III. Qui trình nhập khẩu của doanh nghiệp
1.1.7. Hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, thông tin liên lạc
Việc thực hiện hoạt động nhập khẩu không thể tách rời hoạt động vẩn chuyển và thông tin liên lạc. Nhờ thông tin liên lạc hiện đại mà công việc có thể tiến hành thuận lợi, kịp thời. Còn việc vận chuyển hàng hóa từ nước này sang nước khác là một công việc hết sức quan trọng trong hoạt động nhập khẩu. Do đó nhà nước cần chú trọng vào việc đưa các ứng dụng của khoa học hiện đại vào việc hoàn thiện hệ thống thông tin và các phương tiện giao thông vận tải, ngoài ra cần hoàn thiện hệ thống nghiên cứu thông tin liên lạc giúp cho việc vận chuyển dễ dàng, tiết kiệm chi phí.
Bên cạnh đó còn một số nhân tố khác cũng ảnh hưởng tới hoạt động nhập khẩu như: yếu tố nhân khẩu, văn hóa, phong tục tập quán, điều kiện tự nhiên… Các yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến tập quán sản xuất và tập quán tiêu dùng của từng quốc gia. Các yếu tố về luật pháp, môi trường kinh doanh là những yếu tố khách quan, doanh nghiệp không thể làm thay đổi nó. Doanh nghiệp buộc phải tuân theo và tự điều chỉnh cho phù hợp với sự thay đổi của nó
1.2. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp 1.2.1. Tiềm lực tài chính của doanh nghiệp
khẩu. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng, nó quyết định qui mô kinh doanh, quyết định khả năng thanh toán, doanh thu… của doanh nghiệp.
Hoạt động kinh doanh nhập khẩu đòi hỏi các doanh nghiệp phải có nguồn lực tài chính mạnh hơn so với các doanh nghiệp kinh doanh thương mại trong nước. Doanh nghiệp nhập khẩu có tiềm lực tài chình lớn thì sẽ có việc tiến hành những hợp đồng nhập khẩu có giá trị lớn sẽ dễ dàng hơn.
1.2.2. Nguồn lực con người trong doanh nghiệp
Được thể hiện ở số lượng lao động, trình độ và khả năng làm việc của từng cán bộ nhân viên, trình độ quản lý có phù hợp với quy mô kinh doanh của doanh nghiệp hay không. Nguồn lực con người là nhân tố quyết định trong mọi quá trình kinh doanh, trình độ và năng lực của nguồn nhân lực phải phù hợp với loại hình kinh doanh và mức độ kinh doanh mà doanh nghiệp lựa chọn thì mới đem lại hiệu quả.
1.2.3. Cơ cấu quản lý và bộ máy tổ chức
Bất cứ một doanh nghiệp nào muốn kinh doanh hiệu quả cần phải xây dựng một cơ cấu hợp lý và một bộ máy quản lý hiệu quả.
Cơ cấu tổ chức đóng vai trò quan trọng trong việc phân công trách nhiệm và quyền hạn của mỗi phòng ban, cá nhân trong tổ chức. Một cơ cấu hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp sử dụng con người toàn diện nhất, tận dụng tối đa khả năng của mỗi cá nhân.
Bộ máy quản lý là nơi xây dựng chính sách, mục tiêu và chiến lược cho doanh nghiệp. Đó cũng là bộ phận định hướng kinh doanh đưa ra các quyết định cuối cùng khi tổ chức gặp phải những khó khăn.
1.2.4. Quan hệ bạn hàng
Đó là quan hệ giữa doanh nghiệp với các đối tác cung cấp đầu vào, và các khách hàng đầu ra cho nhập khẩu. Mối quan hệ này vô cùng quan trọng, nó quyết định sự thuận lợi trong kinh doanh ngoại thương, quyết định vị thế,
uy tín của doanh nghiệp, gây dựng lòng tin vào doanh nghiệp.