Trong những năm gần đây nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt, không chỉ những nghành kinh doanh đơn thuần cạnh tranh với nhau để thu hút thêm khách hàng về phía doanh nghiệp, mà một doanh nghiệp như ngân hàng cũng không hề nằm ngoài quy luật đó.Ngân hàng Công thương Ba đình với mục tiêu tăng cường tín dụng, đảm bảo yêu cầu về mặt chất lượng tín dụng, lấy chất lượng làm trọng và phù hợp với cơ chế quản lý, giám sát của ngân hàng “Đã mở rộng cho vay đối với nhiều thị trường khác nhau trong đó có một thị trường thực sự có tiềm năng đó là kinh tế ngoài quốc doanh”
Do nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp ngày càng nhiều, hoạt động cho vay của chi nhánh được mở rộng. Doanh số cho vay đối với khu vực KTNQD ngày càng có xu hướng tăng lên, điều đó được thể hiên qua bảng sau:
bảng 4a: Doanh số cho vay(VNĐ)của chi nhánh qua các năm 2003, 2004,2005 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 tỷ đồng Tỷ trọng tỷ đồng Tỷ trọng tỷ đồng Tỷ trọng KTQD 200 29.89% 212 14.8% 233 15.76% KTNQD 757 79.1% 1.220 85,19% 1.245 84.23% Tổng doanh số cho vay 957 100% 1.432 100% 1.478 100%
Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh năm,2003,2004,2005
Bảng 4b: Doanh số cho vay(USD)của chi nhánh qua các năm 2003, 2004,2005 Đơn vị: USD Chỉ tiêu 2003 2004 2005 USD Tỷ trọng USD Tỷ trọng USD Tỷ trọng KTQD 3.356.200 72.95% 3.356.641 57.26% 3.375.461 57.26% KTNQD 1.244.600 27.05% 2.412.657 41.82% 2.519.178 42.74% Tổng doanh số cho vay 54.600.800 100% 5.769.298 100% 5.894.639 100%
Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh năm 2003, 2004, 2005
Nhìn vào số liệu của 3 năm gần đây cho thấy cơ cấu cho thấy cơ cấu của chi nhánh vẫn tập trung vào các doanh nghiệp quốc doanh, cụ thể năm 2003 doanh số cho vay của doanh nghiệp quốc doanh chiếm 20,89% ( VND) và 72,95% ( USD), năm 2004 chiếm 14,82%(VNĐ) và 58,18% (USD), năm 2005 chiếm 15,76% (VNĐ) và 57,26%(USD). Bên cạnh việc cho vay đối với kinh tê n nhà nước thì chi nhánh cũng cố gắng cho các thành phần KTNQD vay
Năm 2004 cơ cấu tín dụng đã dần thay đổi không tập trung vốn cho vay vào một số doanh nghiệp lớn mà còn dàn trải ra các thành phần kinh tế ngoài các doanh nghiệp truyền thống chi nhánh đã chú trọng đầu tư cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp tư nhân, tiêu biểu là công ty TNHH thương mại và xây dựng Sơn lâm Dư nợ 4,5 triệu đồng
Năm 2005 tỷ lệ cho vay KTNQD tăng lên, nhiều doanh nghiệp được tiếp cận với nguồn vốn của Ngân hàng, trong năm này có khoảng hơn 100 khách hàng mới đến vay vốn ngắn hạn để phát triển kinh doanh mở rộng sản xuất.
Cùng với việc mở rộng số lượng các DNNQD, chính sách tín dụng đối với thành phần kinh tế này ngày càng có nhiều ưu đãi hơn, cho vay ngắn ạn là hợt động chủ yếu chủ yếu của chi nhánh để biết được doanh số cho vay phân theo thời hạn thông qua bảng sau
Bảng 5a: Doanh số cho vay(VNĐ) KTNQD phân theo thời hạn của chi nhánh năm 2003,2004,2005 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 tỷ đồng Tỷ trọng tỷ đồng Tỷ trọng tỷ đồng Tỷ trọng Ngắn hạn 730 96,43% 1100 90,16% 1121 90,04% Trung và dài hạn 27 3,57% 120 9,83% 124 9,95% Tổng doanh số cho vay 757 100% 1.220 100% 1.245 100%
Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh năm 2003,2004,2005
Bảng 5b: Doanh số cho vay( USD) KTNQD phân theo thời hạn của chi nhánh qua các năm2003, 2004, 2005 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 USD Tỷ trọng USD Tỷ trọng USD Tỷ trọng Ngắn hạn 1.100.345 88,4% 2.124.134 88,05% 2.124.112 84,32%
Trung và dài
hạn 144.255 11,59% 288.523 11,95% 395.066 15,68%
Tổng doanh
số cho vay 1.244.600 100% 2.412.657 100% 2.519.178 100%
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh năm 2003,2004,2005
Theo bảng trên ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn qua các năm có xu hướng tăng dần cụ thế năm 2003 doanh số cho vay ngắn hạn là 730 tỷ đồng chiếm 96,43% ngoài ra còn cho vay bằng đồng ngoại tệ với số tiền là 1.100.120 USD, cho vay trung và dài hạn đat 27 tỷ đồng chiếm 3,56 %. Trong năm 2005 doanh số cho vay ngắn hạn ngày càng tăng hơn so vơi các năm trước cụ thể cho vay ngăn hạn là 1.121tỷ đồng chiếm 90% và cho vay bằng đồng ngoại tệ lại giảm so với năm 2004 chiếm 84,32%. Để có thế thấy được cơ cấu cho vay đối với KTNQD phân theo thời hạn thông qua biểu đồ sau:
Biểu đồ: Doanh số cho vay VND theo thời hạn của chi nhánh năm 2003,2004,2005 0 200 400 600 800 1000 1200 2003 2004 2005
Doanh số cho vay ngắn hạn (tỷ đồng)
Doanh số cho vay trung dài hạn (tỷ đồng)
Biểu đồ: Doanh số cho vay USD theo thời hạn của chi nhánh năm 2003,2004,2005
0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 2003 2004 2005
Doanh số cho vay ngắn hạn (USD)
Doanh số cho vay trung dài hạn (USD)
Qua biểu trên ta thấy Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn qua các năm tăng dần, nhưng doanh số cho vay ngắn hạn lại lớn hơn rất nhiều so với cho vay trung và dài hạn, bởi nếu cho vay trung và dài hạn thì cần tài sản đảm bảo lớn nhưng đa số khách hàng khu vực KTNQD hầu hết là các doanh nghiệp hoạt động với quy mô nhỏ nên nhu cầu vay vốn của họ không lớn, ngoài ra khu vực này cũng chưa tạo được lòng tin cho ngân hàng, đây cũng là một trở ngại lớn đối với các doanh nghiệp trong việc mở rộng sản xuất kinh doanh.