Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của tổng công ty

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng hoạt động NK trong lĩnh vực xây dựng ở công ty WASEENCO (Trang 29 - 34)

1)Chức năng:

Lĩnh vực kinh doanh của TCT bao gồm:

- Đầu tư xây dựng và kinh doanh các hệ thống CTN và vệ sinh môi trường. Thi công và tổng thầu thi công xây dựng, lắp đặt các công trình CTN, vệ sinh môi trường và các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị.

- Tư vấn, tổng thầu tư vấn đầu tư và xây dựng các công trình CTN, vệ sinh môi trường và hạ tầng kỹ thuật đô thị, bao gồm: Lập và thẩm tra các dự án đầu tư xây dựng, tư vấn đấu thầu và hợp đồng kinh tế về thiết kế, xây lắp, cung cấp vật tư, thiết bị; Khảo sát, thiết kế, lập tổng dự toán và dự toán các công trình; thẩm tra thiết kế và tổng dự toán; quản lý thực hiện các dự án đầu tư xây dựng; giám sát, kiểm tra chất lượng thiết bị, vật tư thi công xây lắp. - Đầu tư sản xuất, kinh doanh và kinh doanh thương mại xuất nhập khẩu vật tư, máy móc, thiết bị, phụ tùng xây dựng chuyên ngành CTN và môi trường. - Tư vấn, đầu tư và thi công xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, bưu chính viễn thông, thể dục thể thao, vui chơi giải trí, nông nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ điện, đường dây và trạm biến áp các loại; gia công lắp dựng kết cấu thép và các thiết bị cơ điện kỹ thuật công trình.

- Đầu tư và kinh doanh nhà, bất động sản, cho thuê Văn phòng; quản lý, khai thác và kinh doanh các dịch vụ trong khu công nghiệp, khu đô thị, nhà ở, dân cư tập trung, bãi đỗ xe, khách sạn du lịch và các dịch vụ khác.

- Tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ chuyên ngành CTN và môi trường.

- Tổ chức đào tạo giáo dục, định hướng và thực hiện việc đưa người lao động, chuyên gia VN đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

- Thực hiện đầu tư tài chính vào các Công ty con, Công ty liên kết. - Các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.

TCT đã thực hiện tốt các quy định, quy chế đối với cán bộ, nhân viên và người lao động. Ngoài việc tính và trả lương theo chế độ, thưởng theo sự đóng góp thành tích hoạt động, TCT còn có một số chính sách ưu đãi, khuyến khích, chăm lo cho cuộc sống người lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống của họ từ đó là động lực thúc đẩy họ làm việc tốt hơn, tăng năng suất lao động cho toàn TCT.

Việc ngày càng mở rộng ngành nghề kinh doanh và lĩnh vực hoạt động của TCT không những đáp ứng nhu cầu sử dụng và yêu cầu cần thiết của xã hội mà còn giải quyết công ăn việc làm cho một số lượng lớn người lao động đã và đang có nguy cơ thất nghiệp hiện nay.

3) Đặc điểm tổ chức tổ chức bộ máy quản lý

Hiện nay bộ máy quản lý của tổng công ty (TCT) được tổ chức theo mô hình trực tuyến – chức năng, theo mô hình này giữa ban lãnh đạo và các bộ phận phòng ban trong Tổng Công ty luôn có quan hệ chức năng, hỗ trợ lẫn nhau. Mối quan hệ này giúp cho mọi hoạt động của TCT đều có sự thống nhất cao, đem lại hiệu quả trong công tác quản lý, tránh chồng chéo nhiệm vụ, gây lãng phí thời gian và nguồn lực khác. Nhờ việc tổ chức theo mô hình này, mọi công việc của TCT đều được giám sát chặt chẽ: Các quyết định chỉ đạo từ Hội đồng quản trị (HĐQT) xuống Tổng Giám đốc (TGĐ) đều được nhanh chóng chuyển tới các đối tượng cần thực hiện và ngược lại các thông tin phản hồi cũng được chuyển tới HĐQT một cách nhanh chóng; từ đó TGĐ sẽ có những điều chỉnh kịp thời, cần thiết giúp cho mọi hoạt động của TCT diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả cao.

 Hội đồng quản trị (HĐQT) Tổng Công ty: Là cơ quan đại diện trực tiếp chủ sở hữu Nhà nước tại TCT, có 05 thành viên do Bộ trưởng BXD bổ nhiệm. Chủ tịch HĐQT không kiêm TGĐ. Chủ tịch HĐQT có chức năng hoạch định chiến lược, kế hoạch dài hạn, ngành nghề kinh doanh của TCT sau khi được đại diện chủ sở hữu phê duyệt. Quyết định kế hoạch kinh doanh hàng năm của TCT và các Công ty con do TCT sở hữu toàn bộ vốn Điều lệ.

