Thị trường hàng nông sản thế giới

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong hội nhập WTO. Thực trạng và giải pháp (Trang 31 - 38)

3. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong hội nhập

3.1. Thị trường hàng nông sản thế giới

Thị trường hàng nông sản thế giới đang có xu hướng tăng mạnh và có nhiều biến động nhất là biến động về giá cả, cụ thể như sau:

Năm 2006, thị trường hàng nông sản trên thế giới trở nên nóng bỏng. Giá nông sản thế giới đồng loạt tăng lên trong những tháng đầu năm, trong bối cảnh giá dầu mỏ tăng đẩy chi phí sản xuất tăng cao. Thị trường nông sản chỉ dịu lại từ giữa năm, khi giá quá cao làm cho nhu cầu tiêu thụ chậm lại, và nguồn cung cũng dần tăng lên.

Giá cao su đã tăng 64% trong 6 tháng đầu năm nay trong bối cảnh nguồn cung hạn hẹp bởi thời tiết bất thường ở những khu vực sản xuất chính mà nhu cầu lại tăng mạnh, nhất là ở những nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc hay Ấn Độ. Mặc dù giá đã giảm xuống gần tương đương với mức đầu năm, xong về lâu dài, mặt hàng này sẽ không giảm giá nhiều bởi nhu cầu không ngừng tăng. Xu hướng phát triển của ngành công nghiệp sản xuất lốp ở các nền kinh tế mới nổi đang làm gia tăng sự phụ thuộc vào cao su thiên nhiên. Theo Tổ chức Nghiên cứu Cao su Quốc tế (IRSG), sản lượng cao su tự nhiên thế giới năm 2006 tăng 4.5% so với năm ngoái, lên 9.1 triệu tấn, và dự báo sẽ tăng thêm 3.08% lên 9.36 triệu tấn vào năm 2007. Tiêu thụ cao su thế giới năm 2006 tăng 1.6% lên 8.918 triệu tấn, tức là còn dư khoảng 180000 tấn. Trung Quốc đã trở thành nước tiêu thụ cao su tự nhiên lớn nhất thế giới.

Giá đường cũng đã lên tới mức cao nhất kể từ 25 năm nay vào 19.73 US cent/lb tại New York (đường thô) hồi tháng 2, do nguồn cung đường trên thị trường thế giới thiếu hụt sau khi thiên tai xảy ra ở các nước sản xuất lớn như hạn hán ở Thái Lan và Brazil hay bão lớn ở Mỹ, và do sản lượng ethanol đang tăng mạnh. Tuy nhiên, sau đó giá liên tục giảm khi sản lượng tăng lên.

Khác với những mặt hàng khác, giá hạt tiêu không tăng ngay từ đầu năm, mà bắt đầu từ tháng 7, liên tiếp tăng tới tháng 10/20006 do nguồn cung trở nên quá khan hiếm. Chỉ riêng trong tháng 9, giá đã tăng 30%. Xuất khẩu hạt tiêu thế giới dự báo sẽ

giảm trong năm 2006, và càng giảm hơn vào năm 2007, xuống lần lượt 197000 tấn và 181000 tấn, so với 212000 tấn năm 2005. Năm 2006, xuất khẩu hạt tiêu đen giảm xuống 166000 tấn, còn hạt tiêu trắng sẽ giảm xuống 33150 tấn.

Cà phê cũng đã lập kỷ lục, với giá cà phê vối (robusta) kỳ hạn trên thị trường London đạt tới mức giá cao nhất kể từ 7 năm nay vào tháng 9/2006 do nguồn cung khan hiếm và hoạt động mua vào tích cực. Theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), cung cà phê thế giới hạn hẹp là do nguồn cung cà phê của Việt Nam - nước sản xuất cà phê robusta lớn nhất thế giới - khan hiếm sau khi hạn hán xảy ra liên tiếp trong vụ 2005 - 2006, làm giảm khoảng 21% sản lượng. Giá gạo cũng tăng song với tốc độ chậm hơn so với các nông sản khác. Hạn hán, lũ lụt, bão nhiệt đới và băng tuyết diễn ra tại nhiều nước, làm cho sản lượng gieo trồng giảm đã đẩy giá nông sản tăng cao. Sản lượng thóc của Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan và nhiều nước khác giảm, lượng gạo dự trữ toàn cầu hiện nay thấp nhất trong 30 năm qua, trong khi nhu cầu gạo tăng cao đã đẩy giá gạo thế giới lên.

