Kiến nghị với ngân hàng Nhà Nước

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quốc TếViệt Nam chi nhánh Cầu Giấy.DOC (Trang 81 - 83)

 Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thông tin tín dụng

Sự hình thành và phát triển của hệ thống thông tin tín dụng của ngân hàng Nhà Nước trong những năm qua là một sự phát triển tất yếu và đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của hoạt động tín dụng trong nền kinh tế. Hệ thống thông tin tín dụng này đã góp phần giảm sự không cân xứng về thông tin giữa khách hàng và tổ chức tín dụng. Nó cho phép các tổ chức tín dụng có thể đánh giá khách hàng chính xác hơn, cải thiện chất lượng cấp tín dụng, dễ dàng ra quyết định và giảm thiểu chi phí tín dụng, tăng khối lượng giao dịch tín dụng góp phần phát triển kinh tế. Hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng của ngân hàng Nhà Nước trong thời gian qua đã hỗ trợ đáng kể cho các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên do mới ở giai đoạn đầu mới đưa vào ứng dụng nên vẫn còn nhiều khó khăn, chất lượng thông tin của trung tâm chưa đầy đủ, chưa đảm bảo nhanh nhạy, chính xác và kịp thời. Vì vậy ngân hàng Nhà Nước cần có sự phối hợp hơn nữa với các ngân hàng thương mại để có biện pháp thu thập đầy đủ thông tin hơn, chính xác hơn và chất lượng hơn.

- Ngân hàng Nhà Nước cần yêu cầu ngân hàng thương mại hợp tác, báo cáo đầy đủ về chất lượng tín dụng và tình hình tài chính của khách hàng cho trung tâm thông tin tín dụng.

- Cần trang bị cho trung tâm những thiết bị mới, hiện đại đáp ứng được nhu cầu của công việc như thu thập, xử lý, phân tích thông tin một cách nhanh chóng và chính

xác.

- Cần đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên tại trung tâm về mặt nghiệp vụ và trú trọng cả tin học, ngoại ngữ.

 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại

Ngân hàng Nhà Nước kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại trên cơ sơ thực hiện đúng pháp luật, phù hợp với thông lệ quốc tế và tình hình thực tiễn của ngân hàng.

Công tác thanh tra, kiểm tra của ngân hàng Nhà Nước đối với các ngân hàng thương mại phải được tiến hành một cách thường xuyên với mục tiêu phát hiện kịp thời những sai phạm, ngăn chặn và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật của các ngân hàng thương mại. Trên thực tế ngân hàng Nhà Nước mới chỉ kiểm tra giám sát các ngân hàng sau khi rủi ro đã xảy ra, chưa thực hiện công tác phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời. Vì vậy ngân hàng Nhà Nước cần xây dựng một số quy định nhằm tăng cường hơn nữa vai trò kiểm tra, kiểm soát của mình đối với các ngân hàng thương mại giúp các ngân hàng thương mại tự chấn chỉnh hoạt động của mình.

 Hoàn thiện văn bản, quy chế trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng

Việc trích lập, sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại được ngân hàng Nhà Nước quy định theo Quyết định 439/2005/QĐ- NHNN và Quyết định bổ sung, sửa đổi QĐ 493 là QĐ 18/2007/QĐ-NHNN theo các Quyết định này việc trích lập được chia làm 5 nhóm và mỗi nhóm được trích lập với tỷ lệ tương ứng. Song việc phân loại nợ vào các nhóm chưa thực sự phù hợp với thực tế, quá cứng nhắc và kém linh hoạt vì vậy gây khó khăn cho các ngân hàng trong việc trích lập và sử dụng dự phòng. Khiến cho tình trạng đảo nợ, giãn nợ của các ngân hàng được sử dụng không đúng mục đích. Do đó ngân hàng Nhà Nước cần đưa ra các quy chế về trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng chặt chẽ và linh hoạt hơn.

 Yêu cầu các ngân hàng thương mại tham gia bảo hiểm tín dụng

Đây là biện pháp hết sức quan trọng nhằm giàn trải rủi ro tín dụng cho hoạt động của ngân hàng. Bảo hiểm có lợi về mặt kinh tế cho mọi người, mọi tổ chức nó chia sẻ

mất mát thiệt hại về tài sản và bảo hiểm ngày nay đang đi sâu vào đời sống kinh tế và xã hội. Bảo hiểm tín dụng tuy vẫn còn khá mới lạ, song nó giúp cho các ngân hàng khi phát sinh rủi ro không còn phải dùng các biện pháp phi kinh tế để ngăn chặn như không cho các tổ chức cá nhân rút tiền, phát hành thêm tiền để bù đắp. . . mà lúc này các công ty bảo hiểm sẽ hỗ trợ các ngân hàng giải quyết các khó khăn trước mắt, hạn chế ảnh hưởng đến nền kinh tế. Vì vậy ngày nay tham gia bảo hiểm tín dụng là một biện pháp giúp ngân hàng đề phòng rủi ro không lường trước được.

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quốc TếViệt Nam chi nhánh Cầu Giấy.DOC (Trang 81 - 83)