3. Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm hoá chất của Công ty
3.4. Đối thủ cạnh tranh và khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị
chú trọng nhiều hơn tới việc quảng cáo sản phẩm và giới thiệu hình ảnh của Công ty tới các khách hàng.
Tóm lại, để có thể tăng thị phần của mình trên thị trường nội địa trong những năm tới Công ty Tân An cần chú trọng nhiều hơn tới các hoạt động nhằm hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm. Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào tiêu thụ sản phẩm hoá chất của Công ty.
3.4. Đối thủ cạnh tranh và khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường nội địa trường nội địa
Trong những năm gần đây thị phần của Công ty trên thị trường nội địa dần tăng lên khẳng định được vị trí của Công ty trên thị trường hoá chất của trong nước. Để có thể phân tích, đánh giá được khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường ta có bảng số liệu 2.6.
Ta thấy hiện nay trên thị trường có rất nhiêu doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mặt hàng hoá chất. Nhưng qua bảng trên ta thấy trong những năm gần đây thị phần tiêu thụ hoá chất của Tân An trên thị trường miền Bắc liên tục tăng lên mặc dù thị phần chưa cao.
Do hoá chất của Công ty là những hoá chất nhập khẩu nên Công ty gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp sản xuất hoá chất trong nước. Trên thị trường tiêu thụ hoá chất hiện nay thì Tổng Công ty hoá chất Việt Nam (Vinachem) vẫn đang là doanh nghiệp cung cấp chủ yếu cho nhu cầu hoá chất trong nước. Riêng trên thị trường miền Bắc năm 2007 thị phần của Vinachem là 60.39%. Ngoài ra, đối thủ cạnh tranh của Tân An trên thị trường nội địa hiện nay bao gồm cả những doanh nghiệp nhập khẩu và kinh doanh hoá chất khác.
Bảng 2.6:Thị phần của Công ty TNHH Tân An và các Công ty khác trên thị trường miền Bắc
Doanh nghi pệ Thị phần (%)
2005 2006 2007
Tân An 5,23 5,76 6,01
Tổng công ty hoá chất Việt Nam
64,04 61,13 60,39
Long Hải 4,36 4,39 4,28
Thiên Hà 5,78 5,47 5,56
Các công ty khác 23,59 23,25 23,76
(Nguồn từ: Phòng kế toán Công ty Tân An)
Hiện nay trên thị trường nội địa ngoài Vinachem thì hai đối thủ cạnh tranh lớn của Công ty là Long Hải và Thiên Hà. Mặc dù về thị phần tiêu thụ hoá chất của 2 công ty này trên thị trường thấp hơn của Tân An cụ thể: năm 2007 thị phần của Tân An trên thị trường miền Bắc là 6,01% và hai công ty Long Hải và Thiên Vương lần lượt là 4,28% và 5,56%. Nhưng trong tương lai đó sẽ là những đối thủ lớn của Công ty. Vì thế, Công ty phải thường xuyên theo dõi và tìm hiểu nắm bắt nhanh thông tin cũng như những thay đổi của thị trường để có biện pháp ứng phó kịp thời, từ đó tạo lợi thế so với các đối thủ và tăng khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường nội địa.
Mặc dù hoạt động tiêu thụ hoá chất của Công ty trên thị trường nội địa có rất nhiều đối thủ cạnh tranh nhưng trong những năm vừa qua Công ty vẫn tồn tại và phát triển không ngừng. Điều đó đã được chứng minh đó là trong 3 năm gần đây doanh thu từ hoạt động tiêu thụ hoá chất của Công ty tăng lên rất nhiều. Bên cạnh đó, thị phần của Công ty trên thị trường nội địa cũng không ngừng tăng lên.
Đạt được những kết quả trên, ngoài việc Công ty có đội ngũ cán bộ có trình độ cao, giàu kinh nghiệm, Công ty còn có những biện pháp nhằm giảm giá thành của hoá chất nhập khẩu từ đó có thể định giá bán phù hợp tăng khả
năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường trong nước. Ngoài ra, trong suốt quá trình hoạt động của mình Tân An đã tạo được uy tín lớn đối với khách hàng, và những nhà cung cấp từ đó cũng làm tăng khả năng cạnh tranh của Công ty.