SAU ĐÂY LÀ NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA MỸ VỀ HÀNG NHẬP KHẨU:

Một phần của tài liệu thương mại Việt Mỹ và các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng Việt nam sang thị trường Mỹ (Trang 35 - 36)

III. THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆC XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM SANG MỸ

SAU ĐÂY LÀ NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA MỸ VỀ HÀNG NHẬP KHẨU:

1. Những quy định của Mỹ về hàng hoá nhập khẩu:

SAU ĐÂY LÀ NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA MỸ VỀ HÀNG NHẬP KHẨU:

THUẾ QUAN

Mỹ dùng hệ thống biểu thuế quan điều hoà (HTS) dựa trên hệ thống điều hoà HS để quản lý hàng hoá nhập khẩu. Trong biểu thuế có mô tả cả phần thuế suất chung và phần thuế suất đặc biệt. Phần thuế suất chung quy định thế suất hoặc miễn thuế cho hàng hoá được hưởng quy chế tối huệ quốc MFN. Phần đặc biệt quy định mức thuế ưu đãi hoặc miễn thuế có điều kiện theo quy chế thuế quan riêng. Ngoài ra còn nhiều ưu đãi thuế quan khác như: Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập, Hiệp định thương mại tự do Mỹ - Canađa. Nếu một sản phẩm được hưởng nhiều mức ưu đãi thì mức ưu đãi thấp nhất sẽ được áp dụng. Các mức thuế trong 2 cột chênh nhau rất lớn thể hiện sự phân biệt đối xử. Ví dụ mặt hàng vải bông thuế MFN là 33% thì thuế phi MFN là 68,3%; Mặt hàng túi xắch bằng mây tre thuế MFN 0%, thuế phi MFN từ 50 đến 80%; Váy dài nữ bằng vải bông: MFN 0 - 8,8%, thuế phi MFN 90%.

Đối với ưu đãi thuế quan phổ cập GSP, sẽ miễn thuế hoàn toàn cho một số mặt hàng nhập từ những nước được hưởng ưu đãi. Những mặt hàng đó phải đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn sau:

1. Mặt hàng phải từ nước được Mỹ cho hưởng GSP. 2. Mặt hàng nằm trong danh sách được hưởng GSP.

3. Nước xuất khẩu đủ tiêu chuẩn được hưởng GSP đối với một sản phẩm nhất định.

4. Các yêu cầu về giá trị gia tăng được đáp ứng.

5. Mặt hàng được nhập trực tiếp vào Mỹ từ nước hoặc nhóm nước được hưởng.

6. Có một giấy chứng nhận xuất xứ (mẫu A).

7. Người nhập khẩu yêu cầu được hưởng quy chế GSP.

Quy chế này không được áp dụng cho các nước mà Mỹ đã liệt kê trong mục 502b của Luật thương mại 1974. Mặt khác, một nước sẽ bị mất quyền hưởng GSP đối với một sản phẩm nếu vượt quá giới hạn nhu cầu cạnh tranh:

+ Chiếm tới 50% hoặc hơn nữa toàn bộ giá trị nhập khẩu mặt hàng đó của Mỹ. + Vượt quá một mức trị giá tính bằng đôla nhất định. Mức này được điều chỉnh hàng năm theo tỷ lệ GNP của Mỹ mỗi năm, vì thế con số chính xác phải đầu năm sau mới có thể biết.

Ngoài thuế, Mỹ còn dùng biện pháp phi quan thuế để quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu. Các biện pháp thường dùng là hạn ngạch (hạn ngạch tuyệt đối và hạn ngạch thuế suất), các quy định mang tính kỹ thuật.

Một phần của tài liệu thương mại Việt Mỹ và các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng Việt nam sang thị trường Mỹ (Trang 35 - 36)