Tình hình nợ quá hạn

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với KTNQD tại Ngân hàng Công thương Ba đình.DOC (Trang 48 - 50)

Bất kỳ một ngân hàng nào khi cho vay cũng gặp phải những rủi ro, như việc thu chậm, khó thu hoặc không thu được vốn lẫn lãi. Những rủi ro đó đã gây rất nhiều tổn thất cho ngân hàng. Nợ quá hạn là một chỉ tiêu cơ bản để phản ánh rủi ro tín dụng mà các ngân hàng luôn phải đối mặt, nếu doanh số cho vay doanh số dư nợ gia tăng mà ngân hàng không thu đựoc nợ thì rõ ràng là việc cho vay đó không có chất lượng, cho vay được gọi là có chất lượng thì phải có tỷ lệ nợ quá hạn thấp.Để thấy rõ tỷ lệ nợ quá hạn, cũng như tổng số nợ quá hạn của khu vực KTNQD cần xem bảng số liệu sau.

Bảng7: Tình hình nợ quá hạn của chi nhánh năm 2003,2004,2005

Chỉ tiêu 2003 2004 2005 tỷ đồng Tỷ trọng tỷ đồng Tỷ trọng tỷ đồng Tỷ trọng KTNQD 13 19,4% 16 20,51% 5,5 27,5% KTQD 54 80,59% 62 79,48% 14,4 72,5% Tổng số nợ quá hạn 67 100% 78 100% 20 100%

Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh năm 2003, 2004, 2005

Nợ quá hạn đến cuối tháng 9/2005 lên tới 178 tỷ, số tiền trích của chi nhánh dự phòng rủi ro lên tới 112 triệu đồng, nhưng đến ngày 31/12/2005 sau khi xử lý rủi ro, thì nợ quá hạn và nợ ra hạn chỉ còn 65 tỷ, trong đó nợ quá hạn là 20 tỷ ta thấy nợ quá hạn và nợ ra hạn ngày càng giảm xuống.

Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng số nợ quá hạn là rất nhỏ: Nợ quá hạn năm 2003 của khu vực KTNQD là 13 tỷ đồng chiếm 19,4% tổng nợ quá hạn,.năm 2004 nợ quá hạn là 16 tỷ đồng chiếm 20,51% tổng nợ quá hạn,năm 2005 nợ quá hạn chỉ còn 5,5 tỷ đồng chiếm 27,5%.

Biểu đồ: Tình hình nợ quá hạn phân theo thành phần kinh tế của chi nhánh năm 2003,2004,2005

0 10 20 30 40 50 60 70 2003 2004 2005 NQH KT ngoài quốc doanh (tỷ đồng) NQH KT quốc doanh (tỷ đồng)

Ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn của khu vực KTNQD dần đã giảm xuống đồng thời cũng cho thấy chất lượng tín dụng của chi nhánh ngày càng được cải thiện. Nhưng trên thực tế cũng có không ít những khoản nợ khó đòi đã quá hạn và cũng khó có khả năng thu hồi được.

Ngoài các chỉ tiêu trên còn có một số các chỉ tiêu để đánh giá chất lượng tín dung khác như chỉ tiêu quay vòng vốn tín dụng , chỉ tiêu nay đánh giá khả năng quản lý vốn tín dụng và chất lượng tín dụng, nếu chỉ tiêu quay vòng vốn càng cao thì khả năng sử dụng vốn có hiêu quả cao

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với KTNQD tại Ngân hàng Công thương Ba đình.DOC (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w