Phân tích chung.

Một phần của tài liệu Đồ án cơ khí thiết kế cổng trục lăn trọng tải 25t (Trang 58 - 59)

PHẦN 3: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CƠ CẤU DI CHUYỂN XE CON 3.1 Giới thiệu chung về cơ cấu di chuyển.

3.2.2. Phân tích chung.

Cơ cấu di chuyển xe được thiết kế gồm các bộ phận cơ bản sau:

+ Động cơ điện có hai loại động cơ điện một chiều và động cơ điện xoay chiều. Động cơ điện xoay chiều 3 pha được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp với công suất, tính bền cao, momen khởi động lớn, dễ đảo chiều. Bên cạnh đó ta có động cơ điện một chiều: là loại động cơ điện có khả năng điều chỉnh tốc độ trong phạm vi rộng, khi làm việc bảo đảm khởi động êm, hãm và đảo chiều dễ dàng, giá thành cao, khi lắp đặt cần thêm bộ chỉnh lưu khá phức tạp. Trên những ưu khuyết

điểm của hai loại động cơ điện xoay chiều và động cơ điện một chiều ta thấy được động cơ điện xoay chiều tuy tính chất thay đổi tốc độ không bằng động cơ điện một chiều nhưng với tính thông dụng, bền và kinh tế hơn thì những khuyết điểm của loại động cơ này vẫn chấp nhận được. Vậy khi thiết kế cơ cấu di chuyển của cổng trục này ta dùng động cơ điện xoay chiều ba pha là phù hợp.

+ Hộp giảm tốc: Sử dụng bộ truyền bánh răng trụ, bộ truyền bánh răng bôi trơn bằng ngâm dầu.

+ Bánh xe: được chế tạo bằng thép đúc 40, 55 hoặc trong một số trường hợp có thể dùng thép rèn, thép cán. Bề mặt lăn của bánh xe phải được gia công cơ khí với độ chính xác cao và nhiệt luyện đến độ cứng HB 300 – 400 nhưng phải nhỏ hơn độ cứng bề mặt làm việc của ray.

+ Phanh sử dụng trong cơ cấu di chuyển có nhiều loại như phanh má, phanh đĩa, phanh đai, phanh nón, phanh áp trục, phanh ly tâm. Để đảm bảo an toàn và thích hợp với hệ thống dẫn động điện độc lập ta sử dụng loai phanh thường đóng. Trong cơ cấu di chuyển hiện nay người ta thường dùng phanh đĩa vì sự làm việc chắc chắn và hiệu quả của nó.

Một phần của tài liệu Đồ án cơ khí thiết kế cổng trục lăn trọng tải 25t (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w