Riêng giá thuỷ hải sản liên tục tăng trong suốt năm do nhu cầu nhập khẩu vào các thị trường hàng đầu thế giới (Nhật, Mỹ và châu Âu) cao trong khi nguồn cung hạn hẹp bởi nhiều yếu tố. Giá dầu mỏ tăng mạnh làm tăng chi phí đánh bắt cá, trong khi dịch bệnh tôm xảy ra ở nhiều nước sản xuất lớn. Dịch cúm gia cầm kéo dài từ 2005 sang những tháng đầu 2006 khiến người tiêu dùng tăng cường sử dụng thuỷ sản thay thế thịt gia cầm.

Giá bông cũng tăng do nhu cầu cao, và dự báo sẽ tiếp tục tăng trong niên vụ tới (2006/07) do nguồn cung không đáp ứng đủ nhu cầu, đặc biệt ở Trung Quốc. Trong niên vụ 2005-2006 này, giá bông trên thị trường kỳ hạn Mỹ trung bình là 50 US cent/ lb, dao động trong khoảng 48 - 62 US cent/lb, dự báo sẽ tăng lên khoảng 55 - 60 US cent/lb trong niên vụ 2006/07 trong bối cảnh ngành dệt may tiếp tục phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, nhất là Trung Quốc, trong khi lợi nhuận từ những cây trồng khác hấp dẫn người nông hơn nhiều so với cây bông. Sản lượng bông thế giới niên vụ 2006/07 dự kiến đạt 25099000 tấn, tăng so với mức 24648000 tấn của niên vụ trước,

chủ yếu nhờ sản lượng tăng ở Trung Quốc, Ấn Độ và Braxin, mặc dù giảm ở Mỹ. Tiêu thụ bông thế giới đang tăng nhanh hơn so với sản lượng, dự kiến đạt 25891000 tấn, so với 24789000 tấn niên vụ trước. Giá polyester đang tăng do giá nguyên liệu thô polymer tăng, khiến các nhà sản xuất vải và hàng may mặc sẽ sử dụng nhiều bông hơn. Trung quốc vẫn là nước tiêu thụ bông nhiều nhất mặc dù nước này cũng đồng thời là nước sản xuất bông lớn nhất thế giới.

Trong năm 2008, thị trường hàng nông sản thế giới cũng có nhiều biến động mạnh, cụ thể như sau:

Giá gạo tăng lên mức cao nhất trong lịch sử:

Trong phiên giao dịch ngày 15/4/2008 tại thị trường Mỹ, giá gạo đã tăng lên mức cao nhất từ trước đến nay, do chịu tác động bởi những lo ngại về nguồn cung ngũ cốc trên thế giới hạn hẹp.

Cuối phiên 15/4/2008 tại Sở giao dịch hàng hoá Chicago (CBOT), giá thóc kỳ hạn đã tăng mạnh khi hợp đồng giao tháng 5/08 tăng hết biên độ 75 xu, hay hơn 3%, lên mức cao nhất trong lịch sử 22,49 USD/cwt (1 cwt = 45.3 kg).

Giá gạo tại CBOT đã tăng gấp đôi kể từ tháng 9/07, trong khi giá gạo tại thị trường châu Á thậm chí còn tăng mạnh hơn kể từ tháng 1/08, do các nước xuất khẩu lớn đổ xô đi mua hàng dự trữ trước những lo ngại rằng nguồn cung sẽ trở nên khan hiếm do các nhà xuất khẩu hạn chế bán ra.

Trong khi giá lúa mỳ và đậu tương đã rời khỏi các mức cao kỷ lục ghi được hồi đầu năm 2008, trước những dấu hiệu về việc nguồn cung được cải thiện, giá gạo và ngô đã vươn lên dẫn đầu trong nhóm các loại ngũ cốc, làm nhụt chí các nhà hoạch định chính sách vốn lo ngại về lạm phát và tình trạng bất ổn đang ngày càng gia tăng.

Ngày 14/4/2008, Tổng thống Mỹ George W. Bush thông báo sẽ viện trợ khẩn khấp 200 triệu tấn lương thực, một ngày sau khi các quan chức hàng đầu trong lĩnh vực tài chính và phát triển trên toàn thế giới đưa ra lời kêu gọi tiến hành các bước đi

khẩn cấp nhằm kiềm chế tốc độ tăng giá, và cảnh báo tình trạng bất ổn xã hội sẽ lan rộng nếu giá các mặt hàng thiết yếu không được kiểm soát.

Kenji Kobayashi, nhà phân tích ngũ cốc thuộc công ty Kanetsu Asset Management tại Tôkyô, cho rằng sự sụt giảm lượng gạo dự trữ trên toàn cầu, cùng với những biện pháp hạn chế xuất khẩu của các nước cung ứng lớn, như Việt Nam và Ấn Độ, đã châm ngòi cho sự tăng vọt giá gạo trong năm nay.

