Chính sách dự trữ bắt buộc

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương việt nam (Trang 29 - 31)

Công cụ này được chính thức thực hiện năm 1992. Từ đó đến nay công cụ dự trữ bắt buộc không ngừng được hoàn thiện. Ban đầu theo quy định của thống đốc ngân hàng Nhà nước tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10% trên toàn bộ tiền gửi của các tổ chức tín dụng. Với tỷ lệ này kiểm soát được cung tiền những lại hạn chế trong việc dự báo nhu cầu tăng, giảm dự trữ của các ngân hàng thương mại làm cho vốn của các NHTM không được sử dụng linh hoạt. Từ năm 1999, tỷ lệ dự trữ bắt buộc được áp dụng mở rộng thêm với một số đối tượng: ngân hàng hợp tác xã, Quỹ tín dụng nhân dân tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 0 – 20% và được tính trên bình quân số dư tiền gửi tại NHNN trong kỳ duy trì.

Trong năm 2000 và 2001 NHNN đã đièu chỉnh giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng VNĐ xuống còn 3% và tăng dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ lên đến 15% và từ đó đã góp phần tạo lợi thế so sánh cho VNĐ,hạn chế dòng chuyển đổi VND sang USD.

Đến cuối năm 2001 và năm 2002,khi lãi suất trên thị trưòng quốc tế giảm mạnh,NHNN đã hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với ngoại tệ xuống12% xuống 5% (tháng4/2002) rồi tiếp tục giảm còn 3% (tháng 12/2002) để giảm bớt khó khăn cho các tổ chức tín dụng. Đồng thời giảm chi phí vốn ngoại tệ tạo lợi thế tương quan

giữa lãi suất VNĐ va ngoại tệ hạn chế chuyển đổi từ VNĐ sang ngoại tệ,hạn chế tình trạng đôla hoá nền kinh tế.

Đến năm 2004,NHNN đã có những điều chỉnh về dự trữ bắt buộc theo hướng áp dụng cả dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi 12 tháng kể cả đối với tiền gửi VNĐ và ngoại tệ. Đồng thời,số tiền dự trữ các NHTM tại NHNN sẽ không đựơc huởng lãi suất,chỉ có tiền gửi dự trữ được hưởng mức lãi suát 01.%/tháng, đặc biệt trong năm 2004 khi lạm phát tăng cao,NHNN đã nâng lên mức 5% để giảm lượng cung ứng ngoài lưu thông.

Đến năm 2007,trứoc tình hình lạm phát tăng cao và sau một số biện pháp được áp dụng nhưng chưa giảm xuống,nhàn hỗ trợ các công cụ chính sách khác của chính phủ đông thời giảm bớt sự tăng trưởng nóng của tín dụng,NHNN đã điều chỉnh tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng gấp 2 lần so với mức của năm 2006 để hạn chế mức độ dư thừa vốn khả dụng của các TCTD, qua đó hạn chế tăng trưởng tín dụng vào những lĩnh vực kém hiệu quả. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với cả tiền gửi nội tệ và ngoại tệ được tiếp tục giữ ổn định trong 5 tháng đầu năm 2007, nhưng từ tháng 6/2007, tăng gấp 1,5 - 2 lần so với trước đó. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng bằng VND đối với ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần đô thị, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính là 10%.

Trong thời gian gần đây tình hình tài chính ngân hàng trên thế giới cũng như trong nước đang gặp nhiều khó khăn rơi vào thời kỳ khủng hoảng do đó NHNN cũng có điều chỉnh. Với Quyết định số 2321/QĐ-NHNN, ngày 20/10/2008, lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam đối với tổ chức tín dụng tăng từ 5%/năm tăng lên 10%/năm. Lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc tăng mạnh như trên sẽ tạo một thuận lợi lớn, hỗ trợ các ngân hàng thương mại giảm bớt chi phí vốn, hỗ trợ cho mục tiêu lợi nhuận sắp tới; gián tiếp tạo điều kiện để các ngân hàng có thể

xem xét tiếp tục giảm lãi suất cho vay đầu ra, hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn sản xuất.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương việt nam (Trang 29 - 31)