EU đang tiến dần từng bước tới đích cuối cùng là thuế xuất nhập khẩu bằng 0, chấm dứt thực hiện GSP và hạn ngạch.

Từ năm 2005 trở đi hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU nói chung và mặt hàng giày dép nói riêng vẫn được hưởng GSP,nhưng mức ưu đãi sẽ thấp hơn nhiều so với hiện nay, cũng có thể sẽ không được hưởng GSP nữa. Do vậy, nếu các doanh nghiệp Việt Nam không chính sách cụ thể để cải tiến, đa dạng hóa , nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu và có chiến lược thâm nhập thị trường EU một cách có bài bản ngay từ bây giờ thì đến năm tới EU đẩy mạnh tiến trình thực hiện “chương trình mở rộng hàng hóa của mìn”, hàng xuất khẩu Việt Nam khó có thể đứng vững và xâm nhập sâu hơn vào thị trường này vì lúc đó cạnh tranh sẽ diễn ra rất khốc liệt. Do vậy, khả năng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường EU giai đoạn 2000-2010 phụ thuộc phần nhiều vào chính sách ngoại thương,sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa của Việt Nam và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu của ta.

II.THỊ TRƯỜNG EU TRONG THỜI GIAN TỚI

1.Thị trường EU đã lớn hơn rất nhiều sau sự kiện EU mở rộng

Hiện nay , Liên Minh Châu Âu đã gồm 25 nước thành viên ,như vậy thị trường của EU đã lớn hơn rất nhiều ,đây thực sự là một cơ hội của hàng hóa xuất khẩu vào thị trường EU. Mặt khác ,việc mở rộng khối sang các nước Trung và Đông Nam Âu không cản trở hàng hóa Việt Nam vào EU ,vì bản thân các nước Đông Âu ,và Đông Nam Âu là những bạn hàng truyền thống của ta từ lâu ,hơn nữa khi gia nhập khối thì tạo điều kiện cho kinh tế của nước họ phát triển nhanh ,khi Việt Nam hoàn toàn có khả năng xuất khẩu hàng hóa vào các nước là thành viên mới này vì họ không có sản phẩm cùng loại cạnh tranh với ta.

2.Các chính sách nhập khẩu của EU trong thời gian tới

2.1.Chính sách khuyến khích trong GSP

So với ưu đãi mà các nước và khu vực khác dành cho các nước đang phát triển , mức ưu đãi của EU vào loại thấp nhất. Có lẽ vì thế đã tồn tại trong hệ thống GSP của EU quy định khuyến khích tăng thêm mức ưu đãi 15% , 25%, 35% đối với hàng giày dép nói riêng và hàng công nghệ phẩm nói chung. Theo GSP của EU bắt đầu có hiệu lực từ 1/7/1999 thì những trường hợp sau được hưởng ưu đãi thêm:

-Bảo vệ quyền của người lao động : nước hưởng GSP cần chứng minh trong các văn bản pháp quy của mình có các quy định về áp dụng các tiêu chuẩn của các Công ước 80,98 của tổ chức lao động quốc tế và việc áp dụng các nguyên tắc về quyền tổ chức , đàm phán tập thể và tuổi lao động tối thiểu.

- Bảo vệ môi trường: Các văn bản pháp quy của nước được hưởng GSP phải có các quy định áp dụng các tiêu chuẩn của OIBT về bảo vệ môi trường.

-Hàng của các nước đang phát triển và chậm phát triển khi nhập khẩu vào thị trường EU muốn được hưởng GSP thì phải tuân thủ các quy định của EU về xuất xứ hàng hóa và phải xuất trình giấy chứng nhận xuất xứ mẫu A (C/O form A) do cơ quan có thẩm quyền của các nước được hưởng GSP cấp.

2.2.Quy định về xuất xứ hàng hóa của EU

-Đối với các sản phẩm có thành phần nhập khẩu :EU quy định hàm lượng trị giá sản phẩm sáng tạo tại nước hưởng GSP ( tính theo giá xuất xưởng) phải đạt 60% tổng giá trị hàng liên quan. Tuy nhiên, đối với một số nhóm hàng thì hàm lượng này thấp hơn. EU quy định cụ thể tỷ lệ trị giá và công đoạn gia công đối với một số nhóm hàng mà yêu cầu trị giá sáng tạo thấp hơn 60% , trong đó giày dép chỉ được hưởng GSP nếu các bộ phận như :mũi ,đế,… ở dạng rời sản xuất ở trong nước hưởng GSP hoặc nhập khẩu

-EU cũng quy định xuất xứ cộng gộp, theo đó hàng của một nước có thành phần xuất xứ từ một nước khác trong cùng một tổ chức khu vực cũng được hưởng GSP thì các thành phần đó cũng được xem là có xuất xứ từ nước

liên quan. Thí dụ, Việt Nam xuất khẩu sang EU một mặt hàng trong đó thành phần xuất xứ của Việt Nam chiếm 20% trị giá, còn lại 15% nhập khẩu của Indonexia, 10% của Thái Lan , 15% của Singapo.

