Sử-Thông do Lưu-Trí-Cơ đời Đường soạn, có 0 quyển, chia ra nội thiên và ngoại thiên nói về nguồn gốc và đắc thất của sử sách.

Một phần của tài liệu Việt Nam sử lược p1 (Trang 130 - 132)

131 An Nam Chí Lược - Quyển Đệ Thập Lục

tiếng đến đời sau. Do đó, biết công việc trước thuật có hiệu-lực rất lớn, chẳng phải cùng nghề mọn thơ phú, so sánh hơn thua vậy".

Lời tâu của Lục-Tuyên-Công bàn về việc Kinh-Lược-Sứ Lĩnh-Nam xin đặt sở thị-bạc (cũng như sở đại-lý mua hàng) ở An-nam và phái Trung-sứ qua giám-thị:

Lĩnh-Nam Tiết-Độ Kinh-Lược-Sứ tâu rằng: "Gần đây có nhiều thuyền qua An-nam mua vật-dụng để dâng lên vua, công việc lớn lao, sợ đồ cung cấp không đủ. Nay tôi muốn sai phán-quan qua An-nam thu mãi vật-hạng, xin triều-đình phái một vị Trung-sứ cùng với Sứ-ty của tôi, đồng đi công-tác, ngõ hầu tránh việc gian dối. Mong xin Thánh-chỉ chuẩn-y". Thiết nghĩ: "Những kẻ buôn bán nước ngoài chỉ cầu mối lợi, được yên vỗ thì đến, bị quấy nhiễu thì đi. Quảng-Châu là nơi đô-hội trọng-yếu, có tiếng dân đông, của nhiều. Chỉ vì bọn giao dịch xâm khắc quá chừng, mất cả ý-nghĩa làm cho người xa cảm mến. Đã không biết tự-trách, còn vượt ra ngoài chức-vị của mình. Ngọc nát trong hòm, vì ai nên nỗi, châu đời ngoài cõi, bao thuở trở về. Kinh-thơ nói rằng: "Không quí vật ở phương xa, thì người xa đến". Nay đã ham muốn như thế, cho nên phương xa không qui phục là phải. Huống nay muốn làm dao động lòng vua, xin sai Trung-sứ, tỏ lòng tham cho thiên-hạ, thông hối-lộ với triều-đình, quấy nhơ thời buổi thanh- bình, thương-tổn Thánh-triều phong-hóa, phép nên trách phạt, việc khó y theo. Vã lại, Lĩnh-Nam, An- nam, đâu chẳng là đất nước của vua, Trung-sứ, Ngoại-sứ, ai cũng là tôi vua. Nếu cần việc nước, việc quân, đã có phép thường lệ cũ. Người lo tròn chức, nước tự thừa dùng. Hà tất tin Lĩnh-Nam mà cự tuyệt An-nam, trọng Trung-sứ mà xem khinh Ngoại-sứ, đã trái hẳn tấm lòng thành thực, lại tổn thương phong- hóa khinh tài.

Lời tấu-nghị của Tuyên-Công đều bị im, không đưa ra bàn luận.

Bài văn của Liễu-Tử-Hậu làm cho quan Thị-ngự An-Nam họ Dương tế quan Đô-Hộ họ

Trương

Duy: Ngày... tháng... năm... cố-lại mổ, quan-chức mổ, kính tế trước linh-vị Cố Đô-Hộ Ngự-Sử Trung-Thừa Trương-Công mà than rằng:

"Giao-Châu rộng lớn, xa tít chân trời phương nam, công-đức của vua Hạ-Vũ không thi-thố đến nơi và cường-quyền của nhà Bạo-Tần không chế-ngự nổi. Khi làm phản, lúc xưng thần, từ đời Hán trở lại đây, luôn luôn như thế.

Thánh-thiên-tử nhà Đường ta tuyên dương phong-hóa, ban đầu chẳng mấy lúc được yên. Dần dần phong-tục thay đổi, dân-tộc "tóc cài áo cỏ", hướng hóa xưng thần, cuối cùng trở nên như người Trung-Hoa, thấm nhuần hòa-thuận. Trị công của Sĩ-Nhiếp, chỉ có ông nối được, lúc nào ông cũng siêng năng, biết lo xa, rộng thi ân huệ, bồi đắp công-nghiệp của tiên-nhân đã lập trụ đồng làm tiêu biểu ở phương nam. Đi từ phương bắc qua trấn ngự man-khu; liền liền xe ngựa, phới phới sinh kỳ, làm cho Giao-Châu trở nên một xứ phồn-hoa đô-hội, thấm nhuần oai đức của nhà vua. Ông đương được nhà vua tin yêu, đáng lẽ được phong tước công-hầu, nhưng tiếng ông vừa đồn về Kinh-Sư vang dậy, thì hồn ông đã sớm lìa cõi thế ở đất Viêm-Châu. Than-ôi! Thương thay! Nhớ lại ngày xưa, lúc ông mới bước chân vào đường quan-lại, đã nổi tiếng tài cán thanh liêm, đến lúc qua làm kinh-lược phán-quan ở An-nam, giữ đúng mực thước, những kẻ cô quả được yên, thuế khoá đầy đủ. Dời qua làm chức Trụ-sử, kế thăng chức Tào-Lang, ở đâu cũng có chính-tích tốt, dân duyên-hải được hưởng sự an-ninh. Nay triều-đình chuyên nhiệm ông qua làm đô-hộ ở phương nam, lễ ban rất hậu, ân tứ rất nhiều. Ông mở phủ-đường tuyển dụng nhân-tài, bao nhiêu kẻ lương-năng đều về làm thuộc lại. Tự xét kẻ hèn mọn nầy, đâu dám mong được chọn lựa. May đâu ơn trên sai khiến, được tuyển bổ làm chức An-nam Thị-Ngự.

