III- Các đặc trng của doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN); vai trò của chiến lợc kinh doanh với các
1. Thay đổi nhận thức của doanh nghiệp đối với xây dựng và quản lý chiến lợc kinh doanh:
chiến lợc kinh doanh:
Tại sao lại phải thay đổi nhận thức của doanh nghiệp? Vấn đề ở đây rõ
ràng là các chủ doanh nghiệp cần ý thức đợc rằng số phận của “con thuyền doanh nghiệp” sẽ ra sao nếu cứ bơi trong biển cạnh tranh mà không có một chiến lợc kinh doanh rõ ràng. Khi các doanh nghiệp hiểu đợc rằng trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế ngày càng mạnh mẽ, áp lực cạnh tranh trở nên ngày càng khốc liệt họ sẽ tự nhận thấy xây dựng và quản lý chiến lợc kinh doanh là sống còn với doanh nghiệp của họ.
Vậy làm gì để giúp doanh nghiệp nhận thấy tầm quan trọng của xây dựng và quản lý chiến lợc kinh doanh? Các doanh nghiệp nên mở rộng tầm mắt
nhìn ra thế giới bên ngoài. Họ nên chủ động tiếp cận những kiến thức kinh doanh mới, những diễn biến và sự kiện kinh tế trong khu vực và trên thế giới, nh việc Việt Nam chuẩn bị gia nhập WTO (Tổ chức thơng mại thế giới). Vì nh thế họ sẽ thấy đợc cái lợi khi áp dụng khoa học quản lý tiên tiến vào kinh doanh, và thấy trớc đợc áp lực cạnh tranh đang chờ đợi họ. Đồng thời, chính phủ cũng cần phải tuyên truyền sâu rộng trong dân chúng nói chung và trong giới kinh doanh nói riêng về những lợi ích của công tác xây dựng và quản lý chiến lợc kinh doanh, thông qua các phơng tiện thông tin đại chúng, các buổi thảo luận.
Từ nhận thức đó họ sẽ có những đầu t thích đáng cho xây dựng và quản lý chiến lợc kinh doanh.
2-Các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên mạnh dạn đầu t nhiều hơn nữa nguồn lực tài chính vào công tác xây dựng và quản lý chiến lợc:
Doanh nghiệp nên tự nỗ lực bỏ vốn ra làm chiến lợc vì những lợi ích lâu dài và ổn định của chính mình. Đối với một doanh nghiệp, bỏ một đồng chi
phí ra thì họ luôn luôn tính tính toán xem thu đợc bao nhiêu đồng lợi nhuận. Vì vậy không dễ dàng gì khiến các doanh nghiệp vừa và nhỏ bỏ những đồng vốn ít ỏi của mình ra làm công tác xây dựng và quản lý chiến lợc. Nhng có bao giờ thu đợc lợi ích mà không phải bỏ chi phí? Điều đó hoàn toàn không có trong nền kinh tế thị trờng. Chính vì vậy, doanh nếu doanh nghiệp đầu t đúng mức vào công tác xây dựng và quản lý chiến lợc họ sẽ nâng cao đợc khả năng cạnh tranh trong tơng lai, mở rộng đợc thị trờng và quy mô doanh nghiệp.
Sau khi nhận đợc sự hỗ trợ từ phía nhà nớc các doanh nghiệp vừa và nhỏ càng nên đầu t tài chính vào làm chiến lợc. Một ví dụ điển hình cho thấy nhà
nớc đã có những nỗ lực giúp đỡ doanh nghiệp: Số tiền 20 triệu USD đã đợc Ngõn hàng Đầu tư Bắc Âu (NIB) dành tài trợ cho cỏc dự ỏn ngoài ngành điện tại Việt Nam. Hiệp định về khoản tớn dụng hỗ trợ này đó chớnh thức được ký kết giữa Bộ Tài chớnh và NIB vào ngày 14/4 vừa qua tại Hà Nội.
Theo thỏa thuận, khoản tớn dụng này sẽ do Ngõn hàng Đầu tư phỏt triển Việt Nam tiếp nhận và triển khai dưới dạng một chương trỡnh tớn dụng dài hạn, để cho vay cỏc dự ỏn đầu tư của cỏc doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc mọi
thành phần kinh tế, nhằm đổi mới cụng nghệ và phỏt triển sản xuất hàng húa
(gồm cả công tác xây dựng và quản lý chiến lợc kinh doanh) phục vụ tiờu dựng trong nước cũng như xuất khẩu. Nh vậy nhà nớc đã thu hút sự trợ giúp từ nớc ngoài cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vậy thì không có lý do gì để các doanh nghiệp này không cố gắng hơn trong công tác xây dựng và quản lý chiến lợc.