Giá ngô lập đỉnh mới:

Tại thị trường Mỹ trong phiên 15/4/2008, giá ngô đã chinh phục đỉnh cao mới, trước những lo ngại về việc hoạt động canh tác tại Mỹ đang bị chậm lại do điều kiện thời tiết ẩm ướt. Tại CBOT lúc kết thúc phiên 15/4/2008, giá ngô kỳ hạn đã tăng 2%, với giá hợp đồng giao tháng 7/2008 đóng cửa ở mức cao chưa từng có 6.43 USD/bushel.

Kể từ đầu năm đến nay, giá ngô kỳ hạn đã tăng 30%. Trong bản báo cáo đầu tiên về hoạt động canh tác ngô trong niên vụ 2008 công bố ngày 14/5, Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết cho đến nay mới chỉ có 2% diện tích ngô được trồng, giảm so với mức 4% so với một năm trước, và mức trung bình 5% trong vòng 5 năm. Theo nhà phân tích Bill Nelson, thuộc Wachovia Securities ở St. Louis, đây là bước khởi đầu chậm chạp nhất của vụ ngô tại Mỹ kể từ năm 1993.

Các vấn đề về nguồn cung sẽ đóng vai trò chi phối trong thời gian này, do nhu cầu dự trữ, xuất khẩu, và sản xuất ethanol từ loại ngũ cốc này rất lớn, cũng như dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ cho rằng diện tích canh tác ngô của nước này trong năm 2008 sẽ giảm 8%.

Cùng ngày 15/4/2008 tại CBOT, giá đậu tương giao tháng 5/2008 cũng tăng 7.5 xu lên 13.80 USD/bushel, còn giá lúa mỳ giao cùng kỳ lại giảm 0.25 xu và đứng ở mức 8.9575 USD/bushel vào cuối phiên. (1 bushel ngô, đậu tương = 25.4 kg; lúa mỳ = 27.2 kg)

Cùng với xu hướng chung trên các thị trường hàng hoá, hoạt động mua vào của các quỹ đầu tư đã đẩy giá ca cao tại Niu Yoóc trong phiên 15/4 lên mức cao kỷ lục trong vòng 1 tháng trở lại đây.

Vào lúc đóng cửa phiên 15/4/2008 tại ICE, giá ca cao giao tháng 5/2008 đã tăng 90 USD lên 2640 USD/tấn. Còn giá hợp đồng giao tháng 7/2008 cũng tăng 29 USD lên 2589 USD/tấn - mức đóng cửa cao nhất kể từ ngày 19/3.

Trong khi đó tại Luân Đôn, giá cao cao cũng tăng mạnh, với giá hợp đồng giao tháng 7/08 đã tăng 17 bảng (1 bảng = 1.9623 USD) lên 1439 bảng/tấn, sau khi được giao dịch trong khoảng 1420 - 1449 bảng/tấn.

Một nhà giao dịch nhận định, việc giá ca cao hợp đồng tháng 5 tăng đã dẫn đến sự tăng giá trên toàn thị trường.

Trong khi đó tại Bờ Biển Ngà, giá ca cao mua tại trang trại đã giảm mạnh trong các ngày từ 4 - 13/4/2008 do khối lượng thanh toán tại các hải cảng giảm và hạt ca cao hầu như đều rất nhỏ.

Đối với Việt Nam, thực trạng và triển vọng thị trường hàng nông sản thế giới đang đặt ra những vấn đề sau:

Thứ nhất, sự gia tăng dân số là một thách thức lớn đối với nền kinh tế thế giới và đối với vấn đề an ninh lương thực toàn cầu nói riêng. Theo dự báo của Liên Hợp Quốc, dân số thế giới sẽ tăng thêm 2.5 tỷ người vào năm 2020, trong đó riêng Châu á là 1.5 tỷ. Điều này sẽ làm tăng đáng kể khối lượng nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm nông nghiệp, nhất là các sản phẩm lương thực, thực phẩm trong đó có nông sản. Do đó, có thể thấy rằng, thị trường thế giới đang tạo ra cơ hội lớn cho các nông sản Việt Nam, nhất là các sản phẩm lương thực đang là thế mạnh của nông nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Thứ hai, thị trường hàng nông sản vẫn đang có xu hướng chuyển dịch dần về khu vực các nước đang phát triển, nhất là các nước ở khu vực Châu á. Nhóm các nước này ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong giá trị thương mại quốc tế về các sản

phẩm nông nghiệp. Xu hướng chuyển dịch này của thị trường hàng nông sản thế giới sẽ tác động đến các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam, theo cả khả năng tích cực và tiêu cực.

Theo khả năng tích cực:

Việt Nam sẽ nằm trong khu vực sôi động của thị trường hàng nông sản thế giới, do đó có điều kiện để tiếp cận thị trường và tăng cường buôn bán các sản phẩm nông nghiệp như hàng nông sản với các thị trường khác.

