TOÁN XDC B2 SOÁT CHẤT BAN KIỂM LƯỢNG

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH Kiểm toán và kế toán AAC thực hiện.doc (Trang 32 - 37)

- Kiểm soát đầu ra: Quá trình này được thiết kế nhằm thử nghiệm tính đáng tin cậy của các nghiệp vụ đã được hệ thống máy tính xử lý Trong một số hệ thống, nhằm gia

TOÁN XDC B2 SOÁT CHẤT BAN KIỂM LƯỢNG

PHÒNG KIỂM

TOÁN XDCB 2 SOÁT CHẤTBAN KIỂMLƯỢNG LƯỢNG PHÒNG KIỂM TOÁN BCTC 1 TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC XDCB PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐCBCTC PHÒNG KIỂM TOÁN BCTC 4 PHÒNG KIỂM TOÁN BCTC 1 PHÒNG KIỂM TOÁN BCTC 1

phần hóa hoặc phá sản doanh nghiệp; Thẩm định tình hình tài chính và giá trị tài sản tranh chấp, kiện tụng.

Dịch vụ đào tạo và tuyển dụng: Đào tạo, bồi dưỡng kế toán và kiểm toán viên nội bộ; Cập nhật kiến thức tài chính, kế toán, kiểm toán (chủ yếu trong nội bộ doanh nghiệp); Hỗ trợ tuyển dụng nhân viên kế toán và kiểm toán nội bộ (cho các doanh nghiệp).

Dịch vụ tin học: tư vấn việc lựa chọn các phần mềm tin học về kế toán tài chính và kế toán quản trị; Tư vấn việc lựa chọn trang bị các thiết bị tin học, cài đặt hệ thống thông tin quản lý.

4. Giới thiệu tổng quan về quy trình kiểm toán áp dụng tại AAC

Quá trình kiểm toán tại AAC gồm các giai đoạn: Giai đoạn tiền kế hoạch, giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán (lập Báo cáo kiểm toán).

Giai đoạn tiền kế hoạch: là giai đoạn khảo sát khách hàng, nhận định những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của họ, xem xét tính liêm chính của ban quản trị, yêu cầu của khách hàng và đánh giá mức độ rủi ro khi nhận lời mời kiểm toán để lập kế hoạch kiểm toán.

Giai đoạn lập kế hoạch: kiểm toán viên sẽ tìm hiểu thông tin về khách hàng và về hoạt động kinh doanh của khách hàng, từ đó xác định mức trọng yếu, đánh giá các rủi ro. Từ đó xây dựng kế hoạch phục vụ cụ thể cho mỗi khách hàng, bao gồm thời gian kiểm toán, số lượng nhân viên, xem xét giá phí cho mỗi hợp đồng… Cách thức tìm hiểu là qua gặp trực tiếp khách hàng hoặc qua điện thoại, email…

Các giấy tờ làm việc trong giai đoạn này gồm:

• Bản ghi nhớ kế hoạch kiểm toán -B1

• Các điểm cần lưu ý của năm trước -B2

• Hợp đồng kiểm toán – B3

• Tìm hiểu về khách hàng – B4

• Chương trình xem xét hệ thống kế toán –B5

• Phân tích tóm tắt hệ thống kiểm soát nội bộ - B6

• Các thủ tục phân tích theo kế hoạch – B7

• Ghi chú những thảo luận về kế hoạch kiểm toán –B8

• Tài liệu và thông tin đề nghị khách hàng lập – B9

• Kiểm tra kế hoạch kiểm toán – B10

Giai đoạn thực hiện kiểm toán: Khi thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên và các trợ lý sẽ đến công ty khách hàng để thu thập bằng chứng kiểm toán, đưa ra ý kiến xác thực về mức độ trung thực, hợp lý, hợp pháp của báo cáo tài chính. Các điểm cần chú ý trong bước này bao gồm:

• Quy định về nhiệm vụ của nhóm trưởng

• Các quy trình nghiệp vụ phát sinh đặc trưng của doanh nghiệp

• Nguyên tắc sắp xếp, đánh số và tham chiếu giấy làm việc

• Các ký hiệu sử dụng thống nhất trên giấy làm việc

Giai đoạn hoàn thành kiểm toán:Trong giai đoạn này, kiểm toán viên sẽ tập hợp và xét duyệt tất cả các giấy làm việc của các trợ lý để lập biên bản ghi nhớ, sau đó tiến hành trao đổi với khách hàng, chỉnh sửa biên bản ghi nhớ, và đại diện hai bên ký vào. Theo đó, toàn bộ các bút toán điều chỉnh sẽ được hai bên bao gồm phòng kế toán của doanh nghiệp và người được phân công lập báo cáo kiểm toán cùng điều chỉnh dựa trên số liệu của báo cáo tài chính chưa được kiểm toán do doanh nghiệp lập trước đây. Sau đó hai bên sẽ tiến hành so sánh BCTC đã được chỉnh sửa, nếu khớp đúng thì kiểm toán viên sẽ tiến hành lập bản dự thảo Báo cao kiểm toán nêu rõ ý kiến của mình về tính trung thực, hợp lí, hợp pháp của báo cáo tài chính, trình lên ban soát xét phê duyệt và gửi cho khách hàng, hai bên ký vào báo cáo kiểm toán và sau đó AAC sẽ phát hành chính thức báo cáo kiểm toán ra bên ngoài.

