III. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GIÀY DÉP VIỆT NAM VÀO EU
2. Đối với mặt hàng giầy dép
3.3. Mở rộng các cơ hội tiếp cận các nguồn vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đảm bảo bình đẳng thực sự trong quan hệ tín dụng ngân hàng trên cơ sở pháp luật giữa các thành phần kinh tế (hiện nay các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc khu vực tư nhân không được lấy giá trị quyền sử dung đất đai để thế chấp khi vay vốn ) . Mở rộng khả năng tiếp cận nguồn tín dụng từ các ngân hàng cũng như các định chế tài chính. Đơn giản hóa thủ tục vay vốn và yêu cầu thế chấp tài sản của ngân hàng và các tổ chức tín dụng.
-Xúc tiến thành lập ngân hàng chuyên doanh của khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ , thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp kể cả các doanh nghiệp lớn với sự hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức quốc tế .
3.3. Mở rộng các cơ hội tiếp cận các nguồn vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhỏ
Nhà nước cần thành lập Quỹ bão lãnh tín dụng. Quỹ này thực hiện bão lãnh cho các doanh nghiệp có khả năng phát triển nhưng không có đủ tài sản để thế chấp vay vốn . Quỹ được thành lập dưới hình thức là một tổ chức tài chính của Nhà nước , hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, cho phép các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất ,kinh doanh xuất khẩu có hiệu quả vay vốn theo phương thức tự vay tự trả.
Thực hiện lãi suất ưu đãi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất kinh doanh giày dép xuất khẩu sang EU có hiệu quả , sản xuất sản phẩm mới hoặc nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ mới.
3.4.Thông qua ngân hàng linh hoạt hạ lãi suất chiết khấu để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU .
Ngân hàng thực hiện chiết khấu các kỳ phiếu và hối phiếu chưa đến hạn thanh toán trong trường hợp các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu mà bị thiếu vốn ( đặc biệt đối với các thị trường Free Quota, như EU ) . Nếu lãi suất chiết khấu hạ thì giá giày dép xuất khẩu cũng hạ, do đó khả năng cạnh tranh của giày dép Việt Nam tăng lên và chúng ta mở rộng được xuất khẩu .
Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU tăng nhanh hàng năm, nhưng giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam được thực hiện theo con đường xuất khẩu trực tiếp chỉ đạt khoảng 50% tổng kim ngạch . Ngoài nguyên nhân là các doanh nghiệp Việt Nam thiếu thông tin về thị trường và kênh phân phối phức tạp, nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này là do các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng xuất khẩu rất thiếu vốn để đầu tư , cải tiến ,mở rộng sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo ra nguồn hàng có khối lượng lớn, ổn định thỏa mãn nhu cầu của thị trường này. Do vậy, thực hiện “chính sách tín dụng” sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam có vốn đầu tư cho sản xuất để nâng cao chất lượng , đa dạng hóa sản phẩm và cải tiến mẫu mã hàng giày dép nhằm đạt được mục đích là tăng nhanh khối lượng giày dép xuất khẩu sang thị trường EU .
4.Đẩy mạnh công tác xúc tiến hoạt động xuất khẩu giày dép sang thị trường EU
4.1.Hỗ trợ của Nhà nước trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu giày dép sang EU
Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất giày dép Việt Nam thâm nhập dễ dàng và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường EU , Nhà nước nên thực hiện một số hoạt động trợ giúp sau:
-Đẩy mạnh xây dựng chiến lược phát triển thị trường EU thông qua việc đàm phán , ký kết các Hiệp định, thỏa thuận thương mại song phương và đa phương nhằm tạo ra các tiền đề , hành lang pháp lý thuận lợi để đẩy mạnh xuất khẩu giày dép .
-Thảo luận ở cấp Chính phủ về mở cửa thị trường , trước hết là đối với những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam . Hiện nay , EU được coi là thị trường có mức bảo hộ cao nhất . Sự bảo hộ này dưới hai hình thức là thuế quan và phi thuế quan, đặc biệt là các biện pháp phi thuế quan ( rào cản kỹ thuật ) . Trong khi hàng Việt Nam đang rất khó khăn trong việc chiếm lĩnh thị trường EU , Chính phủ nên tích cực và chủ động đề nghị Ủy ban Châu Âu mở rộng quy mô mậu dịch tự do và tạo điều kiện thuận lợi cho giày dép của ta vào thị trường này. Thảo luận ở cấp Chính phủ về mở cửa thị trường là một trong những biện pháp khá hiệu quả mà rất nhiều nước đang phát triển đã áp dụng thành công trong đàm phán với các nước phát triển để mở rộng thị trường xuất khẩu ở giai đoạn đầu thực hiện công nghệ hóa-hiện đại hóa, Thái Lan là một ví dụ.