3-Nguồn tài chính mà doanh nghiệp bỏ ra cho công tác xây dựng và quản lý chiến lợc sẽ dùng để làm gì?
Theo em các doanh nghiệp sau khi có nguồn tài chính, muốn làm tốt công tác xây dựng và quản lý chiến lợc nên đầu t vào các hoạt động sau:
Đa số các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay còn rất hạn chế trong việc mua thông tin. Chính việc thiếu thông tin làm cho họ nhiều khi gặp những rắc rối hết sức khó khăn, bị đặt vào hoàn cảnh “phóng lao phải theo lao”, bị coi nh những “trò đùa”. Ngời ta nói rằng “trăm nghe không bằng một thấy”, gần đây có những bài học đắt giá có thể sẽ khiến trong nay mai các doanh nghiệp sẽ phải coi trọng việc tìm hiểu thông tin.
Trong khi dự thảo Luật Cạnh tranh đang được hoàn thiện để bảo vệ cỏc doanh nghiệp nhỏ trước sự "chốn ộp" của cỏc "đại gia", thỡ vụ ỏn "Cõy Dừa" được xem như bằng chứng cho sự bất bỡnh đẳng trong kinh doanh, giữa một quỏn bia và một Tập đoàn bia đa quốc gia (nguồn Vietnamnet). Trong quá trình kinh doanh các mặt hàng bia của Công ty bia Việt Nam, quán Cây dừa vẫn kinh doanh những mặt hàng bia của các công ty bia khác. Theo đánh giá từ phía Công ty bia Việt Nam thì quán Cây dừa đã vi phạm hợp đồng kinh doanh, bán sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh của Công ty bia Việt Nam. Còn ông chủ quán cây dừa thì lại có ý kiến ngợc lại: từ trớc tới nay ông vẫn làm nh vậy, và các cửa hàng khác đều làm nh vậy. Và kết quả là sau một vụ kiện của Công ty bia Việt Nam với quán Cây dừa, phần thua đã nghiêng về phía “ngời tí hon” Cây dừa.
Tuy quán Cây dừa cha phải là một doanh nghiệp, và hợp đồng kí kết giữa họ và Công ty bia Việt Nam cũng chỉ là Hợp đồng dân sự (Nguồn:
Vietnamnet), nhng qua vụ kiện này các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã thấy rằng
càng ngày làm ăn càng phải khoa học hơn, tôn trọng và hiểu biết pháp luật hơn, cũng nh phải nắm bắt thông tin nhanh nhạy hơn, tránh bị “xỏ mũi” trong các hợp đồng kinh doanh với các công ty lớn.
Có những thông tin cập nhật về môi trờng chính là điều kiện tiên quyết để các nhà quản trị đa ra đợc những dự báo chính xác trong kinh doanh. Vì thế
doanh nghiệp cần xây dựng “hệ thống thông tin chiến lợc”, làm chìa khóa cho những bớc đột phá.
3.2.Đầu t vào công nghệ-kỹ thuật xây dựng và quản lý chiến lợc kinh doanh :
Để làm tốt công tác xây dựng và quản lý chiến lợc kinh doanh, doanh nghiệp phải tuân theo quy trình chiến lợc một cách đầy đủ. Vì vậy ở mỗi khâu doanh nghiệp cần đầu t về mặt công nghệ-kỹ thuật cho tốt. Công nghệ-kỹ thuật ở đây có thể là máy móc, có thể là phơng pháp thực hiện. Ví dụ: để phân tích môi trờng kinh doanh, doanh nghiệp cần có máy vi tính và các phần mềm đủ độ tin cậy để dự báo cầu tơng lai, hoặc doanh nghiệp cần tạo một mạng thông tin nội bộ (LAN) và kết nối vào mạng Internet để tiếp cận thông tin nhanh hơn... Doanh nghiệp cũng cần cập nhật những phơng pháp xây dựng và quản lý chiến lợc mới từ các khoá đào tạo qua việc mời các chuyên gia về giảng dạy.
3.3.Đầu t về nhân lực làm công tác xây dựng và quản lý chiến lợc kinh doanh:
Song song với việc mua thông tin và đầu t công nghệ-kỹ thuật, doanh nghiệp cần phải thu nạp đợc những nhân viên, cán bộ, những nhà quản trị chiến lợc có năng lực. Để làm đợc điều đó doanh nghiệp cần phải trả lơng
thích đáng cho nhân viên. Nếu chủ doanh nghiệp có khả năng làm chiến lợc tốt thì cũng cần có những ngời cố vấn về vấn đề này trong quá trình xây dựng và thực hiện chiến lợc. Chủ doanh nghiệp không nên ôm đồm quá nhiều công việc, điều đó sẽ làm giảm hiệu quả công việc. Đấy là còn cha nói hầu hết các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ thờng đợc đào tạo không bài bản, họ trởng thành trong kinh doanh nhờ những kinh nghiệm tích luỹ đợc trong cuộc sống. Do đó
nếu các chủ doanh nghiệp tự làm chiến lợc chắc chắn sẽ có thiếu xót trong quy trình chiến lợc.
