Mã Viện đánh Giao-Chỉ, lúc trở về, chở về mấy xe hạt bo bo, có kẻ gièm với vua Quang Võ, nói Mã Viện chở ngọc Minh Châu về rất nhiều.

Một phần của tài liệu Việt Nam sử lược p1 (Trang 127 - 128)

128 An Nam Chí Lược - Quyển Đệ Thập Ngũ

Uất-Kim (củ nghệ)

Vị cay đắng, tính hàn, chủ trị tích huyết, lạnh, hạ khí, sinh da non, cầm huyết. Lưu-Vũ-Tích nói rằng: "dùng Uất-Kim độc vị, trị bệnh con gái chậm thấy tháng, tâm khí kiết tụ, mài với giấm nóng mà uống; đau dậy, tán bột trộn vào cháo mà ăn".

Thông-Thiên-Tề

Sách: "Giao-Châu-Ký" của Lưu-Hân-Kỳ chép: "lông tê-ngưu giống lông heo, đầu có ba sừng, sừng trên mũi ngắn, hai sừng trên trán, một dài một ngắn. Di-Vật-Chí nói rằng: "trong sừng thường có vân trắng như sợi tơ, sáng ngời, suốt từ ngọn đến gốc", gọi là thông-thiên-tê.

Tịch-Thủy-Tê

Tục truyền An-Dương-Vương có sừng văn-tê dài 7 tấc, khi đánh trận thua, ném sừng tê xuống biển, nước rẽ ra, Vương chạy vào nước, thoát nạn.

Tịch-Hàn-Tê

Năm Khai-Nguyên thứ hai (714), đời Đường, tiết đông-chí, Giao-Chỉ dâng một sừng tê, sắc như vàng, sứ-giả xin một cái mâm bằng vàng, đặt sừng vào, để trong đền, khí ấm xông lên người. Vua hỏi vì cớ gì? Sứ-giả tâu: "ấy là Tịch-Hàn-Tê. Thời Văn-Đế nhà Tùy (589-604), có tiến một cái, đến nay mới tiến lại". Vua vui lòng tặng thưởng rất hậu. Thơ Đỗ-Phủ có câu: "Kim bàn tê duy thận", nghĩa là: "Sừng tê để trong mâm vàng rất cẩn-thận".

Voi

Xứ Lâm-ấp sản-xuất voi, lúc đầu tại nước Chiêm-Thành, tục hay dùng voi để cỡi và chở. Quận Bố-chánh ngày nay, tức huyện Tượng-Lâm thuộc Quận Nhật-Nam ngày xưa vậy. Thổ-hào giết huyện- lệnh, lập nước gọi là Lâm-ấy. Thời Tống-Lý-Tông (1225-1264), An-nam cống voi, công-khanh đều dâng biểu mừng. Có một thái-học-sinh dâng bài thơ rằng:

Ba voi đều tám thước cao,

Giang-hồ muôn dặm biết bao nhọc nhằn. Công-Khanh ca ngợi thăng-bình,

Lữ-Ngao1 chỉ có trâu-sinh2 tâu bày.

Năm Bính-Tý (1276) hiệu Chí-Nguyên, triều-đình dẹp yên nhà Tống, thẳng ruỗi đến Quế-Châu gần An-nam, nước ấy thường đem voi cống. Voi đực có hai ngà, voi cái không có. Sức mạnh của voi ở nơi vòi. Nhà vua thường mở cuộc đấu voi để xem hơn thua. Muốn săn voi, người ta lùa voi cái vào rừng, kế lấy mía dụ voi đực đến, đào hầm để sập bắt. Lúc mới sa hầm, voi rống hét om sòm, người ta bắt về tập, dần dần nó hiểu ý người. Gặp lễ tiết, người nài lấy gấm phủ lên lưng voi, khiến quỳ lạy quốc chúa. Lúc đám tang, thắng yên vàng (?), voi chảy nước mắt thành khối. Tính rất khôn, ở rừng núi, một con voi đực cặp bốn, năm chục voi cái; ưa uống rượu (?), thường lấy vòi xoi phên nhà của dân ở núi để uống, uống hết vò mà không say. Nếu hai con đi chung, được một vật gì, cũng chia đôi. Những đêm trăng, ưa ra sông tắm lội. Lúc trở về rừng, dân đuổi theo sau đánh trống, thanh-la inh ỏi, làm cho voi kinh sợ chạy bậy vào lối hẹp, sa lầy, không dậy được, bị dân đâm giết chết. Ngà voi có vân, sắc tươi sáng, những ngà chết, ngà rụng, không tốt. Người Lâm-Ấp hay giết voi, voi oán, dàn trận vây người, người sợ trèo lên cây, cởi áo treo ở cành, rồi chuyền qua cây khác chạy trốn, voi thấy áo treo, tưởng người, lấy vòi hút nước xối vào cây và lay cho cây đổ, không thấy người, giận chà nát áo rồi bỏ đi. Voi bệnh thì day đầu về hướng nam mà chết. Thịt voi thô, để cả da nấu mau chín, thịt gần nơi ngà và bàn chân khá ngon.

Một phần của tài liệu Việt Nam sử lược p1 (Trang 127 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)