Chính sách tỷ giá hối đoái

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương việt nam (Trang 31 - 36)

Năm 1994 với sự ra đời của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước đã bắt đầu thực hiện điều hành tỷ giá theo cơ chế mới thay cho chế độ đa tỷ giá trước đây. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước bắt công bố tỷ giá chính thức giữa ngoại tệ và đồng Việt Nam, tỷ giá trong biên độ cho phép. Trong năm 1997 - 1998 Ngân hàng Nhà nước chủ động điều chỉnh biên độ giao dịch và tiếp tục ấn định tỷ giá chính thức trên cơ sở tỷ giá mua bán trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng khiến cho tỷ giá phù hợp hơn với tương quan cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Do đó đã hạn chế được ảnh hưởng bất lợi của cuộc khủng hoảng đến nền kinh tế Việt Nam, duy trì được mức tăng trưởng ổn định ở mức 6% năm 1998, lạm phát ở mức 9.2%. Năm 2001 tỷ giá được điều chỉnh linh hoạt, bám sát biến động của lãi suất USD trên thị trường quốc tế và cung cầu ngoại tệ trên thị trường trong nước. Quyết định mở rộng kỳ hạn thực hiện các giao dịch kỳ hạn, hoán đổi, của tổ chức tín dụng, và điều chỉnh mức gia tăng tỷ giá hoán đổi , kỳ hạn với trần tỷ giá giao ngay.

Ngày 6/11/2008, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam quyết định cho phép các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối ấn định tỷ giá mua bán giao ngay giữa VND và USD trong biên độ ±3% so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng. Như vậy, biên độ tỷ giá đã tăng ±1% so với mức ±2% áp dụng hiện nay. Biên độ tỷ giá mới sẽ được áp dụng từ ngày 7/11/2008.

Theo NHNN, động thái này sẽ tạo điều kiện để tỷ giá điều chỉnh linh hoạt hơn, phản ánh sát tình hình cung cầu ngoại tệ trên thị trường, góp phần hạn chế nhập siêu và khuyến khích xuất khẩu, bảo đảm tăng trưởng kinh tế hợp lý, phù hợp với bối cảnh kinh tế trong nước và quốc tế.

2.2.2. Lãi suất tín dụng

Bắt đầu từ tháng 8/2000 Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện bước đổi mới cơ bản về điều hành lãi suất.Thay thế cơ chế điều hành trần lãi suất cho vay bằng lãi suất cơ bản đối với cho vay bằng VND và cơ chế lãi suất thị trường có quản lý đối với cho vay bằng ngoại tệ. Với cơ chế quản lý lãi suất này được coi là phù hợp với mức độ phát triển của thị trường tiền tệ và khả năng kiểm soát của ngân hàng Nhà nước. Năm 2001, để khuyến khích các tổ chức tín dụng mở rộng tín dụng, thực hiện chủ trương kích cầu của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã bốn lần điều chỉnh lãi suất cơ bản từ mức 0,75%tháng xuống 0,6% tháng. Tháng 6/2002 Ngân hàng Nhà nước đã ban hành quyết định 546/QĐ – NHNN về việc thực hiện cơ chế cho vay theo lãi suất thoả thuận bằng VND. Theo đó tất cả các ngân hàng được toàn quyền quyết định lãi suất cho vay của ngân hàng mình. Tuy nhiên Ngân hàng Nhà nước vẫn công bố lãi suất cơ bản để các ngân hàng thương mại tham khảo. Lãi suất huy động vốn sẽ áp dụng ở mức hợp lý phù hợp với chính sách lãi suất thực dương theo cơ chế thị trường và các quy định của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ, ấn định các mức lãi suất, cơ cấu lãi suất huy động vốn, phù hợp với thông lệ và mặt bằng lãi suất thị trường đối với từng kỳ hạn. Ngày 3/11/2008 Ngân hàng Nhà nước đã có quyết định theo đó mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam là 12%/năm. Sau khi có các quyết định và văn bản chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, các Ngân hàng đã tích cực điều chỉnh giảm lãi suất huy động và cho vay, cụ thể:

- Lãi suất cho vay VND của các Ngân hàng thương mại nhà nước đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ sản xuất nông nghiệp, xuất khẩu và các lĩnh vực ưu tiên giảm xuống còn 15,5-15,9%/năm.

- Lãi suất cho vay của các Ngân hàng thương mại cổ phần áp dụng từ ngày 05/11/2008 giảm từ 1-1,5%/năm so với mức lãi suất cho vay đang áp dụng.

- Lãi suất huy động VND của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng giảm từ 0,5-1,5%/năm so với thời điểm trước khi các Quyết định có hiệu lực ( từ ngày 05/11/2008)

2.2.3. Kiểm soát hạn mức tín dụng

Được NHNN áp dụng từ năm 1994, xuất phát từ đòi hỏi thực tế là lạm phát có xu hướng tăng cao, tổng phương tiện thanh toán tăng nhanh. Từ năm 1994 – 1997 áp dụng công cụ hạn mức tín dụng đã góp phần kiểm soát được mức độ gia tăng tổng các phương tiện thanh toán, góp phần kiềm chế được lạm phát. Tuy nhiên hạn mức tín dụng chỉ được phân bổ đối với một số ngân hàng thương mại nên hạn chế tính công bằng trong cạnh tranh. Do đó từ 1998, NHNN đã quyết định không sử dụng công cụ hạn mức tín dụng như là một công cụ thường xuyên nữa mà chỉ dùng khi cần phải hạn chế sự gia tăng tín dụng nhanh chóng có nguy cơ lạm phát cao. Hiện nay Ngân hàng Nhà nước giới hạn tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại không quá 30%.