Hiện nay, việc thuê nhân viên làm riêng công tác xây dựng và quản lý chiến lợc ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ là rất hiếm. Họ thờng kiêm nhiệm
nhiều chức năng công việc, thờng thì nhân viên Phòng kinh doanh phụ trách luôn công tác làm chiến lợc.
Từ đó cho thấy rằng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên chi phí nhiều hơn nữa cho việc thuê nhân viên làm chiến lợc.
II-Những kiến nghị với Chính phủ để hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trong công tác xây dựng và quản lý chiến lợc:
Tiềm năng phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là rất lớn đặc biệt nếu có sự quan tâm trợ giúp của Chính phủ.
Trong các vấn đề mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang phải đối mặt ta thấy đợc vai trò của nhà nớc trong việc giải quyết các khó khăn đó nh sau:
1-Chính sách tài chính:
Hiện các DNVVN chủ yếu do ít vốn, đồng vốn lại đòi hỏi phải quay vòng nhanh, vì thế muôn tập trung vào làm chiến lợc họ cần có sự hỗ trợ về vốn của chính phủ.
Chính phủ cần tạo ra cơ chế thông thoáng hơn trong thị trờng tài chính ngân hàng. Cải cách các thủ tục vay vốn, tăng cờng các khoản tín dụng trung và dài hạn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đặc biệt là tạo ra môi trờng công bằng trong hoạt động tín dụng, không còn đối xử phân biệt giữa các đối tợng
vay vốn khác nhau, đồng thời từng bớc hạ lãi suất, tăng khả năng đầu t, tái đầu t, mở rộng quy mô của các doanh nghiệp.
2-Hệ thống thông tin:
Thông tin trong thời đại cạnh tranh đã trở nên đắt giá, vì vậy nếu doanh nghiệp muốn xây dựng hệ thống thông tin chiến lợc là rất tốn kém, nhiều khi bị chùn buớc. Do đó với t cách cơ quan quản lý vĩ mô, chính phủ cần hỗ trợ cho các DNVVN.
Chính phủ có vai trò quan trọng trong việc cung cấp những thông tin trong nớc, quốc tế. Đối với những thông tin quốc tế thì chính phủ thực hiện sẽ có chi phí nhỏ hơn so với các doanh nghiệp tự thực hiện do có mối quan hệ rộng rãi sẵn có với nhiều nớc trên thế giới. Đặc biệt hiện nay VN đang có định hớng xuất khẩu, do đó thông tin về nhu cầu, khả năng cạnh tranh.... đối với thị trờng quốc tế là cần thiết. Không những thu thông tin mà chính phủ còn có vai trò phân tích thông tin và truyền tin ra thị trờng thế giới. Đây là hoạt động marketing của nhà nớc thay cho các doanh nghiệp. Để làm tốt nhiệm vụ này cần cải thiện cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin tiếp cận phơng tiện thông tin hiện đại.
3-Hệ thống pháp luật:
Sự điều chỉnh bổ sung luật, đa ra những chính sách mới là cần thiết song phải nghiên cứu phân tích kỹ nhằm đảm bảo tính ổn định, tránh sự thay đổi quá nhanh gây ra sốc và các mối nghi ngờ cho các đối tợng điều chỉnh. Có thể nói nhiều lúc doanh nghiệp xem luật mới ban hành là những rủi ro. Giống nh trờng hợp của công ty Navifico chuyên sản xuất tấm lợp fibro-ximăng, lợi nhuận của công ty đạt 1,63 tỷ đồng năm 2000, nhng đến tháng 8/2001 chính phủ ra quyết định yêu cầu doanh nghiệp này ngừng hoạt động vì amiăng (một loại nguyên liệu chính) là chất độc hại cho môi trờng và con ngời. Ngay lúc đó
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, doanh thu sụt giảm do gặp nhiều vấn đề trong các mối quan hệ làm ăn, trong khi hợp đồng quy định thời hạn hoạt động của doanh nghiệp là 50 năm.
Có nh thế doanh nghiệp mới yên tâm đầu t thích đáng vào lập chiến lợc kinh doanh. Điều đó cũng giúp Chính phủ tránh sự lãng phí về nguồn lực, sự hoang mang, mất tin tởng của giới doanh nhân.
