sang thị trường EU giai đoạn (2004 – 2007).
2.3.1. Số lượng và kim ngạch xuất khẩu giầy sang thị trường EU của công ty giai đoạn (2004 – 2007). giai đoạn (2004 – 2007).
2.3.1.1. Số lượng giầy xuất khẩu sang thị trường EU của công ty giai đoạn (2004 – 2007).
Bảng 2.13: Số lượng giầy xuất khẩu của công ty sang thị trường EU giai đoạn (2004 – 2007). (Đơn vị: Nghìn đôi) Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số lượng giầy xuất khẩu sang EU 2.042,48 2.733,06 2.672,805 2.798,509
Tổng số lượng giầy xuất khẩu
của công ty 2.139 2.912 2.971 3.105
Tỷ trọng xuất khẩu giầy sang EU(%) 95,49 93,86 89,96 90,13 (Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu)
0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 N gh ìn U S D Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Hình 2.8: Số lượng giầy xuất khẩu của công ty sang thị trường EU giai đoạn (2004 - 2007)
Số lượng giầy xuất khẩu sang EU Tổng số lượng giầy xuất khẩu của công ty
Nhận thấy số lượng giầy của công ty xuất khẩu sang thị trường EU từ năm 2004 đến năm 2005 có xu hướng tăng nhanh và đến năm 2006 thì giảm và đến năm 2007 thì tăng nhẹ. Chúng ta có thể nhận thấy rõ nét điều này qua hình 2.8.
Cụ thể là: Tốc độ tăng số lượng giầy xuất khẩu năm 2005 so với năm 2004 là 31,8% (tức là tăng 690,58 nghìn đôi), năm 2006 so với năm 2005 số lượng giầy xuất khẩu sang thị trường EU giảm 2,2% (tức là giảm 60,255 nghìn đôi) và sang năm 2007 con số này lại tăng lên nhưng với tốc độ chậm hơn khoảng 4,7% (tức là tăng khoảng 125,704 nghìn đôi). Như vậy có thể nhận thấy sự tăng không ổn định về số lượng giầy xuất khẩu vào EU qua các năm. Điều này có thể giải thích là do công ty chịu ảnh hưởng của vụ kiện chống bán phá giá giầy của EU đối với các doanh nghiệp giầy dép của Việt Nam. Từ ngày 7.10.2006, EU đã áp thuế bán phá giá đối với mặt hàng giày mũ da có xuất xứ từ Việt Nam với mức thuế 10% trong 2 năm. Chính vì điều này mà nhiều khách hàng đã chuyển các đơn hàng sang ký kết với các nước khác, đối tác khác có giá giầy thấp hơn. Vì vậy, lượng giầy của công ty xuất khẩu sang EU có xu hướng giảm. Không những thế thì khả năng cạnh tranh của giầy dép Việt Nam nói chung và của công ty nói riêng là thấp so với các đối thủ cạnh tranh ngoài khối EU (Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Ấn Độ,…) và các đối thủ cạnh tranh trong khối EU (Italia, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Đức…) cũng gây ra rất nhiều khó khăn cho việc xuất khẩu giầy của công ty.
Một nguyên nhân khách quan nữa là do công ty còn thụ động và phụ thuộc vào đơn đặt hàng của các khách hàng trung gian cho nên số lượng giầy xuất khẩu sang EU không ổn đinh.
Tuy vậy, nhìn vào hình 2.8 chúng ta có thể thấy số lượng giầy của công ty xuất sang thị trường EU chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số lượng giầy tiêu thụ của công ty giai đoạn (2004 – 2007), cụ thể tỷ trọng giầy xuất khẩu sang thị trường EU từ năm 2004 đến năm 2007 lần lượt là: 95,49% (năm 2004); 93,86% (năm 2005); 89,96% (năm 2006) và 90,13% (năm 2007). Điều này cho thấy vai trò quan trọng của thị trường EU trong hoạt động tiêu thụ giầy của công ty.
2.3.1.2. Kim ngạch xuất khẩu giầy của công ty sang thị trường EU giai đoạn (2004 – 2007).
Bảng 2.14 : Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm của công ty sang thị trường EU giai đoạn (2004 – 2007)
(Đơn vị: Nghìn USD)
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Kim ngạch xuất khẩu giầy sang thị
trường EU
3.710,004 4.321,718 5.142,792 7.206,9
Kim ngạch xuất khẩu giầy của
công ty 3.885,32 4.604,67 5.716,54 7.996,14 Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu giầy sang EU (%) 95,5 94 90 90,13
(Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu)
Hình 2.9: Kim ngạch xuất khẩu giầy của công ty giầy Thượng Đình sang thị trường EU giai đoạn (2004 - 2007)
0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
N gh ìn U SD Kim ngạch
Nhìn chung kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU qua các năm có xu hướng tăng lên. Điều này được thể hiện rõ ở hình 2.9.
Cụ thể là kim ngạch xuất khẩu tăng từ 3.710,004 nghìn USD (năm 2004) lên tới 7.206,9 nghìn USD (năm 2007). Con số này đã tăng lên gấp 1,94 lần trong vòng 4 năm. Như vậy kim ngạch xuất khẩu giầy của công ty sang thị trường EU có xu hướng tăng với tốc độ tăng nhanh: Năm 2005/2004 tăng 16,5%; năm 2006/2005 tăng gần 19%%; năm 2007/2006 tăng khoảng 40, 14%.
Khi xuất khẩu giầy sang EU, mặc dù giầy của Việt Nam nói chung và của công ty nói riêng gặp phải sự cạnh tranh rất lớn của đối thủ, số lượng giầy xuất khẩu sang EU không tăng nhiều nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng lên là do công ty đã có sự chuyển hướng trong việc sản xuất ra các loại giầy có chất lượng cao hơn và giá cả trung bình một đôi cũng cao hơn trước (khoảng từ 2,5 – 4 USD/đôi đối với giầy vải và 3 – 5 USD/đôi đối với giầy thể thao), mẫu mã đẹp hơn cho nên có thể tránh được sự cạnh tranh của các mặt hàng giầy dép giá thấp của Trung Quốc cũng như những sản phẩm giầy dép cao cấp của các nước trong khối EU sản xuất ra. Điều này giúp làm tăng kim ngạch xuất khẩu của công ty sang thị trường này.
Thị trường EU đóng một vai trò rất lớn trong hoạt động tiêu thụ của công ty. Vì vậy kim ngạch xuất khẩu của công ty qua các năm chủ yếu là thu từ hoạt động xuất khẩu giầy sang thị trường này. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu giầy sang thị trường EU của công ty luôn chiếm từ 90% trở lên trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công