0
Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

Một số kiến nghị.

Một phần của tài liệu THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CAO SU CỦA VIỆT NAM (Trang 46 -51 )

Kiến nghị đối với nhà nước:

3.1 Chính sách về thị trường xuất khẩu cao su

Tiếp tục tạo điều kiện khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia tìm kiếm thị trường xuất khẩu cao su, giảm bớt các thủ tục thành lập và giải thể công ty. Đồng thời cần có những chính sách khuyến khích các công ty xuất khẩu hiệu quả xuất khẩu nhiều bằng các biện pháp khen thưởng, ưu đãi về thuế và vốn vay từ các quỹ hỗ trợ của nhà nước.

Chính sách về thị trường cần thay đổi cho linh hoạt, xây dựng quan hệ ngoại giao tốt, tạo điều kiện cho hoạt động thương mại giữa các nước thuận lợi. Đồng thời thoát ngỡ vướng mắc để khắc phục các thị trường cũ. Đây thực sự là các thị trường tiêm năng, nhu cầu xuất khẩu lớn, yêu cầu về chất lượng không quá khắt khe phù hợp với đặc điểm sản xuất của Việt Nam.

Chính sách về giá linh động không làm cản trở hoạt động của doanh nghiệp xuất khẩu nhưng cũng không để người nông dân bị ép giá: đồng thời làm tăng giá nhiều để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu nói chung, cao su xuất khẩu nói riêng.

3.2 Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu

Nhà nước cần nỗ lực giải quyết tình trạng sản xuất manh mún, phân tán gây khó khăn cho việc thu mua nông sản chất lượng cao với khối lượng lớn. Hạn chế tình trạng công ty xuất khẩu một đơn hàng mà phải gom hang từ nhiều nguồn khác nhau dẫn đến chất lượng không đồng đều, đồng thời làm tăng chi phí khi mua.

Nhà nước cần xây dựng và phát triển các vùng chuyên canh, sản xuất tập chung với quy mô lớn. Tổ chức nghiên cứu khai thác các vùng có điều kiện sản xuất phù hợp để phát huy lợi thế.

Trong các vùng đó , nhà nước cần chủ trương gắn khâu sản xuất nguyên liệu và chế biến bảo quản vận chuyển bốc xếp. Tiêu thụ sản phẩm thong qua hợp đồng kinh tế giữa doanh nghiệp xuất khẩu- cơ sở chế biến – HTX

Có làm được như vậy thì nhà nước với các doanh nghiệp xuất khẩu mới đảm bảo được nguồn đầu vào về số lượng, chất lượng, hạ giá thành cao su xuất khẩu, hạn chế tình trạng đẩu cơ nguồn hàng, đảm bảo giá mua hợp lý, có lợi cho cả người sản xuất và người tiêu thụ.

3.3 Nghiên cứu dự báo thị trường xuất khẩu

Hoạt động dự báo và nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp rất kém hiệu quả do nhiều nguyên nhân về trình độ nhận thức, về chi phí, về kinh nghiệm…Các doanh nghiệp cũng chưa thực sự ý thức được vai trò quan

trọng và có sự đầu tư thích đáng. Một nguyên nhân quan trọng là do những thông tin thu thập được hiện nay còn nhiều hạn chế và chưa phát huy hiệu quả. Các doanh nghiệp chủ yếu lấy thông tin từ cơ quan nhà nước, hiệp hội ngành hang…Nhưng các thong tin này thiếu chính xác và độ kịp thời vì vậy kém hiệu quả.

Nhà nước cần hỗ trợ hoạt động này. Nguồn tin quan trọng nhất hiện nay là từ phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam. Nhà nước cần tập trung nâng cao chất lượng nguồn tin này như đầu tư cho cán bộ thu thập thong tin trực tiếp từ thị trường các nước nhập khẩu, tổng hợp gửi về kịp thời. Đồng thời ngay trong nước cần bộ phận chuyên trách thu thập thong tin, phân tích một cách có hệ thống, khoa học đưa ra kết quả chính xác kịp thời cho doanh nghiệp xuất khẩu.

3.4. Hình thành và phát triển sàn giao dịch hàng nông sản.

Một trong những diểm yếu của hoạt động kinh doanh nông sản của Việt Nam là khối lượng xuất khẩu ở mỗi hợp đồng không lớn do khó khăn khi thu mua hàng trong cùng một thời điểm. Do vậy, Việt Nam thường bị động về quyết định giá cả, bị ép giá không có vị thế trên thương trường.

Nhà nước cần nhanh chóng hình thành sàn giao dịch cho hàng nông sản gom lượng hàng lớn để xuất khẩu những đơn hàng lớn. Qua đó điều tiết thị trường trong nước quy định mức giá sàn giá trần cho hàng nông sản khi vào mùa cũng như khi trái mùa. Tuy nhiên việc đưa ra mức giá phải phù hợp với thị trường thế giới mà vẫn đảm bảo mức giá thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu

Muốn vậy công tác nghiên cứu thị trường của nhà nước phải thực sự hiệu quả chính xác. Có như vậy mức giá đưa ra mới phù hợp đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp xuất khẩu và thích ứng với xu hướng biến động của thế giới.

KẾT LUẬN

Ngày nay, khi Việt Nam đã là một trong những thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới WTO, việc thúc đẩy xuất khẩu càng phải được chú trọng hơn nữa. Cao su là mặt hàng nông sản có giá trị xuất khẩu thứ hai sau lúa, đứng trên cà phê và là mặt hàng xuất khẩu thứ 8 trong danh mục các mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam. Cao su đã vươn lên vị trí thứ ba trong số các mặt hàng nông lâm sản đạt kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, chỉ sau gạo và gỗ. Trong thời gian vừa qua, ngành xuất khẩu cao su đã đạt được không ít kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên cũng không ít những han chế, những tồn tại cần được khắc phục trong tương lai. Ngoài việc tăng kim ngạch và mở rộng thị trường xuất khẩu, Nhà nước ta đã và đang đề ra những hướng đi mới cho ngành cao su xuất khẩu. Xuất khẩu cao su đang là một trong những thế mạnh của Việt Nam và có lẽ trong tương lai, vị thế của ngành còn được khẳng định một cách vững chắc hơn nữa.

Cuối cùng, một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến GS.TS. Hoàng Đức Thân đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em hoàn thành đề án này.

Tài liệu tham khảo

1.

Giáo trình Kinh tế Thương mại – Chủ biên : GS.TS. Đặng Đình Đào – GS.TS. Hoàng Đức Thân. ( nhà xuất bản Thống kê).

2.

Đỗ Đức Bình – Nguyễn Thường Lạng (chủ biên) – Giáo trình kinh tế quốc tế, nhà xuất bản lao động 2004.

3.

Giáo trình Quản trị chiến lược – Chủ biên : PGS.TS. Lê Văn Tâm. (nhà xuất bản Thống kê HN – 2005)

4.

Giáo trình Quản trị doanh nghiệp Thương mại – tập 1- Đồng chủ biên: PGS.Ts. Hoàng Minh Đường – PGS.Ts. Nguyễn Thừa Lộc. ( nhà xuất bản Lao động – xã hội).

5.

Tạp chí Ngoại thương các số năm 2007,2008

6.

Tạp chí kinh tế Việt Nam các số năm 2008.

7.

Website:

-

Mot.gov.vn

-

Vinanet.com.vn

-

Vra.com.vn

-

Vnexpress.net

Một phần của tài liệu THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CAO SU CỦA VIỆT NAM (Trang 46 -51 )

×