Những hạn chế còn tồn tại:

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu cao su của Việt Nam (Trang 32 - 33)

3. Đánh giá thực trạng thúc đẩy xuất khẩu cao su của Việt Nam.

3.2.Những hạn chế còn tồn tại:

- Mặc dù sản lượng cao su của Việt Nam vẫn đạt 600.000 tấn cao su trong năm 2007, tăng so với 553.500 tấn năm 2006 nhưng nguồn nhập khẩu cao su của Việt Nam từ các nước láng giềng giảm đi do nguồn cung hạn hẹp từ các nước này. Việt Nam xuất khẩu 80% sản lượng mủ cao su của mình và mua cao su từ Thái Lan, Campuchia và Indonexia để tái xuất khẩu.

- Hiện tại cơ cấu sản phẩm cao su của VN vẫn còn bất hợp lý, bởi lẽ những sản phẩm thị trường có nhu cầu cao như: ly tâm; SVR 10,20; RSS thì

chúng ta lại sản xuất được rất ít. Trong khi những sản phẩm khác thị trường có nhu cầu thấp thì sản lượng của chúng lại chiếm tới 60%.

- Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang các thị trường truyền thống , vẫn chưa khai phá được nhiều thị trường mới chủ yếu do năng lực cạnh tranh thấp.

- Thị trường cao su tự nhiên của Việt Nam mặc dù đã được đa dạng hóa cho đến nay vẫn không ổn định, còn lệ thuộc vào một số thị trường đặc biệt là thị trường Trung Quốc. Các thị trương mới mở như thị trường Hoa Kì, Nhật Bản đã góp phần làm đa dạng hóa cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam nhưng tỉ trọng cao su xuất khẩu sang thị trường này vẫn còn thấp.

- Sản phẩm cao su của Việt Nam vẫn chưa cạnh tranh được với sản phẩm cao su của các nước trong khu vực và chưa xây dựng được thương hiệu mạnh cho cao su tự nhiên của Việt Nam trên thị trường thế giới.

- Thêm một khó khăn mà hoạt động xuất khẩu cao su đang gặp phải cùng với nhiều ngành hàng khác là cước phí bốc dỡ container (THC) mà các hàng tàu mới áp dụng. Hiệp hội Cao su Việt Nam cho rằng, cước THC đang ảnh hưởng rất nhiều đến xuất khẩu cao su của Việt Nam. Vì thế Hiệp hội sẽ kiên quyết không áp dụng cước THC theo lời kêu gọi của Hiệp hội Cao su Đông Nam Á để giảm bớt gánh nặng cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu cao su của Việt Nam (Trang 32 - 33)