Nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong hội nhập WTO. Thực trạng và giải pháp (Trang 117)

3. Một số biện pháp phát triển xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam

3.1.6. Nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên

Bất kỳ một doanh nghiệp nào dù có vốn lớn, trang thiết bị hiện đại mà nguồn nhân lực lại không bảo đảm cho việc sản xuất, quản lý, kinh doanh thì doanh nghiệp khó có thể phát triển được bởi con người là chủ thể quyết định đến các hoạt động của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông sản nói riêng, nguồn nhân lực là một vấn đề nan giải và khó giải quyết trong thời gian ngắn. Vì vậy, trong thời gian tới cần phải chú trọng nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên trong các doanh nghiệp bằng các biện pháp sau:

Thường xuyên gửi các cán bộ kinh doanh trẻ, có triển vọng tới các trung tâm đào tạo kinh doanh quốc tế ở trong và ngoài nước.

Tạo điều kiện để các nhân viên còn yếu kém và chưa có kinh nghiệp và nghiệp vụ đi học các lớp đào tạo bổ sung hoặc đào tạo tại chức.

Bố trí để các nhân viên trẻ, có năng lực, năng động nhưng còn thiếu kinh nghiệm trong doanh nghiệp cùng làm việc với những nhân viên lớn tuổi và có nhiều kinh nghiệm thực tiển để các nhân viên trẻ học hỏi thêm kinh nghiệm…

Đào tạo đội ngũ nhân viên kỹ thuật làm nhiệm vụ giám định hàng hóa.

Có được đội ngũ lao động tốt là điều kiện cần đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, để đội ngũ lao động này lam việc một cách có hiệu quả, trung thành với doanh nghiệp thì các doanh nghiệp cần phải có chế độ khen thưởng hợp lý, xử phạt nghiêm minh đối với các trường hợp vi phạm làm tổn hại đến doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong hội nhập WTO. Thực trạng và giải pháp (Trang 117)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w