Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Một số Giải pháp góp phần hoàn thiện công tác xét thầu tại Cty Công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân (Trang 72 - 77)

Bản chất của đấu thầu là quá trình chi tiêu, mua sắm nhằm đạt đợc yêu cầu đề ra với chi phí thấp nhất. Theo Quy chế đấu thầu thì đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng yêu cầu (HSMT) của Bên mời thầu.

Đấu thầu khác mua sắm cá nhân ở chỗ: mua sắm cá nhân thì dùng tiền các nhân mua sắm theo chủ quan, còn đấu thầu sử dụng nguồn tiền của nhà nớc, nên phải “mua sắm” theo Quy chế đấu thầu. Thực chất đó là một cuộc thi mà đầu bài là HSMT, bài thi là HSDT và ban giám khảo là tiêu chuẩn đánh giá, xét thầu.

ở trên ta đã thấy vai trò của Quy chế đấu thầu trong việc thực hiện các thủ tục đấu thầu thực hiện dự án. Vậy để thực hiện dự án đợc suôn sẻ, để thu hút các nhà thầu thì Quy chế phải chặt chẽ và tạo thuận lợi cho cả chủ đầu t và nhà thầu.

1. Đơn giản hóa hơn nữa thủ tục hành chính trong tổ chức đấu thầu và chọn thầu

Theo Quy chế đấu thầu và Quy chế quản lý đầu t và xây dựng tất cả các khâu từ lập kế hoạch tổ chức đấu thầu cho đến khi thực hiện xong hợp đồng và thanh lý đều diễn ra theo một trình tự, quy trình bắt buộc. Điều này đôi khi gây khó khăn cho cả Chủ đầu t và Nhà thầu. Thực tế, Chủ đầu t và Nhà thầu vẫn tìm cách để làm không theo luật mà vẫn không vi phạm luật. Nh vậy, chính thực tế công việc sẽ kiểm nghiệm chính sách đề ra có phải là tối u và cần thiết hay không.

Vẫn biết đấu thầu do Chủ đầu t chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện trong quá trình quản lý dự án. Khi tổ chức thực hiện dự án đơng nhiên Chủ đầu t phải tuân thủ các quy chế, qui định và chính sách của Chính phủ. Điều này thể hiện qua trình tự đầu t xây dựng từ khâu lập, phê duyệt, thẩm định dự án, thiết kế và dự toán thi công xây lắp, nghiệm thu, bàn giao và quyết toán công trình. Theo quy chế quản lý đầu t và xây dựng, tất cả các khâu này đều đợc cấp quyết định đầu t thẩm định và phê duyệt. Các chỉ tiêu kỹ thuật công nghệ và kinh tế tài chính đợc kiểm tra, thanh tra theo chức năng quản lý nhà nớc ở từng khâu: kế hoạch – xây dựng – tài chính và đợc phân cấp từ Trung Ương đến địa phơng. Vì vậy đấu thầu phải đợc thực thi trong khuôn khổ này, mà không thể thực hiện khác đợc. Ngay đến giá trúng thầu, một tiêu chí quan trọng của đấu thầu, cũng không đợc vợt quá tổng mức đầu t, tổng dự toán, hay dự toán đã đợc cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nh vậy nên chăng khi nào các Chủ đầu t dự án thực hiện

thầu vợt khỏi các chỉ tiêu dợc duyệt nói trên mới cần có sự xem xét của các cấp quyết định đầu t, hoặc nếu phải trình duyệt cũng chỉ nên mang tính quyết định nào đó, hoặc phân cấp, hoặc uỷ quyền nhiều hơn nữa cho các Bộ, Ngành, UBND tỉnh, thành phố, HĐQT Tổng công ty, Công ty. Nếu thực hiện đợc nguyên tắc trên, chắc chắn Chủ đầu t dự án sẽ nâng cao đợc tính chủ động và trách nhiệm của mình trớc cấp quyết định đầu t và trớc pháp luật, còn thủ tục hành chính trong khâu trình duyệt đấu thầu sẽ trở nên đơn giản hơn nhiều so với hiện nay.

2. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy về đấu thầu

Các văn bản pháp quy của Nhà nớc thờng xuyên đợc thay đổi, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nớc, với những chính sách mở cửa, hội nhập và cạnh tranh quốc tế, đa phơng hoá, đa dạng hoá về ngoại giao, kinh tế đối ngoại...

Đầu t và xây dựng cơ bản là lĩnh vực hết sức phức tạp, việc liên tực thay đổi, bổ sung các văn bản pháo quy của Nhà nớc cho thấy khả năng còn hạn chế của các nhà nghiên cứu soạn thảo văn bản pháp quy nói chung cũng nh đối với lĩnh vực đầu t – xây dựng cơ bản nói riêng. Mặt khác, khoảng thời gian giữa các Nghị định và thông t hớng dẫn kéo dài dẫn đến việc áp dụng còn nhiều bất cập.

Các văn bản pháp quy của Nhà nớc không thể bao quát và điều chỉnh chi tiết tất cả mọi hoạt động của các ngành, lĩnh vực mà chỉ có thể tạo ra hành lang pháp lý cho các hoạt động. Từng Bộ, ngành, lĩnh vực cần phải căn cứ vào các văn bản pháp quy của Nhà nớc mà có những hớng dẫn, quy định cụ thể, chi tiết nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế – xã hội – môi trờng cao nhất.

Trong điều kiện hiện nay, chúng ta nên tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy về đấu thầu theo các hớng:

- Trên cơ sở các văn bản đã ban hành, các ngành cần tập hợp những bất cập và thiếu sót cũng nh các u điểm để từng bớc hoàn thiện một văn bản mới dần thay thế và bổ sung các văn ban cũ.

- Ngành Công nghiệp tàu thuỷ cũng cần nghiên cứu riêng cho mình một hệ thống pháp quy, tạo hành lang pháp lý riêng cho ngành mình để thủ tục đầu t và đấu thầu ngày càng trở nên đơn giản và hiệu quả.

Nh vậy, muốn hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy về đấu thầu, chúng ta cần đảm bảo các điều kiện nh: phải xây dựng một chiến lợc phát triển ngành cụ thể, nhu cầu ngành trong từng thời kỳ, phối hợp với các bộ ngành liên quan trong việc xử lý vi phạm, cần xây dựng hệ thống thông tin về công tác đầu t quốc tế, thông tin về các sản phẩm đợc cung cấp và thông tin về các hợp đồng đợc ký kết.

Nếu thực hiện đợc việc này chúng ta sẽ tạo lập đợc khung phát triển lâu dài cho hoạt động dấu thầu cho ngành và toàn bộ các ngành, xây dựng

3. Hội nhập thị trờng quốc tế

Cùng với việc mở rộng và đa dạng hoá các quan hệ hợp tác quốc tế, hoạt động thu hút đầu t nớc ngoài là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ chính sách kinh tế đối ngoại của nớc ta. Trong những năm qua, kể từ khi Luật đầu t nớc ngoài đợc ban hành và thực hiện, đầu t trực tiếp nớc ngoài đã đợc thừa nhận nh một giải pháp quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển nội sinh của nền kinh tế đất nớc. Việc mở rộng quan hệ kinh doanh với nhiều nớc đã và đang tạo điều kiện cho các công ty xâm nhập vào thị trờng quốc tế, đa dạng hoá sản phẩm và hoàn thiện môi trờng kinh doanh.

Cùng với xu hớng đó, đấu thầu ngày càng đợc nhìn nhận nh một điều thiết yếu để đảm bảo thành công cho các nhà đầu t dù họ thuộc khuvực nhà nớc hay t nhân, dù họ đầu t ở trong nớc hay nớc ngoài. Thực hiện đấu thầu có thể khắc phục đợc những nhwocj điểm và khí khăn của phơng thức tự làm và giao thầu trớc đây.