Tôi vừa toan chờ ngày đăng trình phó nhậm, quản bao đường sá xa xuôi. Đi được nửa đường, gặp người anh bị trích ra làm quan ngoại-quận, cùng nhau lưu luyến khóc lóc, thành ra trễ nãi. Vả thê-tử không có, chiếc bóng bơ-vơ, thân lưu ở giang biên, mộng ra ngoài thiên-tế. Chậm bề phục-dịch, trằn-trọc lo âu, thành thử sinh ra thương cảm. Chỉ chờ hết bề lo lắng, kíp kíp lên đường, ngờ đâu trời chẳng chìu người, hạn tai không tránh khỏi, vừa toan thượng lộ, thì hung tín đã đưa đến nơi. Vật mình tức tối, sững sốt bi ai, đã không kịp thấy dung-nhan, khốn nỗi báo đền ân-đức. Nay kính dâng lễ bạc, vọng bái trước xe tang, Nam-Câu một chén rượu suông, tả tình u-uất.

132 An Nam Chí Lược - Quyển Đệ Thập Lục

Đời Đường, Trịnh-Điền, tên chữ Thai-Văn, làm tướng triều Hy-Tông. Nguyên trước đội Nam-binh ở ba châu Giao, Quảng và Ung, vận lương do năm đường Lĩnh-Bắc, thuyền bè chuyển vận qua lại, hay bị chìm đắm. Điền xin lấy lợi muối và sắt ở Lĩnh-Nam, giao cho Tiết-Độ Quảng-Châu hằng năm nấu nước biển lấy muối cung cấp cho An-nam, bãi việc vận lương ở mấy châu Kinh, Hồng, quân lương nhờ vậy được đầy đủ. Sau Vương-Sư-Phủ làm Hồng-Quân Phó-Sứ Lĩnh-Nam, xin đừng tiến binh mà hiến tiền thêm hai mươi vạn. Kinh-Lược-Sứ kêu nài rất gắt, nhưng Sư-Phủ thấy lợi nhử triều-đình, toan đoạt binh- quyền, việc không được, bèn thôi.

Đời Tống, Hứa-Trọng-Tuyên, tên chữ Hy-Xán, người quận Bắc-Hải, Thanh-Châu, đậu tiến-sĩ, được bổ làm chủ-bộ Tào-Châu. Lúc mới tuyển-bổ, được vào tâu việc ở đền riêng của vua. Thái-Tổ nghe tiếng, cất lên làm chức Thái-Tử Trung-Doãn, coi Bắc-Hải quân-khu và làm chức Chinh-Nam Mã-Bộ-Quân Chuyển-Vận-Sứ. Thái-Tông dấy binh đánh Giao-Chỉ, không được thắng lợi. Trọng-Tuyên cho rằng đất Giao-Chỉ oi-bức độc-địa, quân lính chưa giao-chiến, mười phần đã chết mất hai ba, tuy đánh hơn cũng không giữ được, bèn dâng sớ điều-trần phản-kháng. Lại e ngày giờ trể nãi, lập tức tự tiện bãi binh, khiến các quận phát tiền kho cấp thưởng cho quân-sĩ, rồi dâng sớ tự nhận tội kiểu-chiếu (tự tay thay đổi chiếu- chỉ nhà vua) của mình. Vua Thái-Tông khen ngợi, xuống chiếu ban khen. Trọng-Tuyên liền thảo hịch-văn chiêu-dụ cừ-soái Giao-Châu. Giao-Châu muốn nạp lễ xin nội-phụ, lo việc cống-hiến. Trọng-Tuyên được thăng hàm Gián-Nghị đại-phu, lĩnh chức quân-sứ như trước.

Đời Tống, Dương-Hữu, vào khoảng đầu niên-hiệu Thiệu-Hưng (1131), làm Thái-Thú Khâm-Châu. Lúc ấy có sứ Giao-Chỉ tranh luận về giới-hạn ruộng đất. Hữu cắm một cây thương bằng sắt ở giữa sân và nói rằng: "Nếu muốn tranh địa-giới, thì đánh nhau một trận để quyết hơn thua". Sứ Giao-Châu sợ hãi lui ra. Người trong nước nhớ việc ấy, gọi Dương-Hữu là Dương-Thiết-Thương.

Năm Diên-Hựu thứ 7 (1320) nhà Đại-Nguyên, dân bần cùng ở Hải-Nam bắt con gái của dân- chúng đem vào An-nam bán làm con ở. Quốc-chủ nghe việc ấy, khiến người theo bắt được bọn cướp người và truy hồi các người bị bán, khiến sứ đưa về phủ Nguyên-Soái ở Hải-Nam.

Một phần của tài liệu Việt Nam sử lược p1 (Trang 130 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)