- Thành lập tổ tư vấn cấp cao của Bộ thương mại hai Chính phủ (Việt Nam và EU ) nhằm tìm hiểu những vấn đề pháp lý còn thiếu cho doanh nghiệp hai bên. Cập nhật thường xuyên thông tin về thị trường để thông báo cho doanh nghiệp . Điều chỉnh hoặc khắc phục những vướng mắc cho các doanh nghiệp trong khi thực hiện dịch vụ kinh doanh của mình. Giúp các doanh nghiệp tìm những đối tác trực tiếp và tin cậy lâu dài.
-Nhà nước Việt Nam cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia hội chợ , triển lãm hoặc hội thảo chuyên đề thị trường , giúp các doanh nghiệp trực tiếp tiếp cận thị trường , trực tiếp tìm hiểu nhu cầu thị hiếu của thị trường và trực tiếp giao dịch với các nhà nhập khẩu chính của thị trường EU .
- Hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc xúc tiến và tiếp cận thị trường . Các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam hiện nay gặp rất nhiều kho khăn trong việc tìm đối tác EU , nhất là những đối tác đáng tin cậy. Do vậy, cần thiết phải nâng cao vai trò của các thương vụ trong việc xúc tiến thương mại , tìm các đối tác , ngân hàng tin cậy cho doanh nghiệp trong nước. Ngoài ra , do điều kiện đi lại xa xôi, chi phí tốn kém nên vấn đề tìm hiểu, nghiên cứu thị trường cũng như những thay đổi trên thị trường diễn ra rất bị hạn chế. Thương vụ phải thường xuyên thông báo về Bộ Thương mại từng diễn biến trên thị trường: những thay đổi về hệ thống pháp luật , quy chế nhập khẩu , thuế quan , tỷ giá,
lạm phát, xu hướng thương mại …đến những diễn biến cụ thể như dự báo cung, cầu, giá cả , vấn đề cạnh tranh , thị hiếu , kênh phân phối , cách tiếp cận thị trường …Tất cả những việc làm trên phải được Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí chứ không nên để doanh nghiệp chịu tất cả. Bộ thương mại phải yêu cầu các thương vụ giúp đỡ tích cực cho các doanh nghiệp , khi đi nghiên cứu, khảo sát thị trường tại EU để công việc triển khai có hiệu quả , tránh chi phí tốn kém. Chi phí đi lại và nghiên cứu thị trường của một số doanh nghiệp xuất khẩu giày dép phải được Chính phủ hỗ trợ một phần vì doanh nghiệp nước ta còn nghèo, trong khi các doanh nghiệp nước khác hơn hẳn ta mà vẫn được Chính phủ hỗ trợ cho việc xúc tiến và tiếp cận thị trường , như Trung Quốc và Thái Lan.
-Cho phép thành lập môt trung tâm xúc tiến thương mại Việt Nam tại EU để hỗ trợ xuất khẩu cho các doanh nghiệp . Việc làm này có thể thu hút được các doanh nghiệp và cộng đồng người Việt Nam thuê diện tích tại trung tâm để giới thiệu sản phẩm , bán hàng, giao dịch mua hàng của EU , tạo đầu mối, xúc tiến cho các doanh nghiệp trong nước triển khai quan hệ buôn bán với các bạn hàng EU .
-Mở rộng hình thức chợ xúc tiến xuất khẩu đối với mặt hàng giày dép xuất khẩu . Chợ xúc tiến xuất khẩu là nơi mua bán các loại giày dép xuất khẩu ; có sự tham gia của các nhà kinh doanh , ngân hàng ,các công ty giao nhận, các hãng bảo hiểm, các cơ quan giám định. Hàng ngày , chợ cung cấp thông tin miễn phí về giá cả , sản lượng giày dép trên thế giới . Tại đây còn được xem truyền hình trực tiếp thị trường mua bán giày dép ở Mỹ , Anh, Pháp, Italia. Chợ còn các thông tin bằng máy fax, và email theo yêu cầu .
-Đẩy mạnh công tác trợ cấp xuất khẩu dưới hình thức xuất khẩu , tỷ giá khuyến khích đối với ngoại tệ thu được nhờ xuất khẩu , hoặc gián tiếp dùng Ngân sách Nhà nước tuyên truyền xúc tiến thương mại . Mở rộng trợ cấp đối với mặt hàng giày dép .