Tuy nhiên, đấu thầu không phải là một thủ tục thuần tuý. Trên thực tế đây là một công nghệ hiện đại, một hệ thống giải pháp cho những vấn đề không thể bỏ qua trong sự phối hợp giữa các chủ thể trực tiếp liên quan đến quá trình xây dựng và cung ứng thiết bị mà mục đích là đảm bảo cho quá trình sản xuất đợc thực hiện với kết quả tối u: tối u về chất lợng, kỹ thuật và tiến độ, tối u về tài chính, đồng thời hạn chế tối đa những diến biến căng thẳng về quan hệ. Bởi vậy cần hoàn thiện môi trờng kinh doanh trên các khía cạnh kinh tế, xã hội, pháp lý, hành chính và cả tâm lý, đạo đức.

Một số khía cạnh cần chú trọng trớc hết là:

- Đơn giản và chuẩn hoá các thủ tục hành chính trong quản lý và phê duyệt quá trình thực hiện đấu thầu quốc tế.

- Xây dựng hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh hợp lý

- Giải quyết các vấn đề cấp bách về chính sách xã hội phù hợp với công tác quản lý đấu thầu.

Kết luận

Ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam có thể tiến nhanh đợc hay không, bắt đầu từ những khâu nhỏ nhất nh: chọn đối tác, đấu thầu mua thiết bị, lựa chọn công nghệ, lựa chọn phơng án đầu t các vấn đề cần đ… - ợc thẩm định, kiểm tra và chọn lọc kỹ càng. Nó đợc thể hiện ở các khâu công tác: lập dự án, đấu thầu, thẩm định dự án Làm tốt những vấn đề… trên từ khâu đầu tiên sẽ tránh đợc những sai lầm đáng tiếc, giảm thiểu và loại trừ cũng nh dự đoán đợc những rủi ro có thể xảy ra. Nhờ có đấu thầu, các cơ quan quản lý nhà nớc có đủ thông tin thực tế và cơ sở khoa học để đánh giá đúng năng lực thực sự của nhà thầu. Đấu thầu đã nâng cao hiệu quả dự án, tiết kiệm cho nhà nớc hàng trăm tỉ đồng, trung bình từ 8 – 15% so với dự toán ban đầu.

Nói chung, công tác chuẩn bị đầu t, lập kế hoạch đầu t và đấu thầu là vô cùng quan trọng và cần thiết đối với bất kỳ một công cuộc đầu t nào. Có thực hiện tốt việc làm này ngành Công nghiệp tàu thuỷ của chúng ta mới có thể tiến nhanh hơn, mạnh mẽ hơn, mới có thể hoà nhập và sánh ngang cùng nền Công nghiệp tàu thuỷ thế giới.

Đề tài này với mong muốn chỉ ra một số tồn tại trong công tác đấu thầu tại Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xét thầu, song có thể cha hoàn toàn đợc nh mong muốn, nhng đã là sự nỗ lực của tác giả trong một thời gian không dài thực tập tại Công ty công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân.

Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn Cô giáo Nguyễn Thu Hà và các cán bộ tại công ty CNTT Cái Lân đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành bài viết này.

Tài liệu tham khảo

1. Giáo trình Kinh tế đâu t – Trờng Đại học KTQD Hà Nội (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định 43/CP/1996, Nghị định 93/CP/1997, Nghị định 88/CP/2000, Nghị định 14CP/2001, Nghị định 66CP/2003 3. Các thông t 04TT-BKH, 121TT-BTC, 94TT-BTC, 01TT-BKH (2/2/2004) 4. Quyết định 1037QĐ-BLĐTBXH 5. Tạp chí xây dựng, các số năm 2000-2004 6. Tạp chí Giao thông vận tải, các số 2000-2004

7. Thời báo Kinh tế Sài gòn và Kinh tế Việt Nam, các số năm 2003 8. Tạp chí Công nghiệp tàu thuỷ, các số năm 2003-2004

9. Các dự án và hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu tại Công ty CNTT Cái Lân.

10. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2003, dự kiến kế hoạch năm 2004 của Công ty CNTT Cái Lân.

Nhận xét của Giáo viên hớng dẫn ... ... .... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

Một phần của tài liệu Một số Giải pháp góp phần hoàn thiện công tác xét thầu tại Cty Công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân (Trang 72 - 77)