Thị trường các nước đang phát triển không phải là những thị trường khó tính và mức bảo hộ thấp sẽ mang lại những cơ hội tiếp cận thị trường tót cho các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam.

Đồng thời với quá trình phát triển thị trường các sản phẩm nông sản sẽ là việc hình thành và phát triển thị trường công nghệ đáp ứng yêu cầu nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả các sản phẩm nông nghiệp của các nước đang phát triển. Điều này sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam tham gia thị trường công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp, đặc biẹt trong môi trường có nhiều điểm tương đồng giữa các nước trong khu vực.

Theo hướng tiêu cực:

Thị trường các nước đang phát triển là thị trường có thu nhập thấp có thể sẽ làm giảm lợi ích xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam.

Các lợi thế tương đối của sản xuất nông nghiệp Việt Nam sẽ bị hạn chế do tính chất tương đồng của các sản phẩm trong cùng một khu vực tự nhiên, mức chênh lệch về giá lao động.

Đồng thời với khả năng tăng xuất khẩu là sức ép về tăng nhập khẩu hàng nông sản nước ta.

Nếu không tiếp cận được các thị trường tiêu thụ trực tiếp và xây dựng chiến lược sản phẩm nông nghiệp thích hợp thì Việt Nam có nguy cơ trở thành nước xuất khẩu nguyên liệu thô, ít qua chế biến sang các nước khác trong khu vực.

Thứ ba, trên thị trường thế giới đang diễn ra xu hướng gia tăng nhanh chóng giá trị xuất nhập khẩu các sản phẩm như thịt chế biến, dầu mỡ, sữa của nhóm các nước đang phát triển. Đây là cơ hội lớn để thúc đẩy ngành chăn nuôi trong nước, cải thiện cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam, đồng thời tạo ra khả năng chống lại sự dao động cao của giá cả các sản phẩm trồng trọt, mang lại sự ổn định hơn cho sản xuất nông nghiệp trong nước. Tuy nhiên, khả năng tiếp cận thị trường nước ngoài của các sản phẩm thịt chế biến của Việt Nam còn ở mức độ thấp so với yêu cầu thị trường thế giới và so với sản phẩm của các nước khác trong khu vực, do đó sẽ bất lợi lớn nếu không có chiến lược phát triển sản phẩm này một cách thận trọng.

Thứ tư, xu hướng phát triển của thị trường nông sản thế giới sẽ chịu tác động lớn của các cuộc thương lượng mậu dịch mang tầm quốc tế. Việt Nam sẽ phải đối mặt với sản phẩm nông nghiệp của các nước thành viên trong tổ chức Thương mại thế giới WTO cả ở thị trường trong và ngoài nước. Những khó khăn về cạnh tranh thị trường xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp, hàng nông sản Việt Nam sẽ lớn hơn khi mà sản xuất nông nghiệp vẫn trong tình trạng lac hậu, năng xuất, chất lượng sản phẩm thấp, chi phí cao và nhất là sự yếu kém của ngành công nghiệp chế biến.

Thứ năm, là sự dao động về giá cả các sản phẩm nông nghiệp trên thị trường thế giới luôn ở mức độ cao và xãy ra thường xuyên, bởi nguyên nhân chủ yếu là sự bất ổn định của sản xuất nông nghiệp (sự phụ thuộc vào thiên nhiên). Các sản phẩm trồng trọt và sản phẩm thô có biên độ dao động cao hơn các sản phẩm chăn nuôi và sản phẩm chế biến. Trong toàn cảnh nông nghiệp Việt Nam vẫn còn nặng nề các sản phẩm trồng trọt, xuất khẩu chủ yếu là các sản phẩm thô, ít qua chế biến, sự tác động của tính chất giá cả các sản phẩm nông nghiệp trên thị trường thế giới và các xu hướng thứ sinh đối với sản xuất các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam có phần không thuận lợi. Xu hướng giảm giá diễn ra phổ biến ở hầu hết các mặt hàng nông sản chủ yếu của nước ta như: lúa, gạo, cà phê, hạt tiêu, hạt điều và một số mặt hàng khác đã gây ra tác động tiêu cực, đó là nông sản tồn đọng lớn, thu nhập của nông dân giảm tương đối, kéo theo giảm sức mua thị trường nông thôn, giảm khả năng đầu tư vốn của họ vào phát triển sản xuất nông sản, gây ảnh hưởng đến việc xuất khẩu hàng

nông sản của Việt Nam, và ở tầm vĩ mô, chỉ số giá lương thực, thực phẩm giảm kéo

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong hội nhập WTO. Thực trạng và giải pháp (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w