PHẦN 5: TÍNH TOÁN KẾT CẤU KIM LOẠI CỦA CỔNG TRỤC 5.1 Phân tích chọn phương án thiết kế.
5.1.3.2. Phương án chọn liên kết giữa chân cổng trục với dầm chính.
L
Hình 5.1. Kết cấu kim loại cổng trục hai dầm dạng hộp
.
Hình 5.2. Kết cấu kim loại cổng trục hai dầm kiểu dàn .
l
Phương án 1:
Cổng trục có khẩu độ nhỏ thua hoặc bằng 25m có thể chế tạo cả hai chân cổng có liên kết cứng với dầm và như vậy để giảm thời gian chế tạo và lắp dựng cổng trục.Với phương án này,cổng trục thiết kế có kết cấu đơn giản, không gian hoạt động lớn, giá thành chế tạo cũng rẻ.
Phương án 2:( hình 5.4)
Cổng trục có chân cổng bên trái liên kết cứng với dầm còn chân cổng bên phải liên kết với dầm nhờ khớp xoay hình trụ ( nút A ) với trục xoay nằm trong mặt phẳng nằm ngang. Với sơ đồ này chân mềm có thể lắc quanh trục thẳng đứng tới 50 về cả hai phía và góc lắc cho phép được khống chế bởi khe hở giữa vỏ khớp phía dưới và phía trên. phương án này kết cấu cũng hơi phức tạp hơn so với phương án một nhưng chưa khắc phục được hết. Trong trường hợp này, khi cổng trục bị xô lệch do hai bên có tốc độ không đều nhau thì dầm cầu bị uốn trong mặt phẳng ngang.
Hình 5.3.Cổng trục có hai chân liên kết cứng. L
A
L
Phương án 3:( hình 5.5 )
Ở phương án này thì chân cứng bên trái liên kết với dầm bằng gối trượt ( nút B) cho phép dầm có thể xoay tương đối quanh vấu định thẳng đứng (nút C), chân mềm bên phải liên kết với dầm bằng khớp cầu ( nút D) cho phép xoay theo hướng bất kỳ. Do đó khi cổng trục bị xô lệch thì dầm cầu không bị uốn và hoàn toàn tránh được khả năng kẹt.
Qua việc phân tích kết cấu và theo khẩu độ của cổng trục cần thiết kế cũng như ưu nhược điểm của từng phương án nhận thấy phương án 1 là phù hợp với yêu cầu thiết kế hơn cả. Lúc này cổng trục cần thiết kế có:
- Khoảng cách giữa hai ray: L = 20 m. - Chiều dài công xôn mỗi bên: L1 = 5 m.