B. NỘI DUNG
3.2 Huawei sau lệnh cấm và bài học rút ra
Nhóm 1
Kinh doanh quốc tế
Vào đầu tháng 06/2021, Huawei đã chính thức ra mắt hệ điều hành Harmony (Harmony OS) dành cho điện thoại thông minh. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng thách thức lớn nhất trước mắt của Huawei là ứng dụng phần mềm, với việc hãng phải
Nhóm 1
Kinh doanh quốc tế
thuyết phục được các nhà phát hành phần mềm lập trình lại ứng dụng và các nội dung khác của hãng để hoạt động được trên hệ điều hành Harmony OS, qua đó người tiêu dùng sẽ tiếp tục mua điện thoại Huawei. Đây có thể là giải pháp tạm thời cho Huawei nhưng số lượng ứng dụng trên nền tảng mới này là quá ít nếu so với hơn 3 triệu ứng dụng trên GMS, Huawei đã đi theo định hướng phát triển chất lượng của mỗi ứng dụng hơn là số lượng để giải quyết bài toán cho người dùng quốc tế. Ngoài ra, nhà sáng lập Huawei – ông Nhậm Chính Phi kêu gọi đội ngũ nhân viên của ông hãy can đảm dấn thân vào lĩnh vực phần mềm khi Huawei đang gặp rất nhiều khó khăn trong các mảng phát triển thiết bị viễn thông phần cứng vì các lệnh trừng phạt của Mỹ. Bên cạnh đó, Huawei cũng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn để giành được một phần đáng kể về thị phần hệ điều hành thiết bị di động trên toàn cầu.
Sau sự kiện cấm vận, nhà sáng lập Huawei - Nhậm Chính Phi đã định hướng công ty đẩy mạnh việc thu hút khách hàng doanh nghiệp trong những lĩnh vực vốn không phải là chủ đạo của công ty như giao thông, sản xuất, nông nghiệp… Và 8/2021, Mỹ đã chấp thuận cho các nhà cung cấp bán chip ô tô cho Huawei, nhưng chỉ giới hạn ở một số bộ phận trên xe như màn hình và cảm biến. Chip dùng cho xe hơi thường được coi là ít phức tạp nên dễ được cấp phép hơn. Đơn xin cấp phép được phê duyệt sẽ tạo điều kiện cho Huawei chuyển hướng kinh doanh sang các mặt hàng ít bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt thương mại của Mỹ.
⇒ Về hướng giải quyết khó khăn nội bộ, Huawei đã có lối đi đúng đắn hơn. Huawei không để khó khăn về chính trị - pháp lý tác động đến sức mạnh nội lực của mình. Huawei tìm mọi cách để giữ chân nhân viên và truyền động lực cho họ, giúp họ làm việc chăm chỉ hơn để vực dậy sau cơn bão. Huawei đã mạo hiểm hơn, cố gắng tự đi trên đôi chân của chính mình. Đây không chỉ là thử nghiệm mà còn là sự tồn vong của cả tập đoàn vậy nên những nhà lãnh đạo đã có lựa chọn khó khăn nhưng là duy nhất trong tình cảnh này. Từ việc này bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp khác là: Cần phải có một nhà lãnh đạo giỏi để vận hành tốt doanh nghiệp và có tầm nhìn xa trông rộng cũng như ứng biến tình huống hợp lí. Doanh nghiệp phải luôn năng động, sáng tạo, liên tục đổi mới, có phương án dự phòng cho mọi trường hợp có thể xảy ra. Doanh nghiệp phải có chính sách giữ chân nhân tài, đặc biệt lúc khó khăn và ưu tiên chất lượng hơn số lượng. Nhất là luôn chú trọng đến bộ phận R&D của doanh nghiệp.