Ngân hàng Nhà nước cũng định hướng các thành viên tập trung vốn tín dụng cho các lĩnh vực sản xuất, nông nghiệp và nông thôn, nhất là các hộ nông dân sản xuất lúa vụ mùa Đông xuân, xuất khẩu, nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh và kể cả các dự án đầu tư bất động sản khả thi, có hiệu quả và có khả năng trả nợ đúng hạn.

Các tổ chức tín dụng cũng được thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định tại Quyết định số 783/2005/QĐ-NHNN ngày 31/5/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đối với các khoản vay không trả nợ đúng hạn do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới làm cho sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn, chậm tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm, ứ đọng tồn kho hàng hoá như gạo, xi măng, sắt...

Theo nhà điều hành chính sách tiền tệ, mục đích của việc thực hiện các giải pháp nêu trên là nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng đảm bảo khả năng huy động vốn và thanh toán, hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả, giảm lãi suất cho vay, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và hộ sản xuất tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng, thúc đẩy đầu tư, sản xuất, kinh doanh phát triển.

Nếu xem xét diễn biến của tín dụng sẽ thấy rằng, xét về xu hướng dài hạn thì từ năm 2000-2006 tốc độ tăng trưởng tín dụng tương đối ổn định tăng nhẹ trong năm 2002-2003, và giảm từ năm 2004-2005, và năm 2006 vẫn có xu hướng giảm, nhưng 9 tháng đầu năm 2007 tín dụng gia tăng mạnh. Mức độ tăng trưởng tín dụng của các NHTM từ cuối năm 2006 đến nay đã tăng mạnh, trong sự gia tăng đó có dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro nên cần có biện pháp giám chặt chẽ hơn: Tốc độ tăng trưởng tín dụng của cả hệ thống NHTM bình quân 9 tháng 2007 đã ở mức khoảng 35%, gần gấp 2 lần mức bình quân của 9 tháng đầu năm 2007, trong đó tín dụng ngoại tệ tăng hơn gấp đôi, bắt đầu vượt ngưỡng an toàn (tỷ trọng giữa dư nợ cho vay bằng ngoại tệ với tổng tiền gửi bằng ngoại tệ đã vượt 90%). Sự gia tăng tín dụng tập trung chủ yếu bởi sự gia tăng mạnh tín dụng của khối các NHTM ngoài quốc doanh, nhất là các NHTMCP đô thị. Dư nợ tín dụng của khối này đã tăng hơn 103% mức dư nợ của tháng 9 năm 2006 và tăng 65% so với dư nợ cuối năm 2006, đưa thị phần trong thị trường tín dụng của các NHTMCP đô thị từ 19% cuối năm 2006 lên tới 24% đến tháng 9/2007. Mức độ tăng trưởng tín dụng như hiện nay cho thấy những tiềm ẩn nhiều rủi ro và mức độ ảnh hưởng đến lạm phát có thể mạnh hơn so với các năm trước. Do vậy, vấn đề đặt ra là phải kiểm soát tăng trưởng tín dụng ở mức phù hợp với tăng trưởng kinh tế, đảm đảm chất lượng tín dụng. Trước hết, cần hạn chế tăng trưởng tín dụng ở một số lĩnh vực không tạo tốc độ tăng trưởng kinh tế, như đầu tư vào chứng khoán, cũng như cần có sự khống chế nhất định việc mở rộng cho vay tiêu dùng nhằm tránh sự đổ

vỡ thị trường tín dụng có thể xẩy ra như ở Mỹ hiện nay, qua đó hạn chế ảnh hưởng của tín dụng tới lạm phát. Bên cạnh đó, cũng cần hạn chế cho vay bằng ngoại tệ, bằng cách hạn chế đối tượng vay ngoại tệ, nếu doanh nghiệp thực sự có nhu cầu ngoại tệ có thể vay tiền đồng sau đó mua ngoại tệ. Cách làm này sẽ hạn chế được những khoản đầu tư tín dụng chụp dật và thực hiện được mục tiêu giảm mức độ đôla hoá nền kinh tế. Tuy nhiên, rủi ro đạo đức trong thị trường tài chính non trẻ là không tránh khỏi, việc hạn chế đối tượng vay vốn có thể có tác dụng không mạnh, thì có thể tăng tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro với khoản đầu tư tín dụng bằng ngoại tệ và qui định tỷ lệ cho vay bằng ngoại tệ trên tổng nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ mọi thời điểm không vượt quá 90%. Đây là giải pháp gián tiếp nhưng rất có hiệu quả để hạn chế tăng trưởng trong lĩnh vực này và đảm bảo sự an toàn nhất định.

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả các công cụ của chính sách tiền tệ ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương việt nam (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w