Các giấy tờ làm việc trong giai đoạn này:

• Chỉ mục giấy làm việc

• Xác nhận bản thảo báo cáo kiểm toán

• Trang trình duyệt

• Trao đổi với khách hàng khi kết thúc kiểm toán (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Danh mục kiểm tra cuối cùng

• Bàn luận về thư quản lý

• Tổng kết của nhóm trưởng

• Tổng kết của các thành viên trong nhóm

• Kiểm tra khái niệm hoạt động liên tục

• Kiểm tra sự kiên sinh sau ngày kết thúc niên độ

• Biên bản ghi nhận tiến độ làm việc

• Bảng chấm công

Quy trình kiểm toán của AAC dựa trên những lý luận chung về kiểm toán, các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VAS) và có tham khảo thêm các chuẩn mực kiểm toán quốc tế (IAS). Để quản lý và thực hiện tốt công việc kiểm toán, công ty đã đưa ra những

quy định hướng dẫn về quy trình kiểm toán, được chia ra làm 8 phần, ký hiệu từ 1000 đến 8000. Cụ thể như sau:

1000 - Lập kế hoạch, bao gồm các quy định cụ thể:

1100 - Lập kế hoạch giao dịch và phục vụ khách hàng: Công việc trong giai đoạn này là xem xét yêu cầu của khách hàng và khả năng đáp ứng yêu cầu của công ty.

1200 – Đánh giá rủi ro kiểm toán và môi trường kiểm soát 1300 – Các điều kiện thoả thuận hợp đồng kiểm toán 1400 – Tìm hiểu hoạt động kinh doanh khách hàng 1500 – Tìm hiểu về quy trình kế toán

Từ đó giúp kiểm toán viên có cái nhìn tổng quan về khách hàng.

1600 – Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ: khi khách hàng cung cấp BCTC cho kiểm toán viên. Cụ thể như sau

BCĐKT 31/12/N-1 31/12/N CL tuyệt đối %

- Các khoản mục …

BCKQKD N-1 N CL tuyệt đối % - Các khoản mục

Từ đó kiểm tra các quan hệ hợp lý giữa các khoản mục, như Doanh thu và nợ phải thu, đánh giá khả năng thanh toán, cấu trúc tài sản, nguồn vốn… Qua đó kiểm toán viên nhận định sơ bộ về BCTC của khách hàng.

1700 – Xác định mức trọng yếu

1800 – Đánh giá rủi ro và kế hoạch kiểm toán cho từng tài khoản, được chi tiết thành:

1810 - Tổng hợp về lập kế hoạch kiểm toán 1811 – Tài liệu lập kế hoạch kiểm toán 1820 - Kế hoạch kiểm toán các tài khoản 2000 – Báo cáo, gồm:

2100 – Biên bản kiểm toán và thư quản lý: Trong đó, kiểm toán viên trao đổi với khách hàng những nội dung cần điều chỉnh và tư vấn thêm cho khách hàng về những chỗ chưa hợp lý của công ty khách hàng, về kiểm soát nội bộ của khách hàng…

2200 – Báo cáo tài chính

2300 - Tổng hợp kết quả kiểm toán 2350 – Thư giải trình của ban giám đốc 2400 – Báo cáo khác

3000 – Quản lý cuộc kiểm toán

3100 – Các biên bản họp với khách hàng

3200 – Bảng tổng hợp về thời gian và nhân sự kiểm toán 3300 – Các công cụ hỗ trợ kiểm toán, gồm:

3310 – Tính toán theo Threshold (các sai sót có thể bỏ qua) và thủ tục phân tích (SAP) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3320 – Bảng tính và chọn mẫu theo CMA (đơn vị tiền tệ) 3430 – Ma trận xác định độ đảm bảo R

4000 – Kiểm soát

4100 - Kết luận về kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ

4200 - Kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ (D&I, O&E), trong đó:

 D&I (Design & Inplement): Kiểm tra thiết kế và hoạt động của KSNB (tính hữu hiệu)

 O&E : kiểm tra tính hiệu quả của KSNB.