Chủ tịch HĐQT có quyền hạn và nhiệm vụ sau:

+ Thay mặt HĐQT ký nhận vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác do chủ sở hữu đầu tư cho TCT; quản lý TCT theo Nghị quyết, quyết định của HĐQT.

+ Tổ chức nghiên cứu chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn, dự án đầu tư quy mô lớn, phương án đổi mới tổ chức, nhân sự chủ chốt của TCT để trình HĐQT.

+ Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của HĐQT, quyết định nội dung họp và tài liệu phục vụ cuộc họp; triệu tập và chủ trì các cuộc họp của HĐQT. + Thay mặt HĐQT ký các Nghị quyết, Quyết định của HĐQT.

+ Tổ chức theo dõi, giám sát việc thực hiện các Nghị quyết, Quyết định của HĐQT, có quyền đình chỉ các Quyết định của TGĐ trái với Nghị quyết, Quyết định của HĐQT.

+ Các quyền khác theo phân cấp, uỷ quyền của HĐQT, người quyết định thành lập TCT đã được quy định trong Điều lệ tổ chức và hoạt động của TCT. Định kỳ, Chủ tịch HĐQT báo cáo kết quả tới Bộ trưởng BXD.

 Tổng Giám đốc (TGĐ): Do HĐQT bổ nhiệm sau khi được sự chấp thuận của Bộ trưởng BXD. Là người đại diện theo pháp luật, điều hành hoạt động hàng ngày của TCT theo mục tiêu, kế hoạch và các Nghị quyết, Quyết định của HĐQT, phù hợp với Điều lệ của TCT; chịu trách nhiệm trước HĐQT và pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.

Nhiệm vụ và quyền hạn của TGĐ bao gồm:

+ Xây dựng kế hoạch hàng năm của TCT, phương án huy động vốn, dự án đầu tư, phương án liên doanh, đề án tổ chức quản lý, quy chế quản lý nội bộ của TCT, quy hoạch đào tạo lao động, phương án phối hợp kinh doanh giữa các Công ty con hoặc với các doanh nghiệp khác trình HĐQT, Chủ tịch HĐQT.

+ Quyết định các dự án đầu tư, phương án sử dụng vốn, tài sản của TCT để góp vốn, mua cổ phần của các Công ty khác, bán tài sản của TCT có giá trị đến 30% tổng giá trị tài sản còn lại được ghi trong Báo cáo Tài chính (BCTC) gần nhất của TCT khi có ý kiến chấp thuận của HĐQT.

+ Quyết định các hợp đồng vay, cho vay, thuê, cho thuê và hợp đồng kinh tế khác có giá trị dưới mức vốn Điều lệ của TCT.

+ Quyết định phương án sử dụng vốn, tài sản của TCT để góp vốn, mua cổ phần của các Công ty trong nước có giá trị đến 30% tổng giá trị tài sản còn lại được ghi trong BCTC gần nhất của TCT khi có ý kiến chấp thuận của HĐQT. + Đề nghị HĐQT bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, khen thưởng, kỷ luật, quyết định mức lương của Phó TGĐ, Kế toán trưởng; đề nghị HĐQT quyết định cử người đại diện phần vốn góp của TCT ở doanh nghiệp khác.

Và một số nhiệm vụ quyền hạn khác theo quy định tại Điều lệ của TCT. TGĐ báo cáo tới Chủ tịch HĐQT và Bộ trưởng BXD.

 Giúp việc cho TGĐ có các Phó TGĐ và Kế toán trưởng (KTT), các Phó TGĐ chịu trách nhiệm tham mưu cho TGĐ về mặt kỹ thuật, tìm hiểu thị trường, tìm kiếm khách hàng cũng như điều hành các hoạt động về đầu tư xây dựng cơ bản của TCT.

 Ban Kiểm soát: Do HĐQT thành lập, có tối đa 5 thành viên, trong đó Trưởng ban Kiểm soát là uỷ viên HĐQT. Có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát các hoạt động sản xuất – kinh doanh (SXKD) của TCT.

Bộ máy giúp việc cho HĐQT và TGĐ có các Phòng, Ban chuyên môn nghiệp vụ. Các Phòng, Ban trong TCT được phân chia nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể trong từng lĩnh vực nhằm giúp cho các Phó TGĐ, cũng như TGĐ đưa ra các quyết định một cách chính xác, đảm bảo cho hoạt động SXKD của TCT đạt hiệu quả cao. Mặc dù đảm nhiệm những chức năng và nhiệm vụ riêng nhưng các Phòng, Ban trong TCT đều có mối quan hệ mật thiết với nhau.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng hoạt động NK trong lĩnh vực xây dựng ở công ty WASEENCO (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w