Xuất xứ cộng gộp của hàng Việt Nam sẽ là : 20%+15%+10%+15%=60%. Mặt hàng này lẽ ra không được hưởng GSP (vì hàm lượng trị giá Việt Nam chưa được 50%), nhưng nhờ cộng gộp (60%) đã đủ điều kiện hưởng GSP.

Những quy định cụ thể khác về GSP của EU như: nguyên tắc tự vệ và loại trừ , điều kiện hưởng GSP …

Hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP từ 1/7/1996 cho đến nay.

Trong việc quản lý và nhập khẩu , EU phân biệt 2 nhóm nước: nhóm nước áp dụng cơ chế kinh tế thị trường (nhóm 1) và nhóm có nền thương nghiệp quốc doanh ( nhóm II), Hàng hóa nhập khẩu vào EU từ các nước thuộc nhóm II (trong đó có Việt Nam ) chịu sự quản lý chặt thường xuyên phải xin phép trước khi nhập khẩu . Sau khi Việt Nam và EU ký Hiệp định Hợp tác (1995) với điều khoản đối xử tối huệ quốc và mở rộng thị trường cho hàng hóa của nhau thì quy định xin phép trước đối với nhập khẩu hàng Việt Nam được hủy bỏ trên thực tế. Tuy nhiên, cho đến trước ngày 14/5/2000 (ngày EU đưa ra công nhận Việt Nam là một nước áp dụng cơ chế thị trường ), EU vẫn xem Việt Nam là một nước có nên thương nghiệp quốc doanh và phân biệt đối xử hàng của Việt Nam với hàng của các nước kinh tế thị trường khi tiến hành điều tra và thị hiếu hành các biện pháp chống bán phá giá. Theo đánh giá của các chuyên gia Vụ Âu –Mỹ -Bộ Thương mại thì việc EU công nhận Việt Nam áp dụng cơ chế thị trường chỉ có ý nghĩa là làm cho hàng hóa Việt Nam ( trong đó có mặt hàng giày dép là chủ yếu ) không bị phân biệt đối xử so với hàng hóa của các nước kinh tế thị trường khi EU điều tra và thị hiếu hành các biện pháp chống bán phá giá chứ không tạo thêm ưu đãi cho xuất khẩu của Việt Nam .

Chế độ quản lý nhập khẩu của EU hết sức phức tạp, nên việc thu thập và phổ biến thông tin về thị trường này đến các nhà sản xuất xuất khẩu của ta la việc làm có tầm quan trọng hàng đầu đối với chúng ta hiện nay. Theo tính toán

của UNCTAD, do thiếu thông tin và không hiểu rõ các quy địn và thủ tục của EU, các nước đang phát triển thực sự chỉ sử dụng được 48% các ưu đãi của EU trong chế độ GSP.

III.SỰ THAY ĐỔI ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU GIẦY DÉP CỦA VIỆT NAM

1.Tiếp tục khuyến khích xuất khẩu :

Ưu đãi trong đầu tư , quỹ hỗ trợ xuất khẩu , ưu đãi cho doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ . Trong tình hình cạnh tranh ngày càng ác liệt như hện nay, Chính phủ và các bộ cần có Chính sách mạnh hơn và bớt đi nhưng thủ tục để các doanh nghiệp có thể hưởng lợi trực tiếp từ chính sách ưu đãi . Bên cạnh đó , Chính phủ cung cần có kế hoạch hình thành các cụm công nghiệp thuộc da, tổ chức sắp xếp lại các doanh nghiệp nhằm tạo khả năng cung ứng nguyên liệu tốt nhất cho ngành da giày . Hiện nay, Cộng đồng Châu Âu đang có các dự án hỗ trợ cho ngành da giày Việt Nam như: dự án hỗ trợ kỹ thuật trong chương trình đầu tư Châu Á ; dự án về bảo đảm môi trường làm việc cho người lao động trong ngành da giày (do VCCI làm đầu mối; Hiệp hội da giầy tham gia) ; Dự án XTTM và hỗ trợ xuất khẩu của UNDP và chính phủ Thuỵ sỹ cho hai ngành da giầy và thuỷ sản. Các dự án đang trong quá trình khởi động mà Bộ thương mại là đầu mối .Hy vọng rằng , những dự án này sẽ giúp cho doanh nghiệp da giầy Việt Nam phát triển được sản xuất , mở rộng được thị trường xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Tình hình xuất khẩu giày dép Việt Nam sang thị trường EU hiện nay (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w