Biện pháp trừng phạt của Mỹ và ảnh hưởng của chúng đến hoạt động kinh doanh của

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN KINH DOANH QUỐC TẾ ẢNH HƯỞNG CỦA CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ TRUNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TẬP ĐOÀN HUAWEI TẠI THỊ TRƯỜNG MỸ (Trang 28 - 37)

B. NỘI DUNG

2.3.2 Biện pháp trừng phạt của Mỹ và ảnh hưởng của chúng đến hoạt động kinh doanh của

kinh doanh của Huawei tại thị trường Mỹ

Trước khi cựu Tổng thống Donald Trump chính thức áp dụng quy định cụ thể để hạn chế hoạt động của tập đoàn Huawei, các nhà lập pháp Mỹ đã đưa ra luật mới nhằm thắt chặt quy định đối với các công ty viễn thông Trung Quốc. Luật này được biết dưới tên gọi "Đạo luật thực thi lệnh từ chối viễn thông" do một nhóm các nhà lập pháp lưỡng đảng bao gồm Thượng nghị sĩ Tom Cotton ở bang Arkansas, Thượng nghị sĩ Chris Van Hollen của bang Maryland, hai nghị sĩ Mike Gallagher và Ruben Gallego xây dựng nhằm mục đích ngăn chặn các hình phạt được rút cho đến khi các công ty viễn thông, công nghệ của Trung Quốc bị nghi vấn, thể hiện sự tuân thủ chặt chẽ các

quy tắc của Mỹ và hợp tác với các cuộc điều tra của Mỹ trong khoảng thời gian một năm.

Đạo luật này cũng cấm bán các công ty bộ phận của tập đoàn viễn thông hay công nghệ lớn nào của Mỹ cho bất kỳ tập đoàn viễn thông hay công nghệ nào của Trung Quốc nếu tập đoàn đó bị xác nhận vi phạm luật pháp hoặc lệnh trừng phạt xuất khẩu của Mỹ. Năm 2018, Mỹ đã áp đặt lệnh cấm này đối với ZTE (ZTCOF) - một công ty công nghệ của Trung Quốc nhưng là đối thủ nhỏ hơn của Huawei. Lệnh cấm được áp đặt vài tháng và sau đó được dỡ bỏ khi Tổng thống Donald Trump can thiệp. Ông Donald Trump đã mô tả động thái này là "một ân huệ" đối với nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình.

Sau những cáo buộc từ phía chính phủ Mỹ, các nhà điều hành Huawei vẫn liên tục bác bỏ thông tin rằng tập đoàn thuộc kiểm soát của Chính phủ Trung Quốc và Huawei có liên quan đến hành vi gián điệp. Nhà sáng lập Huawei Nhiệm Chính Phi đồng thời phủ nhận cáo buộc từ chính quyền và các cơ quan tình báo Mỹ rằng Bắc Kinh có thể sử dụng thiết bị Huawei để rình mò người Mỹ. Mặc cho những phủ nhận cáo buộc từ phía Huawei, chính phủ Mỹ vẫn kiên quyết với lập luận của mình và liên tục đưa ra các biện pháp trừng phạt hướng trực tiếp vào Huawei, gây ra những ảnh hưởng nặng nề tới hoạt động kinh doanh của tập đoàn này, đặc biệt là ở thị trường Mỹ. Cụ thể, hai biện pháp trừng phạt chính bao gồm Lệnh cấm vận ban hành tháng 5/2019 và Lệnh trừng phạt bổ sung tháng 8/2020.

a. Lệnh cấm vận 5/2019:

Giữa tháng 5/2019, Huawei cùng gần 70 công ty con bị Bộ thương mại Hoa Kỳ bổ sung vào danh sách đen thương mại, cấm các công ty Mỹ làm ăn với đối tác Trung Quốc vì cho rằng Huawei là mối đe dọa đối với nền an ninh quốc gia của Mỹ. Lệnh cấm vận đã hạn chế khả năng mua phần cứng, phần mềm và các dịch vụ từ các nhà cung cấp công nghệ cao của Mỹ nếu không có sự chấp thuận từ chính phủ Hoa Kỳ.

Lệnh cấm đã khiến nhiều công ty công nghệ lớn phải tuyên bố dừng hợp tác với Huawei, điển hình như Google và hãng thiết kế chip ARM là hai đối tác quan trọng hàng đầu của Huawei.

