Phương hướng phát triển và yêu cầu đặt ra đối với việc thúc đẩy xuất khẩu

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty ArtExport sang thị trường Nhật Bản (Trang 36 - 37)

khẩu của công ty.

Sau khi gia nhập tổ chức thương mại WTO, công ty cổ phần XNK hàng thủ công mỹ nghệ ArtExport đứng trước những thuận lợi cũng như thách thức mới. Mục tiêu đặt ra trong năm 2008 là tăng kim nghạch xuất khẩu từ 10 – 20%. Để đạt được tốc độ tăng trưởng này công ty đã định ra phương hướng phát triển của mình từ năm 2008 đến 2010.

Thứ nhất, bên cạnh việc duy trì các thị trường truyền thống tiềm năng, tiếp tục đẩy mạnh xâm nhập các thị trường mới. Hiện nay, sản phẩm thủ công mỹ nghệ của công ty đã có mặt trên 137 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên tập trung chủ yếu ở các thị trường lớn như Mỹ, các nước trong liên minh EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước trong khu vực đông nam á, Nga,…

Thứ hai, Xây dựng hình ảnh, uy tín, thương hiệu của công ty ngày càng lớn mạnh. Thực chất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam không thua kém gì các sản phẩm mỹ nghệ của Trung Quốc và các quốc gia khác. Tuy nhiên, sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam chưa được biết đến nhiều. Là một công ty phát triển đầu tiên trong lĩnh vực xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, ArtExport phải đi đầu trong việc xây dựng thương hiệu

của mình để sản phẩm thủ công của công ty được biết đến rộng rãi và nâng cao uy tín của mình trong con mắt của khách hàng.

Thứ ba, nâng cao khả năng cạnh tranh. Để làm được điều này, trước hết phải có một thương hiệu mạnh. Ngoài ra, một trong những lí do khiến hàng thủ công mỹ nghệ của công ty nói riêng cũng như các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam nói chung kém khả năng cạnh tranh đó là mẫu mã, kiểu dáng. Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam được đánh giá là na ná nhau, ít có sự thay đổi. Trong khi đó, thị hiếu khách hàng thì luôn luôn thay đổi. Theo thống kê, 90% mẫu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam là của khách hàng sáng tạo ra. Do vậy, yêu cầu đặt ra cho công ty để nâng cao khả năng cạnh tranh là phải thường xuyên thay đổi mẫu mã của sản phẩm trên cơ sở nghiên cứu sự thay đổi thị hiếu của khách hàng.Ngoài ra, bên cạnh việc thay đổi mẫu mã, kiểu dáng của sản phẩm, công ty phải nghiên cứu tạo ra các sản phẩm có thêm những tiện ích mới để thu hút khách hàng. Người Nhật rất thích những sản phẩm như vậy. Phương châm kinh doanh hiện đại: “ Không phải bán những gì chúng ta có, mà bán những thứ khách hàng cần ” rất đúng. Chỉ có làm đúng theo phương châm này thì các công ty mới có thẻ phát triển bền vững được.

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty ArtExport sang thị trường Nhật Bản (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w