4-Những hỗ trợ khác:
Đồng thời với những hỗ trợ trên Chính phủ nên tuyên truyền, phổ biến tới các doanh nghiệp lợi ích thiết thực của việc theo đuổi một chiến lợc kinh doanh đầy đủ (thông qua các câu lạc bộ doanh nghiệp, các buổi thảo luận của các Bộ, Chính phủ với doanh nghiệp).
Ngoài ra cũng cần thực hiện tốt chiến lợc phát triển về con ngời. Chính phủ cần có những chính sách chơng trình cụ thể trong hoạt động giáo dục và đào tạo. Đặc biệt chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ năng động và đầy nhiệt huyết để cung cấp cho các doanh nghiệp cũng nh sử dụng trong bộ máy của mình.. Giáo dục và đào tạo phải đợc phát triển cả trong nớc và ngoài nớc. Thiết nghĩ hệ thống giáo dục và đào tạo cần chú trọng hơn về chất lợng, đào tạo phải dựa trên nhu cầu của xã hội, tránh hiện tợng đào tạo nhiều nhng sử dụng ít.
Đất nớc muốn phát triển nhanh cần phải có những con ngời tiếp thu nền văn minh của nhân loại. Cần phải học tập những mô hình quản lý hiệu quả của các nớc trên thế giới. Cần để cho học viên đợc thực hành nhiều hơn, tiếp xúc với thực tế công việc, đào tạo ra những con ngời làm đợc việc, tránh tình trạng “thừa lý luận nhng thiếu thực tê”.
Kết luận
Chiến lợc kinh doanh luôn cần thiết và đóng vai trò quan trọngtrong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó là kim chỉ nam dẫn dắt các doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh một cách có khoa học trong nền kinh tế thị trờng đâỳ biến động. Một chiến lợc kinh doanh đúng đắn sẽ giúp doanh nghiệp thấy đợc những cơ hội, những nguy cơ từ môi trờng kinh doanh cũng nh nhận ra những điểm mạnh,điểm yếu của doanh nghiệp, nhằm da ra các giải pháp tối u.
Do có nhiều mặt hạn chế nên hiện nay việc xây dựng và quản lý chiến lợc trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn tỏ ra kém hiệu quả. Có thể nói không ít nhà quản lý doanh nghiệp khi đợc hỏi về chiến lợc kinh doanh họ chỉ nói đợc chung chung, không nắm đợc quy trình công nghệ quản lý chiến lợc. Rõ ràng sự hiểu biết về chiến lợc,về tác dụng nó của đối với các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay còn nhiều hạn chế và khiếm khuyết.
Qua chuyên đề này, em cũng muốn làm rõ thêm vai trò rất quan trọng của hệ thống các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nớc ta hiện nay cũng nh trong tơng lai. Đây sẽ là lực lợng phát triển nhanh nhất thời gian tới. Vì thế việc chiến lợc hoá cho các doanh nghiệp là rất quan trọng không những đối với các doanh nghiệp mà còn là của Chính phủ.
Chính phủ có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các chơng trình, chính sách hỗ trợ; tạo ra sân chơi bình đẳng cho tất cả các thành phần kinh tế, tất cả các loại hình doanh nghiệp. Có nh vậy mới tạo ra đợc một thị trờng cạnh tranh lành mạnh, mới tạo động lực cho doanh nghiệp bỏ nỗ lực làm chiến lợc. Các doanh nghiệp sẽ có cơ hội phát triển toàn diện, phát triển theo năng lực và lâu dài.
Do còn thiếu kinh nghiệm nên chuyên đề thực sự cha đi sâu vào hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, để phân tích kỹ hơn khả năng quản lý chiến lợc của các doanh nghiệp hiện nay. Vì vậy rất mong nhận đợc sự góp ý.
Em xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ Bùi Đức Tuân đã giúp em hoàn thành chuyên đề này.
Tài liệu tham khảo
1-GS.TS Vũ Thị Ngọc Phùng; Giáo trình Chiến lợc kinh doanh; NXB Thống
Kê; 1999.
2-PGS.TS Lê Văn Tâm; Giáo trình Quản trị chiến lợc; NXB Thống Kê; 2000.
3-Tạp chí Kinh tế Châu á-Thái Bình Dơng; Số 7-ra ngày 15/4/2004; Số 8-ra
ngày 22/4/2004; Số 9-ra ngày 29/4/2004; Số 10-ra ngày 6/5/2004; Số 11- ra ngày 13/5/2004.
4-Tạp chí Thơng mại; Số 6/2004; Số 12/2004; Số 14/2004.