5000-8000 – Chương trình kiểm toán và các giấy tờ làm việc của các phần hành kiểm toán, cụ thể:

5000 - Kiểm tra chi tiết về tài sản 6000 - Kiểm tra chi tiết về nợ phải trả 7000 - Kiểm tra chi tiết về nguồn vốn

8000 - Kiểm tra chi tiết các khoản mục trên BCKQKD

Phương pháp kiểm toán áp dụng tại công ty kiểm toán AAC:

Công ty kiểm toán AAC chọn phương pháp kiểm toán theo khoản mục. Sai sót của một tài khoản có thể xảy ra theo 2 hướng: Ghi quá (đối với các tài khoản tài sản và chi phí) hoặc ghi thiếu (đối với các tài khoản nợ phải trả và doanh thu). Để kiểm tra xem tài

sản và chi phí có bị ghi khống hay không, AAC áp dụng kỹ thuật kiểm tra từ dưới lên, tức kiểm tra ngược từ sổ sách về chứng từ (ký hiệu là O – Overstatement), và ngược lại để kiểm tra xem nợ phải trả và doanh thu có bị ghi thiếu hay không, công ty dùng kỹ thuật kiểm tra từ trên xuống, kiểm tra xuôi từ chứng từ tới sổ sách (ký hiệu là U – Understatement).

Trong kế hoạch kiểm toán các tài khoản, công ty đã xây dựng ma trận định hướng kiểm tra, theo đó mỗi khoản mục sẽ được kiểm tra theo hai hướng O và U, cụ thể như sau:

Hướng kiểm tra trực tiếp Hướng kiểm tra gián tiếp Kiểm

tra Tài sản & Chi phí Nợ phải trả & Doanh thu Tài sản & Chi phí Nợ phải trả & Doanh thu

Nợ O O

Có U U

Cụ thể, ta xem xét ví dụ sau

331 111 642

Khi kiểm tra hướng U của TK 331, ta đã gián tiếp kiểm tra hướng U của TK 111 Khi kiểm tra hướng O của TK 642, ta đã gián tiếp kiểm tra hướng O của TK 111 Như vậy TK 111 đã được kiểm tra đúng 2 hướng O và U

Tìm hiểu về phần mềm kiểm toán áp dụng tại AAC:

Công ty kiểm toán AAC đã xây dựng được hệ thống sơ đồ luân chuyển và liên kết thông tin giữa các phần hành trong phần mềm kiểm toán, chủ yếu là giữa các tài liệu kiểm toán, được sử dụng chủ yếu trong phần lập và phát triển kế hoạch kiểm toán. Nắm được sơ đồ luân chuyển và tổng hợp thông tin, kiểm toán viên sẽ dễ dàng kiểm soát và thực hiện công việc kiểm toán theo đúng hướng và phù hợp với phương pháp kiểm toán chúng. Có 4 sơ đồ hướng dẫn, là : Sơ đồ tổng hợp chung, sơ đồ xác định rủi ro kiểm toán, sơ đồ kiểm tra hệ thống KSNB, và sơ đồ các thủ tục và chương trình kiểm toán chi tiết.

Gián tiếp U

Trực tiếp O Trực tiếp U Gián tiếp O

Sơ đồ tổng hợp chung:

Đồng thời với việc lưu trữ các hồ sơ, giấy tờ làm việc trên giấy của kiểm toán viên, công ty kiểm toán AAC còn tổ chức lưu trữ hồ sơ điện tử bằng phần mềm quản lý hồ sơ.

Phần mềm quản lý hồ sơ (Document Manager): là một dạng tủ lưu trữ hồ sơ điện tử nhằm quản lý và lưu trữ các file tài liệu, giấy tờ làm việc cho các cuộc kiểm toán, được thiết lập, xử lý và lưu trữ một cách có hệ thống theo một cấu trúc nhất định., giúp kiểm toán viên có thể tạo mới, copy, in hoặc xóa và cấu trúc các phần hành cũng như các giấy làm việc trong các file kiểm toán khi đã qua chế độ bảo mật; nhập vào hoặc kết xuất các giấy làm việc giữa file kiểm toán và các ứng dụng khác (công dụng này giúp trưởng đoàn nhận tài liệu từ các trợ lý một cách dễ dàng) ; soát xét file kiểm toán trên máy vi tính; ký các giấy tờ làm việc trên máy tính; cập nhật và in các giấy làm việc theo lựa chọn; lưu trữ, khôi phục từng tài liệu riêng biệt hoặc toàn bộ file kiểm toán …

5. Thủ tục kiểm toán BCTC của AAC

Bên cạnh chương trình kiểm toán tổng quát, công ty kiểm toán AAC còn xây dựng các thủ tục kiểm toán rút gọn, bao gồm các thủ tục kiểm toán chung và thủ tục kiểm toán các khoản mục cụ thể, nhằm giúp cho các trưởng nhóm kiểm tra lại các phần hành trước khi làm thư trao đổi để họp với khách hàng. Thủ tục kiểm toán nào đã thực hiện thì kiểm toán viên sẽ đánh dấu () vào cột “Thực hiện”, đồng thời ghi ký hiệu trang giấy làm việc tương ứng vào cột “Giấy làm việc”, bước này giúp kiểm toán viên rà soát lại quá trình làm việc của mình xem các thủ tục kiểm toán đã được thực hiện đầy đủ hay

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH Kiểm toán và kế toán AAC thực hiện.doc (Trang 32 - 37)