Hệ điều hành Android của Google:

Không lâu sau khi Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh cấm tất cả nhà mạng viễn thông Mỹ sử dụng thiết bị của Huawei, Google đã chính thức rút giấy phép hợp tác và sử dụng Android của Huawei. Theo Google, có khoảng 2,5 tỷ thiết bị Android trên toàn

thế giới và Huawei là một trong số những tập đoàn có số lượng máy Android nhiều nhất.

Điều đó có nghĩa việc buộc phải dừng hợp tác với Google đã tác động vô cùng tiêu cực đến vào thương hiệu điện thoại này của Trung Quốc. Giấy phép hợp tác và sử dụng Android bị rút, có nghĩa là Huawei sẽ không nhận được chuyển giao phần mềm, cứng và hỗ trợ về mặt công nghệ từ Google nữa. Có thể hiểu đơn giản là các mẫu smartphone tương lai của Huawei sẽ không được Google hỗ trợ cập nhật phần mềm Android, hãng công nghệ của Trung Quốc sẽ phải tự mình phát triển. Đồng thời, các mẫu smartphone của Huawei đang bán trên thị trường quốc tế sẽ không thể truy cập được vào dịch vụ Google Play, Chrome, YouTube hoặc Gmail…

Có thể nói rằng, ảnh hưởng nặng nề nhất của lệnh cấm vận từ chính phủ Mỹ là Huawei không được tiếp tục sử dụng hệ điều hành Android của Google. Tại Trung Quốc, đây không phải vấn đề lớn với Huawei bởi các dịch vụ của Google vốn vẫn bị cấm ở nước này. Tuy nhiên, trên các thị trường quốc tế, các dịch vụ của Google là nhân tố đóng góp quan trọng trong tăng trưởng của Huawei bởi sự quen thuộc với người dùng.

Chip bán dẫn của ARM:

ARM có vai trò rất quan trọng đối với bên trong mỗi con chip di động. Tại thời điểm lệnh cấm vận Huawei đã tự sản xuất chip riêng mang tên gọi HiSilicon Kirin nhưng nó cũng được phát triển từ kiến trúc ARM. Vì vậy, để có thể thiết kế và sản xuất được chip thì Huawei vẫn cần đến ARM và bản quyền sử dụng các tập lệnh.

Và việc ARM ngừng hợp tác sẽ khiến cho Huawei phải sử dụng một kiến trúc chip hoàn toàn khác trên những smartphone bán ra thị trường quốc tế của mình. Khi đó, Huawei sẽ tự phát triển một con chip riêng không vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ của tất cả các hãng như ARM, Qualcomm hay Intel. Điều này sẽ khiến hãng tốn hàng chục tỷ USD. Cho dù Huawei tiếp tục sử dụng các tài sản trí tuệ đang sử dụng thì hãng vẫn không được tiếp cận các thiết kế, công nghệ mới của ARM. Điều này sẽ khiến Huawei thụt lùi so với những hãng khác.

b. Lệnh trừng phạt bổ sung 08/2020:

Vào ngày 17/08/2020, Bộ Thương mại Mỹ đã công bố lệnh trừng phạt bổ sung với Huawei, nối tiếp lệnh cấm sản xuất, nhập chip bán dẫn do Huawei thiết kế hồi tháng 5/2020 nhằm ngăn chặn công ty Trung Quốc tránh né cấm vận bằng cách ủy thác cho công ty TSCM của Đài Loan sản xuất và cung cấp chip bán dẫn. Biện pháp trừng

phạt bổ sung này có nội dung cấm các doanh nghiệp cung cấp chip bán dẫn được sản xuất

bằng trang thiết bị, công nghệ, thiết kế của Mỹ cho Huawei khi chưa được chính phủ Mỹ phê chuẩn.

Thực tế, trên thị trường chip bán dẫn, hầu như không có lĩnh vực nào là không sử dụng tới công nghệ của Mỹ, từ thiết kế, phần mềm, tới trang thiết bị sản xuất. Do vậy, đối tượng của lệnh cấm này có thể coi là toàn bộ mặt hàng chip bán dẫn. Theo đó, các hãng sản xuất chip bán dẫn từ nước ngoài cũng sẽ không thể cung cấp mọi chủng loại chip bán dẫn cho Huawei nếu không được Chính phủ Mỹ cho phép. Tất nhiên, các doanh nghiệp có thể phớt lờ lệnh cấm này, vẫn cung cấp chip bán dẫn cho Huawei. Song xét tới sự chi phối và tầm ảnh hưởng của Mỹ thì trên thực tế, việc đi ngược lại lệnh cấm đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đó tự rút khỏi thị trường bán dẫn toàn cầu.

