III. Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường
2. Các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty
2.4. Các giải pháp về nguồn nhân lực
- Có kế hoạch đào tạo, tuyển dụng nguồn nhân lực trẻ, năng động, nhiệt tình có trình độ để từng bước kế thừa, tiếp thu kinh nghiệm của những người đi trước. Áp dụng chế độ thi tuyển cán bộ thích ứng với từng khâu công việc trong Công ty.
Có chính sách đãi ngộ hợp lý với người lao động trên cơ sở chất lượng và hiệu quả công việc nhằm khuyến khích lao động có trình độ nghiệp vụ cao, có tinh thần trách nhiệm và kinh doanh giỏi.
Chỉnh lý, bổ sung hoàn thiện chế độ tiền lương, tiền thưởng sao cho đây thực sự là đòn bẩy kinh tế thúc đẩy người lao động hăng say làm việc, tăng năng suất lao động và tăng hiệu quả kinh doanh, thu hút chất xám về Công ty.
Có thể xem xét thuê các chuyên gia thiết kế nước ngoài tại những nhóm thị trường trọng điểm hoặc liên kết với họ trên cơ sở phân chia lợi nhuận bán hàng. Đây là một giải pháp mang tính dài hạn vì họ có khả năng thiết kế ra các sản phẩm phù hợp với thị trường của họ, chúng ta sẽ không phải mày mò để đưa ra mẫu mã sản phẩm. Sản phẩm sẽ mang những nét đặc trưng văn hoá của Việt Nam và thị trường trọng điểm. Nếu nhắm vào ngách thị trường cao cấp chi phí thiết kế sẽ cao hơn nhưng chúng ta cũng sẽ bán
được sản phẩm với giá cao hơn rất nhiều. Điều này phù hợp với mục tiêu xây dựng một thương hiệu cho Artexport và thủ công mỹ nghệ Việt Nam.
KẾT LUẬN
Trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước và trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay thì viêc đẩy mạnh hoạt động kinh doanh nói
chung và xuất khẩu nỏi riêng là một cơ hội, đồng thời cũng là một thách thức rất lớn với công ty Artexport.
Điều kiện kinh doanh trên thế giới và ngay cả trong nước hiện nay đang có những biến động sâu rộng đòi hỏi Công ty phải chủ động thích ứng, có những quyết định đúng đắn để theo kịp những thay đổi ấy, hướng hoạt động của Công ty theo đúng chiến lược, kế hoạch đã xây dựng, vừa đảm bảo lợi ích Công ty vừa xây dựng và đóng góp vào quá trình phát triển đất nước.
Tuy hạn hẹp về nguồn tài liệu và thời gian nhưng với sự giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình của các cán bộ công nhân viên Artexport, các thầy cô giáo tại trường Đại học Ngoại thương cộng với kinh nghiệm cá nhân, bản Báo cáo thực tập tốt nghiệp này đã cố gắng tìm hiểu tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty, liên hệ với thực trạng tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam và đưa ra một số giải pháp góp phần thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn GS.TS Trần Chí Thành đã giúp em hoàn thành Báo cáo thực tập tốt nghiệp này!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Artexport trong năm 2005, 2006, 2007.
2. Giáo trình Thương Mại Quốc Tế, Nhà Xuất bản Giáo dục, 2002.
3. Giáo trình Marketing căn bản, Nhà Xuất bản Giáo dục, 2002.
4. Michael Porter, Competitive Strategy, The Free Press, 1998.
5. Tạp chí Kinh tế Đối ngoại các số từ 2005 đến nay. 6. Các trang web về kinh tế và thương mại:
- www.vneconomy.vn - www.vietnamnet.vn - www.vnexpress.net - www.vietrade.org M ỤC L ỤC
Chương I: Cơ sở lý luận và những vấn đề chung về xuất khẩu………..3
I. Khái quát chung về xuất khẩu………..3
1. Khái niệm về xuất khẩu………...……3
2. Các hình thức xuất khẩu………..……3
2.1. Xuất khẩu trực tiếp………...……3
2.2. Xuất khẩu qua trung gian……….4
3. Vai trò của xuất khẩu đối với công ty Artexport……….……4
II. Những nội dung chính của xuất khẩu……….……5
1. Điều tra nghiên cứa nhu cầu thị trường ………..……5
2. Lập kế hoạch xuất khẩu sản phẩm………..……6
3. Chuẩn bị hàng hóa để xuất khẩu……….7
4. Lựa chọn các hình thức xuất khẩu sản phẩm………..…8
5. Tổ chức các hoạt động xúc tiến yểm trợ cho xuất khẩu……….……9
6. Lựa chọn đối tác để xuất khẩu………..……10
7. Đàm phán và ký kết hợp đồng xuất khẩu sản phẩm……….……10
8. Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu………10
III. Khái quát chung về thị trường Nhật Bản và quan hệ thương mại giữa Việt Nam –Nhật Bản……….………11
1. Vài nét về Nhật Bản………..………11
1.1. Đặc điểm chung của thị trường Nhật Bản………..………12
1.2. Chính sách thương mại Nhật Bản………..……13
1.2.1. Chính sách ngoại thương………13
1.2.2. Những quy định của Nhật Bản về xuất xứ hàng hóa………….……13
2. Quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản………...……14
Chương II: Thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty ArtExport sang thị trường Nhật Bản……….…18
I. Đặc điểm xuất khẩu của công ty ArtExport sang các thị trường trên thế
giới……….…18
1. Những thị trường xuất khẩu của công ty………...…18
1.1. Thị trường châu á………...…20
1.2. Thị trường tây âu………21
1.3. Thị trường Châu Mỹ………...…22
1.4. Các thị trường khác………22
2. Cơ cấu và vai trò của hàng thủ công mỹ nghệ trong chiến lược phát triển của ARTEXPORT……….23
2.1. Mặt hàng thêu ren, may mặc………..24
2.2. Nhóm mặt hàng sơn mài mỹ nghệ, gỗ, sản phẩm gỗ, đá………25
2.3. Hàng cói, mây tre………...26
2.4. Mặt hàng gốm sứ, đất nung………27
2.5. Mặt hàng túi thêu thủ công……….28
2.6. Các mặt hàng khác……….28
3. Một số yếu kém về chất lượng hàng thủ công mỹ nghệ và những nguyên nhân………...29
II. Phân tích thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty ArtExport sang thị trường Nhật Bản hiện nay………..30
1. Cơ cấu xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty ArtExport sang thị trường Nhật Bản………30
2. Những thuận lợi và khó khăn khi xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật Bản………...32
2.1. Kim nghạch xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật Bản từ năm 2004 đến năm 2007………32
2.2. Những thuận lợi………..32
Chương III: Phương hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu xuất khẩu hàng
thủ công mỹ nghệ của công ty ArtExport sang thị trường Nhật Bản………37
I. Phương hướng phát triển và yêu cầu đặt ra đối với việc thúc đẩy xuất khẩu của công ty………37
II. Phương hướng thúc đẩy xuất khẩu của công ty sang thị trường Nhật Bản………38
III. Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật Bản………44
1. Các giải pháp chung thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật Bản………44
2. Các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty ArtExport sang thị trường Nhật Bản……….47
2.1. Giải pháp về thị trường đầu ra………47
2.2. Giải pháp về thị trường đầu vào………48
2.3. Các giải pháp về vốn và tài chính………..50
2.4. Các giải pháp về nguồn nhân lực………...50
Kết luận……….52