Các động thái của Bộ Thương mại Mỹ sẽ mở rộng các biện pháp hạn chế được công bố vào tháng 5/2019 nhằm ngăn chặn Huawei mua chất bán dẫn mà không có giấy phép đặc biệt - bao gồm cả các chip do những hãng nước ngoài sản xuất, được phát triển và sản xuất với công nghệ và phần mềm của Mỹ.

Ngoài ra, chính quyền Mỹ cũng sẽ bổ sung 38 chi nhánh của Huawei ở 21 nước vào "danh sách đen" về kinh tế của nước này, nâng con số này lên 152 chi nhánh, kể từ khi Huawei bị đưa vào "danh sách đen" vào tháng 5/2019.

c. Ảnh hưởng từ các biện pháp trừng phạt của Mỹ đến hoạt động kinh doanh của Huawei tại thị trường Mỹ

Theo ông Nhậm Chính Phi - nhà sáng lập tập đoàn Huawei, tập đoàn này có thể sẽ thiệt hại tới 30 tỷ USD trong vòng 2 năm và kìm hãm tăng trưởng của Huawei trong bối cảnh công ty bị chính phủ Mỹ cấm tiếp cận với các công nghệ quan trọng của Hoa Kỳ. Huawei không thể mua linh kiện hay hợp tác với bất cứ công ty công nghệ nào của Mỹ, không thể tham gia vào nhiều tổ chức quốc tế, cũng như không thể hợp tác chặt chẽ với nhiều trường đại học ở Mỹ như trước. Có thể nói Huawei đã phải dừng lại gần như toàn bộ hoạt động kinh doanh mảng công nghệ viễn thông tại Mỹ. Thay vào đó, tập đoàn này tập trung phát triển lĩnh vực công nghệ trong nước và các thị trường ít bị ảnh hưởng bởi các biện pháp trừng phạt từ phía chính phủ Mỹ.

Đồng thời, Huawei sau sự kiện cấm vận kể trên vẫn luôn tìm giải pháp để phục hồi những tổn thất và khó khăn. Chính quyền của Tổng thống Joe Biden được cho là sẽ tiếp nối lập trường cứng rắn với Huawei từ cựu Tổng thống Donald Trump, không cấp

phép xuất khẩu chip cho Huawei dùng trong mạng 5G. Bởi vậy, nhà sáng lập Huawei Nhậm

Chính Phi đã định hướng công ty đẩy mạnh việc thu hút khách hàng doanh nghiệp trong những lĩnh vực vốn không phải là chủ đạo của công ty như giao thông, sản xuất, nông nghiệp… Không còn là sản xuất smartphone đứng số 1 thế giới về doanh số, nhưng Huawei đang là nhà cung cấp đi đầu về bộ biến tần. Công ty với 190.000 nhân viên trên toàn cầu này cũng đang phát triển mảng dịch vụ đám mây và phân tích dữ liệu.

Dù từng là nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế giới, Huawei hiện đứng thứ 6, với 4% thị phần trong quý đầu tiên năm 2021 sau một loạt biện pháp trừng phạt của Mỹ. Sức ép từ các biện pháp trừng phạt khiến mảng thiết bị tiêu dùng - bộ phận chủ lực về doanh thu và lợi nhuận của Huawei - giảm đáng kể. Doanh thu của Huawei trong quý 1/2021 giảm 16,5% so với cùng kỳ xuống 152,2 tỷ nhân dân tệ tức khoảng 23,5 tỷ USD, đây là quý giảm thứ hai của Huawei. Trước đó, doanh thu quý 4/2020 giảm 11,2%. Vào tháng 11/2020, công ty đã bán bộ phận sản xuất điện thoại thông minh giá rẻ có tên Honor. Tuy doanh thu giảm nhưng Huawei công bố lợi nhuận ròng tăng 3,8 điểm phần trăm lên 11,1%.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CỦA HUAWEI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN KINH DOANH QUỐC TẾ ẢNH HƯỞNG CỦA CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ TRUNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TẬP ĐOÀN HUAWEI TẠI THỊ TRƯỜNG MỸ (Trang 28 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w